Nhiệm vụ 5: Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh

01/02/2008
I. CƠ SỞ XÂY DỰNG NHIỆM VỤ

1. Cơ sở lý luận.

- Tổ chức được hình thành và phát triển dựa trên 2 yếu tố:

+ Bộ máy, cán bộ

+ Hội viên

- Vai trò, vị trí của xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh:

+ Thúc đẩy sự lớn mạnh của tổ chức.

+ Chi phối kết quả hoạt động của các nhiệm vụ khác.

+ Quyết định sự thành công các hoạt động của Hội.

- Định hướng chính trị của Đảng:

+ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.

+ Nghị quyết số 11 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước của Bộ Chính trị ban hành tháng 4/2007.

+ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 9/2/2007 của Ban chấp hành TW Đảng khoá X “Về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, tổ chức bộ máy Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể Chính trị xã hội”.

2. Cơ sở thực tiễn.

* Kết quả hoạt động:

- Hướng mạnh về cơ sở, đa dạng hoá các hình thức tập hợp hội viên.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ cán bộ.

- Kiện toàn bộ máy, đảm bảo về số lượng.

- Thực hiện công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các biểu hiện vi phạm Điều lệ, Nghị quyết, quy định của Hội.

* Hạn chế:

- Chưa bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng của kinh tế - xã hội và tính cạnh tranh trong hoạt động và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Chưa đáp ứng kịp thời những vấn đề đặt ra đối với một số đối tượng: Lao động nữ ở các khu công nghiệp, nữ tri thức, nữ thanh niên, PN cao tuổi, PN Việt Nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài.

- Phương thức tập hợp PN chậm đổi mới và chưa đồng đều ở các vùng miền, chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng hội viên.

- Việc chuẩn hoá cán bộ theo chức danh, xoá mù chữ cho cán bộ cơ sở ở vùng cao, vùng sâu chưa đạt chỉ tiêu đề ra.

- Công tác kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội chưa tiến hành thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

- Thiếu nguồn kinh phí

3. Yêu cầu xây dựng, phát triển tổ chức Hội

- Xuất phát từ những định hướng chính trị củaĐảng;

- Căn cứ vào kết quả hoạt động và những hạn chế tồn tại trong nhiệm kỳ qua

- Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và hội nhập với khu vực, thế giới

* Việc xây dựng, phát triển tổ chức Hội cần tập trung:

- Đẩy mạnh đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng “hành chính hoá”, hướng mạnh hoạt động về cơ sở, khu dân cư, chăm lo lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên.

- Không phô trương, hình thức, chạy theo thành tích;

- Phát huy vai trò chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội.

- Mở rộng tính liên hiệp, tập hợp rộng tãi các đối tượng phụ nữ, có hình thức phù hợp động viên phụ nữ Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết phát triển, hướng về Tổ quốc.

- Sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ theo hướng tinh gọn ở cấp TW, tỉnh, huyện nhằm đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất chính trị, phương pháp vận động quần chúng cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp.

I. Mục tiêu, chỉ tiêu 

1. Mục tiêu:

Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.

2. Chỉ tiêu:

Từ mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể được xác định như sau:

- Tăng số cơ sở Hội khá và xuất sắc, giảm đáng kể số cơ sở Hội yếu kém.

- 90% trở lên Hội LHPN xã xây dựng được lực lượng hội viên nòng cốt và quỹ Hội tại các chi Hội.

- Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi tham gia tổ chức Hôi tăng 5% trở lên, so với đầu nhiệm kỳ.

- 80% hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, có ít nhất 1 hội viên; 70% trở lên hội viên tham gia sinh hoạt thường xuyên và đóng hội phí.

- 100% Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN cấp tỉnh/thành, Chủ tịch Hội LHPN cấp huyện/thị và 90% Chủ tịch Hội LHPN cấp xã dưới 45 tuổi đạt tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức theo quy định.

II. Nội dung, giải pháp

Nội dung xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh bao gồm 4 vấn đề:

1. Phát triển tổ chức, kiện toàn bộ máy

a, Phát triển tổ chức.

- Điểm mới: Tập trung chỉ đạo mô hình tập hợp các đối tượng phụ nữ, có hình thức tập hợp phù hợp đối với phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài, xây dựng mô hình tổ chức thành viên như:

+ Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam.

+ Hiệp hội nữ trí thức Việt Nam.

