Nhiệm vụ 4: Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc"

01/02/2008
Phần 1. Những căn cứ xây dựng nhiệm vụ

Chủ trương của Đảng, Luật pháp Chính sách của Nhà nước

1. Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề gia đình được thể hiện thông qua các chủ trương, chính sách như sau:

- Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ X (2006) đã chỉ rõ:“Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt nam, thích ứng với những đòi hỏi của của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Xây dựng gia đình No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

- Chỉ Thị 49/CT-TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá ghi rõ “Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa, truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

- Từ năm 1959, chúng ta có luật Hôn nhân và Gia đình, qua nhiều lần sửa đổi, bổ xung, đến Luật HNGĐ năm 2000 được thừa kế và ngày càng hoàn thiện hơn.

- Pháp lệnh Dân số, với mục tiêu là xây dựng gia đình ít con và phát triển bền vững

- Từ năm 2001, Thủ Tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 28 tháng 6 hàng năm là “Ngày gia đình Việt Nam”. Đây là một sự kiện quan trong nhằm đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

- Ngày 16 tháng 5 năm 2005, Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 với mục tiêu chung là “Từng bước ổn định, củng cố và xây dựng gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, Hạnh phúc”.

- Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống Bạo lực gia đình mới ra đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi hỗ trợ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

- Và các văn bản dưới Luật khác như Nghị định, Quy định, Thông tư, Hướng dẫn ... của Chính phủ, Bộ - ngành có nội dung liên quan đến xây dựng gia đình;


2. Chức năng của gia đình (gồm 4 chức năng chủ yếu):


2.1- Duy trì phát triển nòi giống
(sinh đẻ và nuôi dưỡng để có những công dân tốt, khỏe mạnh).


2.2- Kinh tế
(sản xuất/tiêu dùng) luôn gắn với sự tồn tại và phát triển của gia đình.


2.3- Giáo dục
(hình thành nhân cách con người): sống có đạo đức, tình cảm, ý chí, có lòng nhân hậu…


2.4-Thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm
(là yếu tố cơ bản quyết định tính bền vững của gia đình).


Vai trò của gia đình
(tác động vào 3 chủ thể chính):


* Đối với cá nhân
: Gia đình là tổ ấm, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, là cái nôi nuôi dưỡng giáo dục đầu tiên của con người, nên gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các thành viên, đặc biệt phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi. Gia đình cũng là nơi giáo dục, truyền bá văn hóa truyền thống tốt đẹp, cung cấp kiến thức, kỹ năng tới các thành viên, là lá chắn ngăn chặn sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình. Gia đình còn là cầu nối của mối quan hệ giữa các thành viên - nuôi dưỡng tình thương yêu lẫn nhau. Và cùng nhau lao động sản xuất, tạo dựng kinh tế gia đình phát triển, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa, giáo dục, sức khỏe của các thành viên gia đình.


* Đối với xã hội: Gia đình là nhân tố quyết định trong sự phát triển bền vững của xã hội, là nơi tiếp nhận những giá trị nhân văn mới (bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trong gia đình, tăng quyền cho phụ nữ, chăm sóc và bảo vệ trẻ em...). Gia đình là nơi lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc trong cộng đồng và xã hội, đồng thời góp phần phòng tránh các tệ nạn xã hội. Gia đình còn là cầu nối trong mối quan hệ với họ hàng và các mối quan hệ xã hội khác (giáo dục, y tế, văn hóa- xã hội...).


* Đối với đất nước:
Gia đình là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc là động lực của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Gia đình là nơi sản sinh cho xã hội, đất nước những con người mới, nhân cách tốt, phát huy truyền thống, yêu nước hiếu học, nề nếp gia phong. Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự tăng trưởng tổng thu nhập quốc dân.


