Nghệ An với 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia và Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ phụ nữ

06/11/2010
hoạt động Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) đã góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân nhất là đối với chị em phụ nữ trên nhiều vùng miền, trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế đạt nhiều thành tựu lớn với những bước chuyển biến tích cực. 10 năm qua, 1 chặng đường khá dài để Ban VSTBPN kiện toàn về mặt tổ chức. Với 41 sở, ban, ngành; 20/20 huyện, thành, thị và 479/479 xã, phường, thị trấn, theo Quyết định 1855/QĐ-TTg được kiện toàn và đi vào hoạt động nề nếp. Bộ máy VSTBPN đã thực sự phát huy có hiểu quả, xây dựng và triển khai kế hoạch hành động theo sự hướng dẫn của Ủy ban quốc gia, từ đó cụ thể hóa các chương trình triển khai trong phạm vi của ngành, đơn vị. Thông qua ổn định và hoàn thiện về hệ thống tổ chức bộ máy nên đã xây dựng được chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể và đề ra các biện pháp tổ chức thực hiện có nề nếp và bài bản, huy động được nhiều nguồn lực xã hội quan tâm và thực hiện.

Nhân tố con người luôn đóng vai trò quyết định, hàng năm, các sở, ban, ngành đều tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức giới, lồng ghép giới và nghiệp vụ của Ban VSTBPN cho các thành viên và lãnh đạo cơ sở, đưa yếu tố giới vào lĩnh vực công tác chuyên môn. Từ năm 2001-2010, toàn tỉnh đã mở được hơn 4.780 tập huấn về lồng ghép giới, nghiệp vụ hoạt động VSTBPN cho hơn 486.460 lượt người. Tiêu biểu có các đơn vị như: Viện KSND tỉnh, sở Y tế, sở Giáo Dục và Đào tạo, Liên đoàn lao động tỉnh, Hưng Nguyên, Con Cuông...Để công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu chất lượng những năm qua Ban VSTBPN tỉnh đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền dưới nhiều hình thức như: tổ chức các chiến dịch truyền thông về giới, thành lập các CLB thi tìm hiểu bằng hình thức sân khấu hóa, hái hoa dân chủ, tổ chức gặp mặt cán bộ nữ mà tiêu biểu nhất là các đơn vị như: Thị xã Cửa lò, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Quỳ Hợp....Điểm mới của giai đoạn 2006-2010, Ban phối hợp với Báo Nghệ An xây dựng chuyên trang hoạt động VSTBPN thu hút được cộng tác viên ở các ngành, các cấp có nhiều tin, bài có nội dung tuyên truyền chất lượng. Ngoài ra phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh xây dựng chuyên mục Phụ nữ và cuộc sống phát sóng trên kênh NTV; Đầu tư xây dựng chuyên trang BĐG trên Wesite của Sở LĐTBXH; phát hành tập san Phụ nữ và Phát triển...Để từ đó làm thay đổi nhận thức về giới của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành đạt được những kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực.