TW Hội LHPN Việt Nam tập trung chỉ đạo thành lập Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam năm 2008:

- Ra quyết định ban vận động thành lập Hiệp hội doanh nhân nữ Việt Nam với nhiệm vụ:

- Tiến hành các công việc chuẩn bị thành lập Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu: Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức, hoạt động, tổ chức bộ máy, tư cách pháp nhân, ngân sách hoạt động, trụ sở cơ quan...

- Tổ chức công bố việc kết nạp tổ chức thành viên vào Hội.

- Chỉ đạo việc tập hợp, thu hút các đối tượng phụ nữ như: nữ thanh niên, phụ nữ cao tuổi, lao động nữ trong các khu công nghiệp thông qua các hình thức câu lạc bộ, chuyên đề, quỹ, giải thưởng...

- Cơ sở Hội tập trung vận động hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia tổ chức Hội thông qua việc rà soát các hộ gia đình có phụ nữ từ 18 tuổi trở lên.

b, Kiện toàn bộ máy

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy:

Kiện toàn bộ máy, chuyên trách các cấp Hội theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X.

- Cấp TW:

+ Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các Ban, đơn vị.

+ Xây dựng đề án kiện toàn bộ máy cơ quan theo hướng tinh gọn, đảm bảo sư chỉ đạo tập trung, thống nhất, hoạt động theo kế hoạch, quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn lực, trên cơ sở nhiệm vụ mà nghị quyết Đại Hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ X đề ra.

- Cấp tỉnh 

+ Cải tiến mô hình bộ máy tổ chức theo hướng, giảm biên chế hành chính, tăng biên chế phong trào.

+ Tiến hành rà soát chức năng nhiệm vụ bộ máy các ban để sắp xếp hợp lý nội dung công việc.

TW sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về sắp xếp bộ máy cấp tỉnh.

- Cấp huyện/quận:

+ Đảm bảo số lượng cán bộ hoạt động phong trào, chú ý chất lượng cán bộ chuyên trách, nhất là ở các huyện vùng sâu, vùng xa có nhiều khó khăn.

+ Bố trí cán bộ phụ trách theo nhiệm vụ gắn với địa bàn cơ sở.

+ Phát huy sự đóng góp tích cực của các ủy viên Ban Chấp Hành cơ cấu.

- Từng cấp Hội:

+ Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy chế hoạt động của BCH, ĐCT/BTV, quy chế làm việc của thường trực.

+ Quy chế, quy định trong nội bộ cơ quan chuyên trách bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, đúng quy định pháp luật.

2. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, tổ chức Hội cơ sở.

- Các cấp Hội tiếp tục thực hiện chủ trương hướng mạnh về cơ sở đảm bảo chất lượng, thiết thực, không chạy theo số lượng.

- Tập trung củng cố chi hội, tổ PNđảm bảo thu hẹp diện yếu kém.

- Nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng của phụ nữ, giải quyết hoặc phản ảnh lên cấp trên xử lý kịp thời, không để xảy ra khiếu kiện vượt cấp đông người,phát sinh thành điểm nóng.

Việc củng cố và nâng cao chất lượng cần tập trung vào 1 số nội dung 

* Cấp TW

- Chỉ đạo, định hướng các hoạt động của hội đối với cơ sở.

- Biên soạn tài liệu hướng dẫn sinh hoạt HV và tài liệu hướng dẫn phương pháp, kỹ năng làm việc cho cán bộ cơ sở.

- Tiếp tục đề xuất chính sách hỗ trợ kinh phí hoạt động cho chi hội PN thôn, bản, xóm, ấp và tương đương thuộc các xã đặc biệt khó khăn và địa điểm làm việc của Hội LHPN xã.

* Cấp địa phương:

- Chỉ đạo thống nhất mô hình tổ chức Hội cơ sở dưới BCH Phụ nữ xã là chi hội, nơi nào chi hội quá đông thìthành lập tổ PN.

- Rà soát, đánh giá chất lượng xếp loại cơ sở hội.

- Tập trung sự chỉ đạo và đầu tư nguồn lực đối với cơ sở yếu kém, vùng sâu, vùng cao, đặc biệt khó khăn, các vùng trọng điểm.

- Cụ thể hoá tài liệu của TW cho phù hợp, cải tiến nội dung, hình thức sinh hoạt thiết thực, sát đối tượng.

- Xây dựng và phát huy vai trò hội viên nòng cốt phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm vùng miền.

