Người phụ nữ Mỹ hiểu Việt Nam rõ nhất

24/08/2005
Hiếm có người phụ nữ Mỹ nào từng gắn bó lâu dài và nhiều mặt với Việt Nam như Lady Borton.

Sinh ngày 8-9-1942 tại Thủ đô Washington DC, bà là con gái của John Carter, một nhân viên nhà nước thuộc Phòng Thươngmại Hoa Kỳ, và Mary Borton, một nữ nhà văn lấy bút danh là Newlin.

Lady Borton từng học tại Đại học Hawaii năm 1962, Đại học Mount Holyoke năm 1964, Đại học Pennsylvania trong hai năm 1964-1965, Đại học Temple 1967, Đại học Ohio trong các năm 1972, 1975, 1979, và cuối cùng là Đại học Goddard 1979.

Trong cuộc đòi vô cùng phong phú của mình, bà từng dạy toán tại thành phố Westtown 1964-/967; dạy sử tại Philadelphia 1967-1968; làm trợ lý Giám đốc tại Chương trình tị nạn đường biển - Ủy ban Những người bạn Mỹ 1968-1969; hoạt động tại tổ chức Quaker (trung tâm tái định cư) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, 1969-1971; là nhà văn tự do và phóng viên ảnh 1972; làm Giám đốc điều hành tổ chức Careline 1975-1977; đóng vai trò điều phối viên y tế cho Tổ chức Chữ thập đỏ tại trại tị nạn Pu lau Bi dong, Tây Malaysia, 1980; lái xe cho trường thiểu năng trí tuệ Beacon năm 1972; làm việc cho chương trình phục hồi tổ ấm 1972; làm thư ký nhà sách B. Dalton, bang Ohio ba năm từ 1985-1988; làm Giám đốc lâm thời Tổ chức Quaker tại Hà Nội trong hai năm 1990-1991, Giám đốc lĩnh vực của Quaker năm 1993; sản xuất chương trình rađio độc lập 1987; giữ mục bình luận tạp chí Akron Beacon, bang Ohio năm 1989; bình luận viên bản tin cuối tuần, đài công cộng Ohio năm 1990; hợp tác với trại viết văn về chiến tranh và hậu quả xã hội cho Trung tâm Joiner, Đại học Massachusetts trong hai năm 1993 và 1994.

Với tư cách là một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà hoạt động từ thiện, Lady Borton đã sống và làm việc ở Việt Nam từ năm 1978. Bà biết tiếng Việt và từng tự mình viết hai cuốn sách về Việt Nam (Phía sau nỗi buồn - cuốn sách viết về những người phụ nữ Việt Nam trong và sau hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và Tìm hiểu kẻ thù - cuốn sách viết về những người di tản Việt Nam bằng đường biển), cùng C. David Thomas viết cuốn Hồ Chí Minh: Một chân dung và hiện nay đang tìm tài liệu để một mình hoàn thành một cuốn sách nữa về Chủ tịch Hồ Chí Minh thân yêu của chúng ta. Hiện bà vừa là Trưởng đại diện của Uỷ ban Những người bạn Mỹ ở Việt Nam (American Friens Service Committee), vừa là biên tập viên chính của tạp chí tiếng Anh: Cửa sổ văn hoá Việt Nam. Bà được nhiều người Việt Nam yêu mến và biết đến vì đã hai lần là khách mời đặc biệt của Chương trình Người đương thời của VTV3.

Với mấy chục năm lăn lộn trên mọi nẻo đường, nhiều lĩnh vực của đời sống Việt Nam, đọc hàng vạn trang tài liệu, viết hàng nghìn trang bản thảo về Việt Nam, có thể nói Lady Borton là người phụ nữ duy nhất hiểu Việt Nam một cách cặn kẽ.

Theo Tạp chí Hữu Nghị

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video