Những vấn đề cần quan tâm đối với gia đình hiện nay
(nói cách khác là những vấn đề đang tác động, ảnh hưởng đến xây dựng gia đình No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc); nhóm vào 3 vấn đề chính là:

Gia đình với vấn đề sức khỏe

Gia đình với vấn đề kinh tế

Gia đình với các vấn đề xã hội


4.1- Gia đình với vấn đề sức khỏe:


Yếu tố sức khỏe đối với xây dựng gia đình cũng đang là vấn đề thách thức

- Sức khoẻ với bà mẹ: Khả năng làm mẹ an toàn, vấn còn những vấn đề đặt ra đáng chú ý là tỷ lệ nạo phá thai tăng, mang thai thiếu máu, chết mẹ, chết trẻ sơ sinh, bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung, nhiễm HIV/AIDS (mỗi năm khoảng 5.000 – 7.000 phụ nữ mang thai nhiễm HIV... là những điều đáng lo ngại với sức khỏe của phụ nữ hiện nay; kiến thức hiểu biết để chủ động phòng tránh các tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe đối với phụ nữ cũng còn hạn chế, vấn còn bộ phận phụ nữ khi mang thai vấn hút thuốc lá, uống rượu bia; nạo phá thai không đến cơ sở y tế, chưa có ý thức đề phòng các bệnh xã hội...;


- Sức khoẻ với trẻ em:
Tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV (hiện nay toàn quốc có khoảng 8.500 trẻ từ 0 đến 15 tuổi đang sống với HIV), tai nạn thương tích, nhiễm các dịch bệnh khác... đều tác động làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ;


- Sức khoẻ với người cao tuổi
: Điều kiện chăm sóc khám – chữa bệnh, chế độ dinh dưỡng, các bệnh của tuổi già (xương khớp, tim mạch...) tác động đến sức khoẻ của người cao tuổi còn nhiều bất cập, nhất là các vùng nông thôn nghèo, vùng sâu - xa, vùng dân tộc thiểu số chưa được hỗ trợ chăm sóc thiết thực; hiện nay gia đình hạt nhân có xu hướng phổ biến, gia đình 3 thế hệ trở lên có chiều hướng giảm, điều đó có ảnh hưởng đến sự chăm sóc thường xuyên của người thân đối với người cao tuổi; mặt khác các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi chưa được quan tâm đúng mức.


- Sức khoẻ với nam giới:
Tình trạng sử dụng các chất gây nghiện như: rượu, thuốc lá, thậm trí cả ma túy và tác hại của các bệnh xã hội khác (HIV/AIDS)... đều ảnh hưởng đến sức khỏe mà chưa được khống chế hiệu quả;


4.2- Gia đình với vấn đề kinh tế:


- Tỷ lệ hộ nghèo vấn còn cao (toàn quốc đến năm 2007 còn 14,87%), nhưng một số vùng nông thôn, nhất là miền núi, vùng sâu – xa, vùng dân tộc thiểu số có địa bàn trên 70% hộ nghèo; hộ thoát nghèo chưa bền vững, tiềm ẩn nguy cơ tái nghèo cao như bị thiên tai, bão lũ, mất mùa lại đói nghèo; mặt khác hiện nay vấn còn khoảng ¼ hộ nghèo thật sự chưa được tiếp cận với các nguồn vốn vay, với nhận thức hộ nghèo quá không giám cho vay, sợ cho vay mất vốn;

- Thiếu việc làm, thu nhập thấp, nhu cầu chi phí nhiều, đời sống không ổn định nhất là ở nông thôn, đã khiến bộ phận lao động phụ nữ và trẻ em đi tìm việc làm xa nhà... vừa phải hy sinh về tình cảm, lại không an toàn cho cả 2 phía (bản thân người phụ nữ và cả gia đình) đã tác động ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng gia đình bền vững;

- Sự chênh lệch giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn có khoảng cách xa, nhất là miền núi, vùng sâu – xa, nơi còn nhiều khó khăn cũng tác động không nhỏ tới vận động phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc;


4.3- Gia đình với các vấn đề xã hội:

- Do tác động mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập giao lưu quốc tế, giá trị của gia đình truyền thống có sự mai một, (thậm trí xuống cấp): trẻ em hư - phạm tội gia tăng; thanh niên du nhập nhanh lối sống văn hoá thiếu lành mạnh (sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, sống với người khác như vợ chồng cho là chuyện bình thường); quan hệ cha mẹ, ông bà, con cái thiếu nề nếp gia phong; trọng tiền bạc, kinh tế hơn tình cảm, tình nghĩa... xuất hiện ở nhiều nơi đã ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng gia đình truyền thống bền vững và xã hội lành mạnh;

- Tình trạng phụ nữ, trẻ em bị lừa gạt buôn bán, bị bắt cóc xảy ra dưới nhiều hình thức, ở nhiều nơi; bạo lực gia đình, mại dâm, ma tuý gia tăng mà phụ nữ và trẻ em là nạn nhân, nhiều vụ bạo lực trầm trọng, có vụ đến án mạng.... dẫn chứng (nêu các vụ việc cụ thể ở địa phương)... vai trò trách nhiệm của cơ quan chức năng và đoàn thể (có phụ nữ) đã đề xuất bênh vực, bảo vệ như thế nào... hay cũng không sâu sát, không biết...