- Chủ động tạo nguồn kinh phí hoạt động, thực hiện đúng hướng dẫn về thu nộp hội phí, từng cơ sở chị hội cố gắng tận thu hội phí, đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua hàng năm.

- Xây dựng quỹ Hội trên cơ sở giải thích vận động để hội viên tự nguyện đóng góp.

* Thực hiện đồng bộ một số các giải pháp khác:

- Tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên, chất lượng sinh hoạt hội viên

- Xây dựng lực lượng hội viên nòng cốt.

- Chỉ đạo củng cố chi, tổ phụ nữ.

Nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở thông qua việcđào tạo, bồi dưỡng, chú trọng phát hiện cán bộđảm bảo tiêu chuẩnđể giới thiệu vào cơ quan lãnhđạo vàtổ chức hội thi Chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở giỏi (2009).

* Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cơ sở, các cấp Hội cần:

- Khảo sát , đánh giá thực trạng tổ chức Hội cơ sở.

- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá xếp loại cơ sở.

- Xác định quy mô của chi hội, tổ phụ nữ theo hướng dẫn thực hiện điều lệ Hội để quản lý hội viên một cách chặt chẽ đảm bảo ở đâu có phụ nữ ở đó có tổ chức Hội.

- Các tỉnh thành Hội tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác tổ chức cán bộ.

3. Tập trung đẩy mạnh đổi mới phương thức hoạt động của các cấp Hội,

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động là việc làm thường xuyên, phải được quán triệt trong mọi hoạt động của các cấp hội, đặc biệt đối với cấp Trung ương, tỉnh/thành, huyện/quận.

Đổi mới nội dung được thể hiện qua 6 nhiệm vụ, do vậy phần này chỉ thể hiện đổi mới phương thức hoạt động.

Đổi mới phương thức gồm 3 nội dung:

a. Chủ động tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước chủ trương chính sách liên quan đến phụ nữ

- Chủ động tham mưu với các cấp uỷ đảng trong việc triển khai các Nghị quyết về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, đặc biệt là Nghị quyết 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Tham mưu để cấp uỷ tiến hành đánh giá việc thực hiện nghị quyết hàng năm và sơ kết, tổng kết theo định kỳ. (sơ kết 2012, 2015,2020)

b. Đổi mới sự chỉ đạo của các cơ quan lãnh đạo các cấp Hội:

- Mở rộng dân chủ, huy động tiềm năng, sức sáng tạo của các tầng lớp phụ nữ, tiếp tục thực hiện phương châm hướng mạnh hoạt động về cơ sở, khu dân cư.

- Chăm lo thiết thực quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên, phụ nữ

- Khắc phục tình trạng “hành chính hoá”, phô trương, hình thức, chạy theo thành tích thông qua việc sâu sát cơ sở, phát hiện kịp thời những vấnđề vướng mắc của cơ sởđểđiều chỉnh việc chỉđạo vàđề ra các giải pháp khắc phục.

- Không đề ra nhiều hoạt động bề nổi, tập trung nghiên cứu để đề xuất các chính sách nhằm tháo gỡ những vấn đề của phụ nữ và hoạt động Hội.

- Xây dựng và thực hiện quy định về chế độ công tác cơ sở đối với cán bộ Hội chuyên trách.

- Cải tiến và nâng cao chất lượng các đợt đi công tác cơ sở của cán bộ Hội.

- Trung ương sẽ tiến hành chọn điểm chỉ đạo toàn diện việc thực hiện nghị quyết Đại Hội Phụ nữ toàn quốclần thứ X theo vùng miền để rút kinh nghiệm điều chỉnh việc chỉ đạo cũng như nhân diện mô hình điểm.

- Coi trọng công tác xây dựng chiến lược và kế hoạch hoạt động của từng cấp Hội.

- Chủ động tạo nguồn kinh phí để các cấp hội có thể dần tự đứng vững trong cơ chế mới.

- Xác định nhiệm vụ trọng tâm và lựa chọn vấn đề ưu tiên hợp lý trong từng thời kỳ, vùng miền, đối tượng để chỉ đạo thống nhất và đầu tư nguồn lực thực hiện.

-Tăng quyền chủ động, phát huy tính sáng tạo của các cấp Hội địa phương trong việc cụ thể hoá thực hiện các hoạt động của Hội.

- Coi trọng xây dựng mô hình và công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

+ Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong hệ thống Hội, tiếp tục bình xét danh hiệu cán bộ Hội cơ sở giỏi.

+ Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch, thông tin, báo cáo, thống kê và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cấp Hội.

+ Phát huy sự tham gia của các uỷ viên BCH cơ cấu thông qua nội dung và cơ chế hoạt động của các tiểu ban

- Coi trọng công tác kiểm tra việc chấp hành Điều lệ, các Nghị quyết của Hội và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến tổ chức, cán bộ Hội.

-Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác kiểm tra theo quy định của Điều lệ Hội trong nhiệm kỳ (2007-2012):

+Cấp trung ương: kiểm tra 100% cấp tỉnh

+Cấp tỉnh: 100% cấp huyện

+Cấp huyện: 100% cấp xã,

+ Cấp xã: 100% chi hội.

c. Tăng cường phối kết hợp với các cấp chính quyền, Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể:

Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động của Hội, xây dựng cơ chế phối hợp bình đẳng, hiệu quả với các bộ, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể trong thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động có liên quan tới phụ nữ.

Rút kinh nghiệm mở rộng hoạt động liên kết với các doanh nghiệp trong việc chăm lo cho phụ nữ.

Coi trọng việc xây dựng mạng lưới cộng tác viên, có cơ chế phù hợp để huy động sự đóng góp trí tuệ của chuyên gia trong các lĩnh vực công tác Hội.

4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội các cấp, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra.

Thực hiện đồng bộcác giải pháp tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và chính sách cán bộ.

a. Tuyển chọn.

- Điều chuyển phải đảm bảo tiêu chuẩn, tránh tình trạng nể nang, lấy cán bộ không đáp ứng yêu cầu.

- Tuyển chọn phải theo đúng quy trình được quy định trong văn bản pháp quy của Nhà nước

b. Phân cấp rõ trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng của các cấp hội.

* Trung ương Hội:

- Tập trung đào tạo bồi dưỡng, nâng cao nhận thức chính trị - xã hội, kiến thức về quản lý, trình độ tin học, ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách các ban, đơn vị.

- Xây dựng đội ngũ chuyên gia theo từng lĩnh vực hoạt động của Hội: luật pháp chính sách và phản biện xã hội, công tác xã hội, công tác tuyên truyền, công tác phát triển tổ chức nguồn nhân lực, công tác dân tộc tôn giáo, công tác lập kế hoạch, giới, gia đình…

- Xây dựng và tổ chức thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt Hội LHPN cấphuyện vàcấp xã.

* Tỉnh/thành và quận/huyện Hội:

- Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng vận động phụ nữ cho cán bộ chủ chốt và cán bộ phong trào

- Xây dựng kế hoạch, đề xuất kinh phí, phối hợp với các trường Đảng tỉnh, trung tâm đào tạo chính trị của huyện để tổ chức thực hiện.

- Tăng cường đào tạo thông qua thực tiễn hoạt động:

+ Trao đổi kinh nghiệm công tác, tham quan học tập.

+ Nghiên cứu tại cơ sở

+ Cán bộ Hội các cấp có kế hoạch cá nhân nhằm phấn đấu rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Các cấp Hội thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ Hội các cấp.

- Coi trọng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, lý luận chính trị, quản lý hành chính, kiến thức, kỹ năng, phương pháp công tác theo chuyên đề và nâg cao năng lực kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội.

- Phổ cập tin học văn phòng cho cán bộ Hội chuyên trách cấp tỉnh và huyện; phấn đấu từng bước phổ cập tin học văn phòng cho Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội LHPN cấp xã.

c. Quy hoạch:

Chủ động xây dựng và rà soát quy hoạch để bổ sung, điều chỉnh kịp thời cán bộ trong quy hoạch đã nghỉ hoặc chuyển công tác.

Quy hoạch phải được thực hiện công khai, dân chủ, theo đúng quy trình.

Định kỳ đánh giá cán bộ theo quy định. Xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về một số lĩnh vực công tác phụ nữ ở cấp Trung ương và tỉnh, thành.

d. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, hiểu rõ nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ để nâng cao chất lượng tham gia xây dựng luật pháp, chính sách về bình đẳng giới...

Kết luận

Hội LHPN Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị của Đảng.

Tiếp tục thực hiện bốn nội dung trọng yếu trên đây là đảm bảo sự hoạt động có hiệu quảcủa Hội LHPN Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu” Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vì sự bình đẳng, tiến bộ và phát triển của phụ nữ Việt Nam.

T.W Hội LHPN Việt Nam

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video