Những cứu tinh của Việt kiều bị bão Katrina

06/10/2005
Theresa Nguyen gõ nhịp ngón tay trên chồng hồ sơ trong khi chờ nhiều người Việt chạy sơ tán tránh bão làm thủ tục xin trợ cấp. Bên cạnh, con gái 4 tuổi của cô chơi một mình. Nguyen và con gái mất nhà vì bão, nhưng điều đó không ngăn cô giúp những người khác.

Nguyen chỉ là một trong hàng chục phiên dịch viên tình nguyện giúp những người sơ tán không biết nói tiếng Anh hoàn tất các thủ tục để xin trợ giúp tài chính của FEMA (cơ quan cứu trợ khẩn cấp Mỹ).

"Có một số người cực kỳ kiên nhẫn", Nguyen kể. Gia đình cô mất căn nhà ở Ocena Springs và cả cửa hàng bán thủy sản ở Biloxi (Mississippi). "Một số khác thì mất bình tĩnh. Tôi nghĩ mọi người hầu như đã mất tất. Có người không còn thứ gì, kể cả thẻ căn cước.


Nguyen và các tình nguyện viên nói tiếng Việt và Tây Ban Nha khác đã xử lý gần 200 đơn xin trợ cấp của FEMA giúp những người không nói được tiếng Anh. Các tình nguyện viên cũng mất đồ đạc, nhà cửa, nhưng họ vẫn kiên trì giúp đồng bào.


Một phiên dịch viên khác tên là Ann Lê ở Biloxi đã mất cửa hàng băng đĩa, nhà ở và những căn nhà cô cho thuê.

"Không nghề nghiệp, không nhà cửa", Lê nói. "Nhưng tôi vẫn còn cộng đồng của mình".

Nhiều người mất nhà ở Biloxi hiện tập trung tại New Hope Center, nơi dành cho dân sơ tán trở về. Lê về Biloxi từ San Jose và và thấy rằng căn nhà của anh đã bị cuốn trôi. Anh ở lại nơi này và cùng những người dân xây dựng lại cuộc sống.

 

 


Henry Huong Le, một doanh nhân luôn bảo vệ cộng đồng người Việt, tỏ ra lạc quan về việc phục hồi cuộc sống sau bão.

"Chúng ta vẫn còn đất đai", ông nói. "Chúng ta chưa mất hết tất cả".


Điện thoại và đường truyền Internet ở trung tâm dành cho những người mất nhà cửa đôi khi bị tắc. Trang web nhận đơn xin trợ cấp của FEMA thi thoảng lại chạy chế độ hạn chế khối lượng xử lý đơn. Vì thế, các tình nguyện viên thường thức muộn, để chờ đường dây nóng của FEMA hoạt động lại. Nhiều khi, những thông tin cá nhân của người viết đơn không thích hợp với yêu cầu của hệ thống.


Bác sĩ của người Việt


Bên trong ngôi chùa ở phía đông Biloxi, bác sĩ Ngoc Pham làm việc trong một căn phòng nhỏ không có đèn, không có nước máy. Chị phải bỏ nhà đến đây sơ tán và đã trở thành cứu tinh của rất nhiều người bệnh tha thiết mong một bác sĩ nói tiếng Việt.

"Ở đây chúng tôi chỉ làm được những việc hết sức hạn chế, nhưng có những thai phụ 5 tháng, 7 tháng, những bệnh nhân mắc chứng ngứa kỳ lạ do nước".


Chi Pham đã lập một phòng khám tạm ở trong chùa. Dùng số thuốc lấy từ phòng khám của chị ở New Orleans và hàng cứu trợ, bác sĩ Pham đã điều trị cho hàng chục bệnh nhân.

"Ở đây có một cộng đồng người Việt khá lớn. Tôi thật hạnh phúc vì được tự nguyện làm thày thuốc ở đây, bệnh nhân không nói tiếng Anh được sẽ thấy thoải mái hơn chút ít khi trò chuyện với tôi", bác sĩ nói

Theo VnExpress

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video