- Những năm gần đây, tình trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài qua môi giới bất hợp pháp, vì mục đích vụ lợi diễn biến phức tạp. Vd: có địa phương có phụ nữ đi lấy chồng nước ngoài đông trở thànhlàng Hàn”, “làng Đài” ở một số tỉnh phía nam (còn có sự so sánh “làng Đài” hơn hay “làng Hàn” hơn qua sản phẩm, vật chất từ bên kia gửi về...), qua gặp gỡ một số gia đình và các em lấy chồng Đài Loan hoặc Hàn Quốc nhận thức của các em và gia đình (chỉ muốn được thay đổi cuộc sống,lấy chồng ngoại chắc nhiều tiền, không phải lao động vất vả..., bất chấp người mình lấy làm chồng sẽ là ai người già, hay tàn tật, nghề nghiệp làm gì, ngôn ngữ bất đồng, không biết gì về cuộc sống, tập quán của họ và họ sẽ đối xử với mình tốt hay không... cũng quan tâm lắm).

- Cùng với vấn đề bức xúc lấy chồng nước ngoài, tình trạng tảo hôn vấn tồn tại ở nhiều vùng nông thôn, nhất là ở miền núi (năm 2005: 1,5% đối với nam, 6,2% đối với nữ kết hôn ở tuổi 15 – 19) trên thực tế còn ít tuổi hơn (14 – 15 tuổi đã kết hôn ở một số dân tộc vùng sâu, xa như dân tộc Mông), tỷ lệ tảo hôn ở nông thôn cao gấp 2 lần thành thị, lấy chồng sớm, đông con, kinh tế khó khăn... đều ảnh hưởng đến xây dựng gia đình theo 4 tiêu chí trên; ly hôn, ly thân trong các gia đình trẻ cũng gia tăng: năm 2000 có 51.361 vụ ly hôn được xét xử, năm 2005 con số này tăng lên 65.929 vụ (nguồn

Toà án nhân dân tối cao 2000 – 2005)
.


- Nạn dịch HIV đang gõ cửa từng nhà và phát triển rộng trong cộng đồng (nạn nhân chủ yếu là người trẻ), như vậy, người cao tuổi trong gia đình sẽ không nhận được sự chăm sóc từ con cái mà ngược lại người cao tuổi
đang phải thêm gánh nặng chăm sóc người có HIV, người bị bệnh AIDS trong gia đình, chăm sóc cháu mồ côi do bố mẹ chết vì AIDS. Hiện nay toàn quốc có khoảng 8.500 trẻ trong độ tuổi 0 -15 đang sống với HIV và 22.000 trẻ mồ côi do mất cha mẹ vì AIDS – (nguồn Bộ Y Tế).

- Tệ nạn xã hội (ma túy, cờ bạc, mại dâm, rượu chè say xỉn…) đang xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhiều gia đình;

- Tình trạng phân biệt đối xử bất bình đẳng với phụ nữ, trẻ em gái vẫn xảy ra dưới nhiều hình thức; tư tưởng gia trưởng, trọng nam khinh nữ vấn còn biểu hiện trong tạo điều kiện học hành, chăm sóc, dinh dưỡng…) chưa được công bằng, làm cản trở ảnh hưởng đến sự tiến bộ của phụ nữ, trẻ em gái.

- Sự tham gia chia sẻ của nam giới trong công việc gia đình, thực hiện KHHGĐ, chủ động thực hiện tình dục an toàn và phòng chống bạo lực trong gia đình... chưa được tích cực.

- Nhiều gia đình vẫn đang phải chịu hậu quả của chiến tranh, di chứng của chất độc da cam...

- Các dịch vụ gia đình chưa đáp ứng...

Tất cả các vấn đề nêu trên đều ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” của từng gia đình.

