Nhật Bản: Phụ nữ tiến bộ là nền tảng để phát triển toàn xã hội

31/10/2007
Trước thế chiến II, phụ nữ Nhật bản không có quyền bầu cử và chỉ giữ vị trí thấp kém trong xã hội.

Thời kỳ hậu chiến, Hiến pháp Nhật bản khẳng định quyền bình đẳng giữa nam và nữ -đây chính là mốc son quan trọng trên con đường đấu tranh vì sự bình đẳng đích thực của phụ nữ Nhật Bản. Mặc dù được thừa nhận vai trò đặc biệt quan trọng trên một số lĩnh vực, ví như giáo dục chẳng hạn, quan niệm chung của xã hội Nhật về vai trò của người phụ nữ vẫn chỉ có rất ít thay đổi.

 

Vào những năm 1960, kinh tế Nhật phát triển mạnh mẽ kéo theo cấu trúc xã hội cũng có nhiều thay đổi. Cho đến thời điểm đó, hầu hết các gia đình Nhật đều có nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà, kinh tế chủ chốt là sản xuất nông nghiệp. Người cha luôn là chủ gia đình, quản lý toàn bộ tài sản và điều hành tất cả mọi thành viên. Sau Thế chiến II, kinh tế phát triển vượt bậc cùng với sự tăng tốc trong quá trình đô thị hoá khiến nhiều người trẻ tuổi từ bỏ cuộc sống nông nghiệpđểra thành phố kiếm vận may. Điều này dẫn đến việc hình thành hàng loạt những gia đình có quy mô nhỏ, nơi người chồng đi làm kiếm tiền còn người vợ coi sóctất cả việc nhà.

 

Trong những gia đình theo kiểu truyền thống, người chồng quản lý toàn bộ ngân quỹ còn người vợ có nhiệm vụ phải chi tiêu thế nào cho phù hợp với số tiền mà người chồng đưa cho. Ở những công ty gia đình thì tình hình có vẻ ngược lại: người vợ quản lý lương của chồng và chỉ đưa cho anh ta số tiền tiêu vặt. Phụ nữ chiếm vị trí quan trọng hơn trong gia đình khi người vợ dần đứng lên quản lý gia sản. Đây lànguyên nhân quan trọng khiến phụ nữ Nhật ít thamgia các hoạt động xã hội so với nhiều nước khác. Đàn ông Nhật trao cho vợ toàn quyền vận hành gia đình, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc họ phải cáng đáng mọi việc một mình. Vì thế, mặc dù phụ nữ Nhật có vị trí cao trong gia đình nhưng vị trí của họ ngoài xã hội vẫn không hề được cải thiện.

 

Hai sự kiện giúp mang đếnnhững thay đổi quan trọng về địa vị của người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản chính làĐại hội phụ nữ toàn cầu lần thứ nhất (diễn ra năm 1975) và tiếp đó là 1 thập kỷ vì phụ nữ của LHQ (1976-1985). Những phong trào đòi bình đẳng diễn ra toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới chính phủ Nhật, thúc đẩy chính phủ thực hiện nhiều hoạt động vì sự phát triển phụ nữ. Một trong những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu chính là tập trung xoá bỏ phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động. Vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phụ nữ Nhật bắt đầu có quyền lựa chọn giữa việc ở nhà làm nội trợ hay đi làm và tham gia các hoạt động xã hội. Vào thời điểm này, nhiều phụ nữ Nhật đã quyết địnhchọn giải pháp thứ hai. Đặc biệt, Bộ luật về Bình đẳng các cơ hội lao động được thông qua năm 1986 đã thực sự tạo ra “một cuộc cách mạng”. Trước thời điểm đó, phụ nữ chỉ được thuê hoặc đào tạo để làm những công việc nhất định, hầu hết là không mấy quan trọng và có đồng lương ít ỏi, nhưng với bộ luật này họ đã được trao những cơ hội làm việc bình đẳng với nam giới và những phụ nữ có khả năng thì có cơ hội thăng tiến.

 

Bên cạnh đó, bộ luật Chăm sóc trẻ em ra đời năm 1991 quy định thành lập hệ thống các trung tâm coi sóc trẻ em đã giúp các bà mẹ có thể yên tâm gửi con để đi làm. Tỷ lệ sinh ngày càng giảm sút ở Nhật khiến giới chủ lo lắng trong tương lai nước Nhật sẽ thiếu hụt nguồn nhân lực. Tại hàng loạt công ty, người ta nỗ lực xây dựng một môi trường thân thiện để hỗ trợ các bà mẹ sau khi sinh sẽ quay lại công việc của mình. Những doanh nghiệp nhỏ có xu hướng thuê nhiều nữ lao động hơn trong lúc ngày càng có nhiều phụ nữtrở thành người đứng đầu rất thành công ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tính đến năm 2003, phụ nữ chiếm khoảng 10% vị trí quản lý tại các công ty và có khoảng 3% tổng giám đốc và 1,8% giám đốc ở nước Nhật là phụ nữ. Khái niệm về sự cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp đã trở nên phổ biến trên toàn nước Nhật, điều này không chỉ mang lợi cho phụ nữ mà có ích ngay cả nam giới - những người vốn chỉ dành rất ít thời gian cho gia đình.

 

Tuy nhiên, nếu so với các nước phương Tây cũng như một số nước trong khu vực thì địa vị của phụ nữ Nhật ngoài xã hội vẫn còn thua kém. Ví như Philippines đã có nữ tổng thống và số nữ sinh đại học luôn nhiều hơn nam giới. Còn Hàn Quốc, một đất nước vốn có nền văn hoá khá tương đồng với Nhật Bản thì cũng đã có nữ thủ tướng, có riêng một bộ để chăm sóc vấn đề bình đẳng giới và gia đình. Hàn Quốc còn có một trung tâm Phát triển phụ nữ và một Học viện quốc gia chuyên nghiên cứu về giới, được vận hành bởi những người phụ nữ thật năng động.


Theo Giáo sư Takako Sodei thuộctrường đại học Ochanomizu thìphụ nữ Nhật hiện đang rất nỗ lực để thay đổi những khó khăn trong xã hội của mình. Những thay đổi xã hội thường do những yếu tố kinh tế gây nên, vì vậy sẽ khó có những đổi thay to lớn về bình đẳng giới nếu các công ty Nhật không tuyển phụ nữ và tạo thêm cho họ nhiều cơ hội. Một hệ thống chăm sóc trẻ bán trú hoàn hảo cũng là cách để giúp phụ nữ có thể đi làm thuận lợi hơn, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh ngày càng ác liệt như hiện nay, khi nhiều công việc thường xuyên đòi hỏi phải làm thêm giờ và không có ngoại lệ về sớm hơn cho những phụ nữ có con nhỏ. Giáo sư Takako Sodei khẳng định rằng: cùng với sự nỗ lực của phụ nữ, đã đến lúc tất cả mọi người cần hiểu rằng: tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ làm việc và tham gia mọi hoạt động xã hội cũng chính là cách để thúc đẩy xã hội, xây dựng thành công một xã hội phát triển bền vững, công bằng và tiến bộ

Nguyễn Minh Hoàng

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video