Để đạt được quyền BĐG của phụ nữ trong lĩnh vực lao động và việc làm tuy còn gặpnhiều khó khăn như số chị em phải làm việc trong môi trường lao động độc hại, nặng nhọc, chất lượng lao động còn thấp... trong nhiều năm qua UBND tỉnh đã có nhiều chính sách phù hợp tạo cơ hội cho chị em tham gia lao động. Thông qua các chương trình đầu tư phát triển kinh tế xã hội, phát triển mạnh mạng lưới cơ sở dạy nghề tăng 11-12% hàng năm. Ngoài ra còn áp dụng thêm nhiều hình thức như xuất khẩu lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm; cho phụ nữ vay vốn để phát triển kinh tế; giải quyết việc làm xóa đói giảm nghèo.....vượt được những chỉ tiêu đề ra. Trung bình mỗi năm giải quyêt việc làm cho 3,1-3,3 vạn lao đông trong đó nữ chiếm 56%, 77% tỷ lệ chị em ơ khu vực nông thôn sự dụng thời gian lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho lao động nữ ở khu vực thành thị năm 2010 xuống 5,6%. Tăng tỷ lao độngnữ được đào tạo lên 35% trong đó đào tạo nghề lên 25%. Trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, với phương châm xã hội hóa giáo dục, nhiều chính sách chogiáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đã tạo nhiều điềukiện thuận lợi cho nhân dân nhất là lao động nữ ở nông thân được học tập, nâng cao hiểu biết tiếp thu khoa học công nghệ. Tình trạng học sinh nữ bỏ học giảm nhiều so với các năm học trước, tỷ nệ nữ cán bộ được cử đi học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chiếm tỷ lệ cao. Đội ngũ cán bộ nữ tham gia quản lý lãnh đạo toàn tỉnh ngày càng tăng về số lượng, và cả chất lượng. Đến năm 2010 tỷ lệ phụ nữ dưới 40 tuổi biết chứ là 99,3%, tỷ lệ phụ nữ người dân tộc thiểu số biết chứ ngày càng nâng lên, tiêu biểu ơ các huyện như Kỳ Sơn, Quế Phong, Con Quông, Anh Sơn. 1.182 nữ có trình độ trên đại học, 96,4% trẻ em gái từ 11-14 tuổi tốt ngiệp chương trình tiểu học và được vào học lớp 6. Số học sinh nữ dân tộc thiểu số trong các trường phổ thông ngày càng tăng đạt tỷ lệ 47,95 đối với bậc tiểu học, 49% ở cấp THCS, 54% cấp THPT.

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em là một trong những mục tiêu quan trọng của công tác VSTBPN. Cùng với sự lớn mạnh của KHKT trong ngành y tế, các trang thiết bị được tăng cường, các đề án y đức, đào tạo nguồn nhân lực cho ngànhy tế đang được triển khain chỉ đạo có hiệu quả. Đến năm 2010, tuổi thọ bình quân của phụ nữ 72,5 tuổi, tỷ lệ chị em có thai được khám 3 lần đạt 90,5%, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản....Công tác cán bộ nữ trong thời gian qua đã được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm, nhiều chị em ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Nhiều gương điển hình phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà ngày càng tăng. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2006-2010, tỉnh đảng bộ chiếm 10,17%, huyện đảng bộ 15,02%, đảng bộ xã 14,1%, tỷ lệ nữ trong đoàn Quốc hội của tỉnh khoá XII đạt 20%. 11 đơn vị, sở, ban, ngành có cán bộ nữ tham gia Ban lãnh đạo, giảm 305 tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em trên phạm vi toàn tỉnh. Để đạt được những mục tiêu trên, 10 năm qua từ tỉnh đến các địa phương đã kiện toàn bộ máy kịp thời theo hướng thay đổi từ TW với nhiều cán bộ phụ trách hoạt động tận tâm với công việc, 100% cán bộ hoạt động trong lĩnh vực VSTBPN các cấp, các ngành được tập huấn kỹ năng hoạt động, bồi dưỡng nâng cao nhận thức vềgiới và bình đảng giới ( Đạt 100% kế hoach đề ra).

Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong từng mục tiêu đề ra, kết quả thực hiện BĐG chưa đồng đều giữa các vùng đặc biệt là bất bình đẳng giới đang tồn tại khá rõ nét ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Song công tác BĐG và VSTBPN giai đoạn 2011-2015 và tính đến năm 2020 đang đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ củ thể như:tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Đảm bảo sự tham gia bình đẳng của phụ nữ và nam giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế,v.v... nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ từng bước xóa bỏ bạo lực nâng cao năng lực quản lý về bình đảng giới. Với những mục tiêu nhiệm vụ quan trọng đó đòi hỏi các cấp các ngành cùng chung tay xây dựng, quan tâm chỉ đạo các phong trào, xây dựng mạng lưới từ tỉnh đến cơ sở vững mạnh. vì sự tiến bộ của phụ nữ trong giai đoạn tiếp theo./.

Vân Nga
Theo Tạp chí Văn hóa tỉnh Nghệ An

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video