 

Phần II
Một số vấn đề tồn tại, hạn chế qua chỉ đạo hỗ trợ xây dựng gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc"

Mặc dù trong nhiệm kỳ IX chúng ta đã làm được nhiều việc đối với gia đình, nhưng vấn chưa đáp ứng hoặc chưa thật tích cực, nên tác động của hoạt động Hội trong xây dưng gia đình No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc còn những tồn tại, hạn chế như:


1. Chỉ đạo thực hiện lồng ghép giữa các chương trình, dự án có nội dung liên quan đến gia đình chưa chặt chẽ, đồng bộ:

- Hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, tản mạn thiếu sự phối hợp cụ thể giữa các chương trình, dự án của Hội và hoạt động của Bộ - ngành có nội dung liên quan đến gia đình ở các địa bàn, (chưa xác định được nội dung trọng tâm để tập trung đầu tư, nhất là những vấn đề bức xúc với từng địa bàn, đối tượng);

- Việc truyền thông - vận động chưa kết hợp được với các dịch vụ hỗ trợ, VD: (tuyên truyền thực hiện KHHGĐ, để làm thay đổi hành vi cần có dịch vụ hỗ trợ kèm theo nhưng lại chưa có ngay, đến khi có phát sau thì họ lại quên kiến thức sử dụng; vận động người nghèo đi khám bệnh được phát thuốc, tư vấn, xét nghiệm miễm phí... cũng chưa có, đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói một, hai lần không có là họmất lòng tin, lần sau tuyên truyền họ không tin nữa);

- Nơi được hỗ trợ xây dựng mô hình, có (dịch vụ hỗ trợ) như: phòng chống AIDS, chăm sóc SKSS... nhưng khâu tuyên truyền vận động chưa sâu, chưa làm chuyển biến trong nhận thức và nâng cao kiến thức có nơi làm còn hạn chế - dẫn đến ít người biết để sử dụng dịch vụ;


2. Chỉ đạo chưa sâu sát, nhất quán:

- Đầu nhiệm kỳ chỉ đạo bình xét gia đình theo 4 tiêu chí No ấm, bình đẳng\, tiến bộ, hạnh phúc sau lại không bình xét riêng mà gộp vào với phong trào thi đua (vì giữa nội dung xây dựng gia đình theo 4 tiêu chí và nội dung phong trào thi đua có những điểm trùng nhau), nên trong chỉ đạo lồng ghép nội dung xây dựng gia đình vào thực hiện phong trào thi đua, trong biònh xét phong trào thi đua có 4 tiêu chí xây dựng gia đình; Có nơi, có địa phương bình xét với tiêu chuẩn gia đình văn hóa ở khu dân cư, nên nội dung hoạt động của Hội có lúc bị chìm, không rõ (thậm chí có nơi hội viên chỉ biết bình xét gia đình văn hoá ở khu dân cư, không nắm được 4 tiêu chí xây dựng gia đình và 3 nội dung phong trào thi đua của Hội);

- Việc hướng dẫn kiểm tra và rút kinh nghiệm thực hiện các tiêu chí chưa cụ thể

- Hệ thống báo cáo, số liệu về hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc còn những bất cập chưa phản ánh đúng thực chất;


3. Nguồn lực hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc còn hạn hẹp và chưa tập trung cao cho các vấn đề ưu tiên:

- Các chương trình quốc gia có mục tiêu cụ thể nhưng nguồn lực lại hạn hẹp VD: hỗ trợ các gia đình sử dụng mối Iốt để phòng chống bệnh bướu cổ; chương trình nước sạch... mới tập trung ở các mô hình điểm;

- Một số dự án có điều kiện nguồn lực nhưng lại không gắn kết với nội dung xây dựng gia đình VD: lồng ghép tạo nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng các tài liệu hướng dẫn xây dựng gia đình để cấp phát rộng rãi; hoặc có dự án hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình nhưng chưa gắn kết để hướng dẫn cho phụ nữ về kiến thức, kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình...

- Chưa có sự chỉ đạo tập trung nguồn lực cho vấn đề ưu tiên VD: địa bàn, đối tượng có vấn đề bức xúc cần tập chỉ đạo.. ; chưa xác định được vấn đề ưu tiên để đề xuất tạo nguồn lực ưu tiên...


