Người “nuôi thần dược” trị ung thư

26/12/2011
Tên tuổi của PGS.TS. Chính có lẽ được “định danh” mạnh mẽ nhất khi bà bắt đầu điều trị thành công căn bệnh ung thư từ các loại nấm dược liệu.

PGS.TS. Nguyễn Thị Chính đã trở thành người đầu tiên sản xuất thành công sinh khối Linh chi dạng sợi có khả năng làm tan u tới 100%. Bà là người đầu tiên mang các chủng nấm ở châu Âu về trồng ở Việt Nam, từng được Tiệp Khắc (cũ) cấp “Bằng sáng chế” về Công nghệ sản xuất nấm sò trên rơm không cần khử trùng nguyên liệu. Từ phòng thí nghiệm vỏn vẹn 16m2 đầu tiên ở ngay tại nhà, PGS.TS Nguyễn Thị Chính đã trở thành người đầu tiên sản xuất thành công sinh khối Linh chi dạng sợi có khả năng làm tan u tới 100%.

 

Ăn ở cùng nấm

 

Nấm linh chi được biết đến từ khoảng 4.000 năm trước. Nước sử dụng, sản xuất nhiều nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Nấm linh chi từng được mệnh danh là thần dược, được sử dụng nhiều cho vua chúa và những người có quyền thế trong xã hội xưa. Tại Việt Nam, trong các cánh rừng già Tây Nguyên cũng từng có một số loại nấm linh chi cổ ngàn năm nhưng rất hiếm.

Từ những năm mà công nghệ sản xuất nấm ở Việt nam còn quá hiếm hoi, người dân cũng chưa quen với các món ăn từ nấm thì Tiến sĩ Nguyễn Thị Chính đã tìm cách nhân giống nấm châu Âu về quê hương. Bà chính là nhà khoa học đầu tiên mang các chủng nấm ở châu Âu về trồng ở Việt Nam nhân nuôi. Bà cũng là nhà khoa học nữ người Việt được mời làm cố vấn đặc biệt về nấm cho thành phố Giang Sơn, Triết Giang (Trung Quốc) và là thành viên của mạng lưới nấm quốc tế.


Trong vô số giống nấm ăn và nấm dược liệu được bà mang về từ châu Âu, thành công nhất có lẽ chính là việc nhân nuôi thành công nấm linh chi dạng sợi và nấm linh chi dạng quả tại Việt Nam. Bà là người đầu tiên sử dụng công nghệ “Nuôi trồng quả cầu sinh khí linh chi sản xuất sinh khối linh chi dạng sợi”. Trong đó có những thành phần quan trọng đã được khoa học thế giới khẳng định có hoạt chất chống u.


Nhìn la liệt các giống nấm trong trang trại mà bà nhân nuôi thành công và cả ở những nơi mà bà hướng dẫn nông dân cách nuôi cấy ngày nay, có lẽ ít ai ngờ rằng khởi nghiệp của bà chỉ vỏn vẹn ở trong căn phòng rộng chừng 16m2.

 

Thời điểm bà từ Tiệp Khắc về nước thì cũng đúng vào những năm tháng đất nước đang khó khăn bội phần, cả gia đình 5 người sống chen chúc trong căn hộ tập thể 16m2, nơi ở chật chội ấy cũng đồng thời là phòng thí nghiệm để bà nuôi cấy nấm. “Hồi đó, nhà chỗ nào cũng có nấm, nấm ở cầu thang, ở ngoài hành lang, nấm ở dưới gầm giường. Thậm chí trên giường cũng có nấm. 5 người trong gia đình chen chân trong căn hộ chật chội sống chung với nấm”, PGS Nguyễn Thị Chính nhớ lại.

 

Thời bấy giờ chẳng ai hiểu về nấm, nhiều người sợ ngộ độc không dám ăn, một số khác thì phải kèm với thịt thì mới có người mua ăn. Nhiều đồng nghiệp khi ấy cũng kịch liệt phản đối nhà khoa học trẻ, họ cho rằng chỉ nên làm dấm, chất được chuyển hoá từ đường, rượu. “Nhưng nấm và dấm khác nhau một trời một vực, nấm giá trị hơn nhiều so với dấm nên tôi vẫn quyết tâm”, bà Chính bảo.

 

Chống lão hóa, trị ung thư...


Tên tuổi của PGS.TS. Nguyễn Thị Chính có lẽ được “định danh” mạnh mẽ nhất từ năm 2002 khi bà bắt đầu điều trị thành công, khống chế được căn bệnh ung thư từ các loại nấm dược liệu.


