Nhận thức về tiết kiệm năng lượng - Những điểm cần quan tâm

29/09/2007
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một trong những tổ chức tham gia dự án "Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam" (2006 – 2010) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì. Dự án nhằm xoá bỏ các rào cản trong việc ứng dụng công nghệ và quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả cho các DNNVV thuộc 5 ngành công nghiệp là sản xuất gạch, gốm sứ, dệt, giấy và bột giấy, chế biến thực phẩm. Mục tiêu của dự án là giảm phát thải khí nhà kính từ các DNNVV, giảm chi phí năng lượng và tiết kiệm tổng mức năng lượng của xã hội.

Hoạt động của Hội LHPN Việt Nam tập trung vào công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về tiết kiệm năng lượng và hỗ trợ cho các nữ DNNVV tiếp cận các thông tin liên quan đến sử dụng năng lượng trong sản xuất và kinh doanh.

Để thực hiện tốt chương trình truyền thông nâng cao nhận thức, vừa qua Hội LHPN Việt Nam đã tiến hành một cuộc điều tra khảo sát tại một số địa bàn thuộc thành phố Hà Nội và tỉnh Hải Dương - là hai địa bàn có số lượng DNNVV ngày càng tăng với mức tiêu thụ năng lượng ngày càng lớn.

Một trong những nội dung chủ yếu của cuộc khảo sát là thu thập thông tin liên quan đến nhận thức, thái độ, hành vi của nhóm công chúng phía Bắc về việc sử dụng TK&HQNL trong gia đình. Bëi v× thóc ®Èy viÖc sö dông TK&HQNL trong c¸c DNNVV kh«ng chØ lµ tr¸ch nhiÖm cña c¸c cÊp, c¸c ngµnh liªn quan mµ cßn cña c¸c tÇng líp nh©n d©n, nhÊt lµ ë ®Þa bµn doanh nghiÖp ho¹t ®éng. Nh©n d©n sÏ lµ nh÷ng ng­êi t¸c ®éng ®Õn c¸c nhµ s¶n xuÊt vµ sÏ lµ ng­êi “ñng hé tiªn phong” ®èi víi viÖc thùc hiÖn TKNL trong c¸c doanh nghiÖp.

Cuộc khảo sát được tiến hành theo 3 phương pháp chủ yếu là bảng hỏi hộ gia đình; phỏng vấn sâu các nhà chuyên môn; thảo luận các nhóm cán bộ, lãnh đạo và 3 nhóm dân số là thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi. Khảo sát thực hiện ở cấp tỉnh, một số huyện, quận và tập trung ở xã Nam Đồng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương và xã Bát tràng, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy người dân đã có ý thức TKNL và thực hiện các biện pháp theo kinh nghiệm đúc rút trong quá trình sử dụng để giảm mức tiêu thụ năng lượng. Rất nhiều ý kiến được hỏi đều nhận thức được rằng “tiết kiệm năng lượng là sử dụng năng lượng một cách hợp lý để giảm mức tiêu thụ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng”. Để tiết kiệm, người dân đã biết “tắt đèn điện và các thiết bị điện khi không sử dụng” (99,3%), “mua và sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng” như đèn huỳnh quang, đèn compact (83,5%) hay cũng có thể “sử dụng ánh sáng tự nhiên” để đun nấu, phơi phóng (82,2%)…

Tuy nhiên, lý do TKNL với hầu hết người dân, thực chất là để tiết kiệm “túi tiền” của gia đình mình. Cũng vì lý do kinh tế mà không ít người đã sử dụng năng lượng theo phương châm “cắt giảm nhu cầu” như: ăn cơm sớm để tận dụng ánh sáng ban ngày, đi ngủ sớm đểtắt đèn điện và không xem ti vi, ... mà chưa quan tâm đến yếu tố hiệu quả và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong sử dụng năng lượng. Việc tiết kiệm năng lượng có nhằm mục đích hạn chế gây ô nhiễm môi trường hay vì các nguồn năng lượng ngày càng khan hiếm xem ra người dân cũng chưa mấy quan tâm.

Từ nhận thức này dẫn đến thực tế có một tỷ lệ tương đối lớn (37%) ý kiến cho rằng “người tiêu dùng do trả tiền điện nên có quyền sử dụng nhiều hay ít tuỳ theo ý mình”!!! Hoặc quan tâm đến lợi ích chung trong sử dụng năng lượng cũng là điều còn hạn chế trong ý thức người dân. Vẫn còn tình trạng chỉ tiết kiệm ở gia đình mình, còn tại các công sở, xí nghiệp, cơ quan người lao động chưa có ý thức TKNL “Vào thời gian nghỉ trưa đi ra ngoài nhưng rất ít công nhân tắt đèn điện, tắt quạt thông gió, tắt điều hoà... nơi sản xuất. Việc này chỉ có chủ doanh nghiệp làm, phải chăng việc tắt điện không mang lại lợi ích trực tiếp cho công nhân?”

Theo các chuyên giakhảo sát, sở dĩ người dân chưa có ý thức tiết kiệm năng lượng một cách toàn diện vì họ không được thông tin đầy đủ, đồng bộ về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. Mặc dù, bằng cách này, hay cách khác, họ đã được nghe về tiết kiệm năng lượng song chủ yếu vẫn là tiếp nhận thông tin một cách thụ động và thiếu hụt (nghe qua ti vi, đài với nội dung chủ yếu là tiết kiệm điện). Trên thực tế, thông tin về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng chưa thực sự trở thành một chương trình truyền thông với các kênh truyền thông đồng bộ bao gồm cả cung cấp tài liệu, các mô hình truyền thông tại cộng đồng, các lớp tập huấn, hướng dẫn cách thức tiết kiệm phù hợp với đặc điểm đối tượng.

Do vậy, yêu cầu đặt ra hiện nay là cần phải có một chiến lược truyền thông đồng bộ đến từng nhóm dân cư, lãnh đạo doanh nghiệp, địa phương về tiết kiệm năng lượng, về ảnh hưởng chung của sự lãng phí năng lượng đối với gia đình và cộng đồng, xã hội và cách thức sử dụng năng lượng một cách hiệu quả, đặc biệt hỗ trợ người dân và doanh nghiệp ứng dụng KHCN để tiết kiệm năng lượng.

Vĩ Đô

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video