4. H
oạt động của Hội phụ nữ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra:

- Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, hướng dẫn phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc còn lúng túng;

- Chưa chủ động từ hoạt động của Hội hoặc phối hợp đề xuất được nhiều các dịch vụ hỗ trợ xây dựng gia đình đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và cộng đồng xã hội (hoặc đã có một số dịch vụ nhưng chưa đáp ứng như: dịch vụ hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân AIDS tại gia đình...)

- Việc duy trì và nhân rộng các mô hình đặc thù, phù hợp vùng - miền, đối tượng còn hạn chế và khó khăn; VD: xác định mô hình còn lúng túng, chất lượng hoạt động của mô hình còn hạn chế; được hỗ trợ xây dựng mô hình có hiệu quả đa số cũng tại địa bàn đó, chưa có điều kiện để nhân ra, nếu không có sự hỗ trợ tiếp theo, còn huy động nguồn lực từ cộng đồng để xây dựng mô hình là vấn đề còn rất khó...

- Chưa đầu tư chỉ đạo có chiều sâu trong hỗ trợ phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đình; VD: Chưa tập trung tuyên truyền có chiều sâu những nội cơ bản trong xây dựng tổ chức cuộc sống gia đình, xây dựng nhân rộng mô hình có hiệu quả... chưa đặt thành nội dung trọng tâm thường xuyên của các cấp hội;


Tóm lại
: Chưa kết nối được các hoạt động vào xây dựng gia đình với 4 tiêu chí có hiệu quả, có chiều sâu để chủ động hạn chế được các ảnh hưởng tiêu cực xã hội tác động phá vỡ tập quán lành mạnh, truyền thống của gia đình Việt Nam, như: (lấy chồng nước ngoài vì mục đích vụ lợi, mại dâm, ma tuý, bạo lực gia đình... ; và một bộ phận phụ nữ bị sói mòn về phẩm chất đạo đức, bất chấp pháp luật tham gia vào các hoạt động phi pháp...).

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại của nhiệm kỳ trước đối với vấn đề gia đình; nhiệm kỳ 2007-2012 xác định là Nhiệm vụ, khác với Chương trình, nhiệm vụlà phải làm thường xuyên, không đặt thành chỉ tiêu, mục tiêu, để thực hiện như Chương trình, thực hiện Nhiệm vụ có các đề án;

 

Phần III

Chỉ tiêu cơ bản của nhiệm vụ 4

1. Đến cuối nhiệm kỳ 60% trở lên bà mẹ có con d­ưới 16 tuổi được phổ biên, hướng dẫn kiến thức, phương pháp nuôi dạy con;

Có 5 triệu bà mẹ được phổ biến hướng dẫn kiến thức, kỹ năng về chăm sóc SKSS, phòng chống AIDS, nuôi dạy con theo độtuổi, giáo dục và tổ chức tốt cuộc sống gia đình. Hướng dẫn kỹ năng sống cho phụ nữ trẻ và trẻ em gái vị thành niên.

 

Phần IV
Giải pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc"


1. Giải pháp 1: Hướng dẫn phụ nữ thực hiện chính sách, pháp luật... liên quan đến xây dựng gia đình; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

a- Phối hợp với các Bộ - Ban, ngành, đoàn thể tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, vận động phụ nữ và nam giới thực hiện Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống Bạo lực gia đình, Luật phòng chống AIDS, Pháp lênh Dân số, các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến gia đình; VD: vận động nam giới thi phối hợp với Nông dân, đối tượng tuổi thanh niên phối hợp với Đoàn thanh niên, ban tuyên truyền giáo dục pháp luật …, cần có Kế hoạch phối hợp cụ thể ở từng cấpHội.

b- Hướng dẫn cho phụ nữ những kiến thức, kỹ năng, nội dung cơ bản về xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, đặc biệt với phụ nữ trẻ như: kiến thức văn hoá trong ứng xử, về NDC, kiến thức làm vợ, làm mẹ, làm dâu...