Bà đã tiến hành sử dụng thí điểm cho các bệnh nhân ung thư dùng bào tử nấm linh chi phối hợp với các loại nấm khác như nấm vân chi, nấm đồng tiền, nấm đầu khỉ... Sau một thời gian sức khoẻ bệnh nhân cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, bà và các đồng nghiệp đã nghiên cứu xác định được cấu trúc của Sterin C, Sterin B và chất Diketopiperazin từ hai loại nấm có khả năng chống oxy hóa.

 

“Nhóm OH và nhóm O2 (gốc oxy tự do) sản sinh trong cơ thể, người nào nhiều gốc OH sẽ chóng già hoặc đột biến gây ung thư. Khử được gốc đó thì ngăn chặn được ung thư, chống lão hóa. Trong vai trò đó thì nấm linh chi rất có tác dụng. Tuy nhiên, không phải nấm linh chi nào cũng có hoạt chất chống ung thư, mà nấm đó phải được nuôi trên cây long não thì mới có hoạt chất chống ung thư, làm tan u 100%”, PGS Nguyễn Thị Chính khẳng định.


Nhiều loại nấm dược liệu chủ chốt đã được bà đưa ra trồng và được sử dụng phổ biến như đông trùng hạ thảo, vân chi, linh chi, nấm đầu khỉ, nấm búp, nấm đồng tiền... đều là những loại đặc biệt có giá trị trong việc chữa u, tiểu đường, viêm gan B. Bà có tới 4 cuốn sổ to và dày đặc các tên tuổi, địa chỉ, quê quán của những người đã đến tìm bà với một hy vọng cuối cùng từ nấm linh chi và các loại nấm bà nghiên cứu thành công cho việc làm giảm tác nhân gây ung thư, thu nhỏ những khối u lớn và làm tan biến những khối u nhỏ.

 

Nữ Tiến sĩ đã kết hợp với các Bệnh viện K, Bệnh viện Giao thông Vận tải, Bệnh viện Xanh-pôn Hà Nội... tiến hành cho bệnh nhân dùng thử. Kết quả, cho thấy sinh khối linh chi mà nữ Tiến sĩ đang nghiên cứu có tác dụng điều hoà hệ miễn dịch cơ thể, chống lão hóa, hỗ trợ trong việc chữa trị bệnh gan, đặc biệt viêm gan nhiễm độc, chuyển hóa mỡ cao hay bệnh cao huyết áp.


“Thực chất, về cơ chế ngăn ngừa những bệnh nan y, thì nấm linh chi trước tiên là một loại thức ăn rất đầy đủ dinh dưỡng mà không có loại thức ăn nào bằng nó. Thứ hai là các hoạt chất có trong nấm có tác dụng trung hòa các chất độc, tăng khẩu vị ăn uống, điều chỉnh những sai hỏng trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch. Từ đó, giúp cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt, nó có tác dụng mạnh trong việc hỗ trợ điều trị ung thư bởi các hoạt chất trong nấm linh chi có tác dụng sửa chữa được các cấu trúc sai hỏng trong quá trình trao đổi chất và đột biến gen. Hiện còn có loại  nấm mặt trời có xuất xứ từ Brazil có khả năng ngăn ung thư tới 70% đến 99%”, nữ Tiến sĩ cho hay.

 

Người đàn bà cả đời gắn với nấm này còn làm chủ nhiệm đề tài công nghệ sinh học cấp Nhà nước “Hoàn thiện công nghệ sản xuất nấm dược liệu theo hướng công nghiệp dạng sinh khối sợi để tạo thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị tiểu đường, khối u và nâng cao sức khoẻ”. Tiến sĩ Nguyễn Thị Chính cho biết, khi chọn nấm, kích thước to hay nhỏ không quan trọng, mà chủ yếu là độ dày. Nấm càng dày càng tốt.

 

“Một điểm quan trọng nữa là xem còn bào tử trên bề mặt  hay không, nấm còn càng nhiều bào tử thì công dụng càng nhiều. Nếu là nấm có chân thì chân nấm phải bóng. Phải quan sát xem là nấm có vết mốc, mối mọt hay không, cây nấm phải còn rắn chắc thì mới là tốt”, PGS.TS Nguyễn Thị Chính chia sẻ.


Người tiêu dùng không nên chọn những cây nấm linh chi đã bị mất độ bóng trên bề mặt, hoặc có những lỗ tròn nhỏ bằng đầu kim. Đó là loại nấm cũ hoặc có thể đã bị chiết xuất chỉ còn phần xác. Đặc biệt, khi nấu chín, nước linh chi bao giờ cũng có vị đắng. Nhưng một số nấm Trung Quốc, khi nấu lên, nước đầu rất đắng nhưng đến nước thứ hai thì không còn mùi vị gì nữa. Nguyên nhân do nấm đã bị phủ bằng hoá chất tạo vị đắng và phủ màu cho đẹp mắt. Những loại nấm kém chất lượng có thể gây đau bụng, tiêu chảy cho người dùng.

Theo giadinh.net

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video