Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ vì quyền lợi của mỗi quốc gia

01/11/2010
Nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ là một trong những chủ đề được các đại biểu tập trung bàn thảo tại Đại hội đồng liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN lần thứ 14 (gọi tắt là ACWO). Có thể nói, việc dành thời gian thảo luận về chủ đề này ngay trong ngày khai mạc đầu tiên của Đại hội đồng đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề.

Dưới sự chủ toạ của bà Hjh Kertini, thư ký danh dự, Hội đồng phụ nữ Brunei, các diễn giả đến từ Singapore, Việt Nam, Philipin, Trung Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm của mỗi nước về vấn đề này.

Dẫn lời Tạp chíThe Economist “Hãy quên đi Trung quốc, Ấn Độ và Internet, chính phụ nữ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” (số ra ngày 15/4/2006), bà Laura Hwang, chủ tịch Hội đồng các tổ chức phụ nữ Singapore đã khẳng định “Tài sản quan trọng của các công ty và quốc gia chính là kỹ năng và tài năng đến từ nguồn lao động nữ. Với vai trò là nhà lãnh đạo, nhà quản lý và chủ lao động, phụ nữ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế toàn cầu”. Bà Laura Hwang đưa ra 2 ví dụ điển hình, đó là SingaporeRwanda. Đối với Singapore, một đảo quốc không có nhiều tài nguyên thì một trong số những kinh nghiệm để phát triển đất nước là trọng dụng nhân tài, mà nhân tài chỉ có thể có được thông qua giáo dục cho cả nam và nữ. Ở Singapore, ngày càng có nhiều phụ nữ nắm giữ vị trí lãnh đạo và tham gia vào quá trình hoạch định chính sách. Việc bổ nhiệm phụ nữ làm giám đốc điều hành (CEOs) không còn xa lạ ở Singapore.Hiện nay, chính phụ nữ đang điều hành các tập đoàn lớn như Singtel Group, SMRT Corporation Ltd và Temasek Holdings.

Sự tham gia của phụ nữ trong chính trị cũng được coi là một biện pháp đánh giá quyền năng của phụ nữ trong xã hội. Đất nước có tỷ lệ phụ nữ tham gia quốc hội cao nhất thế giới là Rwanda. Từ năm 2008, phụ nữ chiếm 56% quốc hội nước này. Nhờ có tỷ lệ nữ giới tham gia chính trường cao như vậy, đời sống của phụ nữ ở Rwanda đã được cải thiện đáng kể. Số vụ cưỡng bức và bạo lực gia đình đã giảm xuống, ngày càng có nhiều em gái được đi học và phụ nữ được thừa kế tài sản từ người chồng và cha....

Bà cũng khẳng định Việt Nam là nước có tỷ lệ nữ giới tham gia quốc hộicao nhất trong số các nước SEAN, tiếp đó là Lào và Singapore.

Đại diện cho Việt Nam, Phó chủ tịch thường trực Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Kim Thuý đã đăng đàn phát biểu với tiêu đề “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong và sau khủng hoảng kinh tế quốc tế”, trong đó nêu một số bài học của Việt Nam và của Hội LHPN Việt Namtrong việc nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ như cung cấp thông tin, huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội và cộng đồng để hỗ trợ doanh nhân nữ, thực hiện các giải pháp đồng bộ nâng cao năng lực cho lao động nữ, huy động cả xã hội tham gia vào việc hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, những thách thức đặt ra hiện nay...đồng thời đưa ra một số khuyến nghị với Chính phủ các nước ASEAN, đối với Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN.

Tăng quyền năng kinh tế của phụ nữ thường được hiểu là các hỗ trợ giúp phụ nữ thoát nghèo, tạo cơ hội và khả năng tiếp cận cũng như đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người về chăm sóc sức khoẻ, học hành, ăn, mặc, ở,và có cơ hội được tự chủ về kinh tế ngang với mức của nam giới. Việc tạo quyền năng kinh tế góp phần cải thiện vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Bà Hwang cũng trích dẫn báo cáo thống kê lần 3 về sự tiến bộ của phụ nữ ASEAN cho thấy ở các cấp học trên tiểu học, không phải nước nào cũng đạt được tiêu chuẩn bình đẳng giới, tỷ lệ nữ tham gia lao động ở phần lớn các nước trong khu vực cũng thấp hơn nam giới, thu nhập của nữ chỉ bằng 70-80% thu nhập của nam giới dù công việc như nhau...

Có thể nhận thấy, thông điệp chung mà Hội thảo đưa ra, đó là phụ nữ chiếm hơn một nửa ASEAN, đã và đang có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế của khu vực nói riêng cũng như của thế giới nói chung. Tuy phụ nữ các nước trong khu vực đã đạt được nhiều bước tiến trong cải thiện vị thế của họ trong xã hộinhưng chênh lệch giới vẫn tồn tại, phụ nữ vẫn bị kỳ thị, vẫn gặp nhiều khó khăn trong đời sống xã hội, chưa được bình đẳng về mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế.

Để nâng cao quyền năng kinh tế, phụ nữ cần được đào tạo, có môi trường làm việc thân thiện và có tiếng nói trong đời sống chính trị.

Cải thiện quyền năng kinh tế của phụ nữ không chỉ là quyền lợi của phụ nữ mà còn vì quyền lợi của mỗi quốc gia trong khu vực.

Minh Thư

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video