(100% các tỉnh, thành hội có kế hoạch lồng ghép hướng dẫn hội viên, phụ nữ thực hiện tốt các nội dung trên; 70% trở lên hội viên, phụ nữ được tuyên truyền, phổ biến các kiến thức trên);

Kết hợp vận động phụ nữ phát huy vai trò, vị thế trong lưu truyền các giá trị bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của phong tục tập quán dân tộc mình vào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc phù hợp, thiết thực, hiệu quả.

c- Hướng dẫn thực hiện lồng ghép các nội dung liên quan đến xây dựng gia đình vào sinh hoạt tổ, nhóm, Câu lạc bộ Phụ nữ...; định kỳ (có thể 3 tháng, 6 tháng) chi, tổ Hội đánh giá kết quả thực hiện nội dung xây dựng gia đình gắn với thực hiện phong trào thi đua tại cơ sở.

d- Coi trọng cung cấp các địa chỉ tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ và nhân dân ở cộng đồng như: (trung tâm, phòng - ban, chuyên gia tư vấn... về pháp luật) để chị em có điều kiện tiếp cận, được hướng dẫn nắm vững kiến thức pháp luật về gia đình, xây dựng gia đình và chủ động thực hiện.


2. Giải pháp 2: Hỗ trợ, tạo điều kiện cho phụ nữ xây dựng gia đình “no Êm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”


2.1: Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp Hội đối với công tác gia đình:

- Quan tâm chỉ đạo lồng ghép nội dung xây dựng gia đình (với 4 tiêu chí) trong thực hiện các Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch liên tịch giữa Hội với Bộ - ngành liên quan như: Nghị quyết liên tịch 01 với Bộ Công an, về “Quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và mắc tệ nạn xã hội”; với Uỷ Ban an toàn giao thông, với Bộ Y tế; với các phong trào của địa phương như: cuộc vận động “Toàµn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”...

- Tăng cường sự chỉ đạo gắn kết giữa các nhiệm vụ của Hội, nhất là nhiệm có liên quan tác động trực tiếp đối với các nội dung xây dựng gia đình theo 4 tiêu chí (nhiệm vụ 1 + 3 và phong trào thi đua).

- Xây dựng mô hình gia đình với các nội dung thiết thực, phù hợp với đặc điểm vùng - miền, đối tượng, độ tuổi, sở thích, nơi có vấn đề bức xúc, vùng dân tộc thiểu số, tôn giáo... ; (có thể) dẫn chứng một số mô hình đã có và có tác dụng thiết thực ở từng địa phương như: “Tổ phụ nữ không có chồng con nghiện ma tuý và vi phạm pháp luật”, “tổ phụ nữ không có người sinh con thứ 3”, “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc”, “Câu lạc bộ Dân số và sức khoẻ”; “tổ phụ nữ gia đình không có người tảo hôn”, “tổ mẹ chồng nàng dâu” (trong phụ nữ dân tộc thiểu số); “tổ phụ nữ từ thiện – nhân đạo” (trong phụ nữ tôn giáo)...

- Kết hợp từ các chương trình, nội dung khác để tranh thủ tạo nguồn lực hỗ trợ xây dựng mô hình, xây dựng tài liệu truyền thông lồng ghép nội dung xây dựng gia đình cấp phát rộng rãi đến các gia đình, nhằm cung cấp thông tin, kiến thức và kỹ năng tổ chức tổ chức cuộc sống gia đình cho phụ nữ và thành viên trong gia đình, để chủ động thực hiện xây dựng gia đình và phòng chống các tệ nạn xã hội từ gia đình.


2.2 - Một số hoạt động cụ thể
(Chương trình toàn khoá của Ban chấp hànhnhiệm kỳ X):

a- Vận động, hướng dẫn phụ nữ thực hiện nếp sống văn minh, xoá bỏ các hủ tục tập quán lạc hậu, tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em, buôn bán người..., tập trung vào một số nội dung cụ thể sau:

- Đánh giá 5 năm (2004 – 2008) thực hiện NQ 07/NQ-BCH khoá IX “về các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em” các cấp Hội tổng kết vào năm 2008 và xây dựng kế hoạch thực hiện tiếp theo 2009 – 2012 (TW Hội sẽ có Kế hoạch hướng dẫn cụ thể). Để việc tổng kết có chất lượng, các tỉnh cần chủ động có kế hoạch đánh giá triển khai thực hiện Nghị quyết 5 năm qua tại địa phương để rút ra những kinh nghiệm trong chỉ đạo và có định hướng xây dựng kế hoạch thực hiện tiếp theo cụ thể, thiết thực, đạt kết quả cao hơn.

- Tham mưu để Ban Bí thư TW Đảng ra Chỉ thị về hôn nhân có yếu tố nước ngoài và phòng chống buôn bán người (Cấp TW, hoàn thành vào năm 2008). Khi văn bản được thông qua sẽ có hướng dẫn thực hiện trong các cấp Hội.

- Phối hợp với ngành Công An sơ kết Nghị quyết liên tịch 01/2002-NQLT giữa Hội LHPN và Bộ Công An, (100% tỉnh, thành Hội sơ kết xong vào 2009), TW Hội phối hợp với Bộ Công An có văn bản hướng dẫn cụ thể;

- Tổ chức Hội nghị toàn quốc Biểu dương điển hình, tiên tiến về quản lý giáo dục con em trong gia đình (năm 2011);

b- Hướng dẫn kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ về CSSK, SKSS, phòng chống HIV/AIDS, thực hiện KHHGĐ, NDC theo độ tuổi:

- Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động của Hội thực hiện Chiến lược Quốc gia về DS – CSSKSS, dinh dưỡng (2003 – 2007) được thực hiện với 3 nhóm đối tượng chính: Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, trẻ em gái vị thành niên, cán bộ Hội phụ nữ các cấp. Các tỉnh, thành Hội có Kế hoạch chủ động phối hợp với ngành liên quan đánh giá kết quả thực hiện Chương trình hành động của Hội trên địa bàn, trên cơ sở đề xuất giải pháp phối hợp thực hiện tiếp theo.

- Tích cực phối hợp đẩy mạnh các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, chống phân biệt kỳ thị với người nhiễm HIV, mắc bệnh AIDS và người thân trong gia đình. Các cấp Hội địa phương quan tâm sử dụng các tài liệu đã có để tuyên truyền sâu rộng trong phụ nữ và cộng đồng, nhằm cung cấp thông tin, nâng cao năng lực và điều kiện để giúp các gia đình có kiến thức, kỹ năng chủ động phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác từ gia đình.

- Đề xuất xây dựng và thực hiện Đề án “Chương trình giáo dục 5 triệu bà mẹ”; cụ thể là:

TW Hội đang phối hợp xây dựng Đề án, theo kế hoạch trình Chính Phủ vào năm 2008, sau khi được Chính phủ thông qua, TW Hội sẽ có Kế hoạch hướng dẫn triển khai cụ thể, nhất là về thực hiện chỉ tiêu hàng năm đối với từng tỉnh, thành góp phần vào thực hiện chỉ tiêu chung 5 triệu bà mẹ được tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức.

+ Hướng dẫn kiến thức, kỹ năng sống và tổ chức cuộc sống gia đình cho phụ nữ, nhất là phụ nữ trẻ, trẻ em gái vị thành niên như: kỹ năng giao tiếp, trò chuyện giữa mẹ và con gái (mẹ là người bạn, là chỗ tâm tình tin cậy của con gái ...); kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình, kiến thức bình đẳng giới từ gia đình, hôn nhân đúng pháp luật...;

Đồng thời vận động phụ nữ và gia đình thực hiện cam kết kế thừa và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển vào xây dựng gia đình bền vững.

+ Quan tâm tăng cường giáo dục giới tính, phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ cho phụ nữ và cộng đồng, để chủ động phòng tránh, hạn chế các trường hợp tai nạn rủi ro.

(70% trở lên phụ nữ được hướng dẫn, phổ biến các nội dung, kiến thức trên)

c- Vận động hướng dẫn cho phụ nữ các kiến thức về nước sạch, An toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, ý thức tiết kiệm trong chi tiêu, tiết kiệm điện, năng lượng:

- Hướng dẫn, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm (từ khâu sản xuất - dịch vụ đến tiến tiêu dùng); sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, bảo vệ nguồn nước sạch, xây dựng các công trình vệ sinh hợp lý, vệ sinh cá nhân...

- Hướng dẫn phụ nữ có ý thức thực hành tiết kiệm trong chi tiêu, tiết kiệm điện, chất đốt ...hàng ngày;

(Thực hiện tốt các hoạt động trên là góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình Môi trường Quốc gia về nước sạch, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm,tiết kiệm năng lượng).


3. Giải pháp 3: Xây dựng và nhân rộng các mô hình về xây dựng gia đình; phát triển dịch vụ gia đình phù hợp:

a- Xây dựng và nhân rộng các mô hình phù hợp, hiệu quả:

- Củng cố, duy trì và nhân rộng các mô hình về xây dựng gia đình được đánh giá có hiệu quả như mô hình (hỗ trợ phụ nữ làm kình tế; Dân sô - KHHGĐ; CSSK phụ nữ, trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội; các loại Câu lạc bộ sở thích ...).

- Năm 2008, đánh giá kết quả mô hình “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc” rút kinh nghiệm và nhân rộng 100% tỉnh, thành có mô hình “Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc” (2008 – 2012). Để đạt được chỉ tiêu này, các tỉnh, thành Hội có kế hoạch đánh giá, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo và định hướng nhân rộng phù hợp với cụ thể của địa phương từng năm.

- Xây dựng mô hình mới:

+ Mô hình theo chuyên đề: Tuỳ từng địa phương nghiên cứu ứng dụng phù hợp với nhu cầu của phụ nữ như: Mô hình chăm sóc người có HIV tại gia đình; mô hình phòng chống bạo lực gia đình lồng ghép với thực hiện bình đẳng giới từ gia đình; mô hình chăm sóc SKSS gắn với phòng chống HIV/AIDS; mô hình gia đình trẻ; mô hình gia đình trung niên; mô hình gia đình có 3 thế hệ; mô hình giảm thiểu tiêu cực kết hôn có yếu tố nước ngoài...

+ Mô hình theo lứa tuổi: Trẻ em gái vị thành niên; nữ thanh niên, phụ nữ cao tuổi (coi trọng nội dung xây dựng mô hình phù hợp với từng lứa tuổi để phát huy được những yếu tố tích cực của các lứa tuổi trong xây dựng gia đình);

+ Mô hình theo đối tượng đặc thù: Gia đình khuyết thiếu, gia đình có bố mẹ đi làm ăn xa nhà...

Cần đặc biệt quan tâm xây dựng, phát triển các mô hình phù hợp, thiết thực ở vùng sâu – xa, vùng các dân tộc thiểu số, tôn giáo.

b- Phát triển dịch vụ gia đình:

- Phối hợp với các ngành, tổ chức xã hội liên quan đề xuất xây dựng, củng cố nâng chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ gia đình và cộng đồng trên địa bàn đáp ứng nhu cầu hỗ trợ xây dựng gia đình.

- Nghiên cứu, tham mưu xây dựng mô hình dịch vụ thiết thực đối với phụ nữ, trẻ em như (dịch vụ trông trẻ, chăm sóc người cao tuổi, trợ giúp pháp lý...)

- Phát triển các hình thức tư vấn về Hôn nhân gia đình đúng luật, các trung tâm hỗ trợ kết hôn..., để có điều kiện giúp chị em khi cần tìm hiểu kiến thức pháp luật thuận lợi.


4. Giải pháp 4: Quan tâm hỗ trợ các gia đình chính sách; gia đình khó khăn hoạn nạn; phụ nữ cao tuổi, đơn thân, tàn tật; trẻ em mồ côi:

- Có phương pháp nắm bắt kịp thời, vận động hỗ trợ, đề xuất giải pháp giúp đỡ, thăm hỏi, chia sẻ, động viên các gia đình, đối tượng (nêu trên) tại địa bàn.

- Quan tâm phối hợp đề xuất chính sách ưu tiên hỗ trợ kinh tế cho gia đình chính sách, gia đình dân tộc thiểu số, tôn giáo thật sự nghèo ở vùng sâu – xa, vùng còn nhiều khó khăn;

- Tạo các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ phụ nữ cao tuổi đơn thân khó khăn; phụ nữ, trẻ em trong các gia đình có người nhiễm HIV, mắc bệnh AIDS, trẻ mồ côi.


* Mỗi quan hệ, tác động giữa nội dung của nhiệm vụ 4 với phong trào thi đua và nhiệm vụ 1, nhiệm vụ 3:

Để thực hiện có hiệu quả nội dung nhiệm vụ 4, cần quan tâm chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa các nhiệm vụ trọng tâm của Hội, song mỗi quan hệ tác động trực tiếp là nhiệm vụ 4 với phong trào thi đua và nhiệm vụ 1, nhiệm vụ 3 như mô tả ở biểu đồ sau:

 Ảnh minh họa
 

 
 

TW Hội LHPN Việt Nam

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video