Những phụ nữ nghèo vượt qua số phận bắt đầu từ dự án mang tên “Hy vọng”

04/05/2012
Mỗi người một số phận, nhưng những người phụ nữ vùng sông nước Cửu Long này đều có chung bước ngoặt cuộc đời: thoát khỏi cuộc sống khó khăn, quanh năm lênh đênh sông nước, làm thuê làm mướn, thu nhập bấp bênh theo thời vụ.

* Video clip chuyện kể về những người vượt qua số phận
Hơn 2 năm trước, cơ hội làm việc đã mở ra cho hơn 200 phụ nữ nghèo chịu thương, chịu khó ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khi được Công ty Unilever Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam mời tham gia dự án bán hàng có tên “Hy vọng” (Project Hope). Tham gia dự án, họ được giúp vốn, phương tiện, được huấn luyện kĩ năng bán hàng, và quan trọng hơn là có thu nhập ổn định gần 2 triệu đồng/tháng.

Lấy lại niềm tin vào cuộc đời

 Ảnh minh họa
Chị Phiên (xã Trung Hiếu, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) nhớ lại: “Năm 1983, bị chồng ruồng bỏ, tôi dắt 2 con về đây mướn ăn, ở nhờ nhà của cha mẹ. Sau đó, chúng tôi được giúp đỡ xây 1 ngôi nhà tình thương đơn giản nhưng rồi cơn bão số 9 cũng làm tan tành hết cả”.

Trong lúc đang khó khăn, túng quẫn, chị được Hội LHPN giới thiệu để tiếp nhận xe bán sản phẩm Uneliver. Tham gia “dự án Hy vọng” là bước ngoặt cuộc đời chị Phiên không chỉ bởi thu nhập hàng tháng từ việc bán hàng của chị đã ổn định mà quan trọng hơn, chị đã có niềm tin vào cuộc đời, che chở cho các con đứng vững trước những khó khăn của cuộc sống. Chị đã xây dựng lại được ngôi nhà, cưới vợ cho con.


Mang tiếng cười về cho căn nhà nhỏ

 Ảnh minh họa
Chị Sơn (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) lại có một số phận long đong khác. Gia đình chị khó khăn, chồng bệnh nặng, mẹ chồng già yếu. Số phận đã mỉm cười với chị từ khi chị tham gia dự án. Hàng ngày, người phụ nữ Khơme ấy đạp xe hết vùng nông thôn nghèo này đến vùng nông thôn nghèo khác, không chỉ đưa hàng hóa đến tận tay bà con mà còn tận tình hướng dẫn cho họ cách sử dụng sản phẩm hợp lý. Được bà con tin tưởng, yêu mến, hàng hóa bán ra được nhiều, thu nhập tăng giúp chị vun vén, chăm lo cho gia đình mình tốt hơn. Cứ như thế, bằng sự cần cù chịu thương chịu khó, chị mang sản phẩm của Unilever đến khắp nơi và mang về tiếng cười hạnh phúc cho căn nhà nhỏ của mình. Chị rất biết ơn Unilever Việt Nam, Hội LHPN Việt Nam, cộng đồng và đặc biệt là những người điều hành “dự án Hy vọng” tại địa phương.


Hôm nay mới giàu có được

 Ảnh minh họa
Ăn nên làm ra từ khi tham gia dự án Hy vọng, chị Hà (huyện Bình Thành, tỉnh An Giang) vui mừng chia sẻ: “Mới ban đầu bán cũng không có mối, ế ẩm lắm, từ từ buôn bán phát triển lên, tôi chuyển sang xe đẩy. Bây giờ tôi đẩy xe cũng không nổi nữa vì hàng quá nhiều rồi, tôi tính gấp phải chuyển sang dùng xe gắn máy”. Thoát khỏi cuộc sống nghèo khó chỉ sau 1 năm tham gia dự án, hôm nay, chị Hà thấy cuộc sống của mình và gia đình mình đã “phát triển” và “giàu có được”. Trong kí ức của chị, hình ảnh chiếc xe đạp chở hàng đã trở thành kỉ niệm đẹp 1 thời vất vả.

Ai cũng có quyền hy vọng

Có thể nói, bắt đầu từ dự án “hy vọng”, bằng sự cần cù, chịu thương, chịu khó và nhờ sự giúp đỡ kịp thời từ cộng đồng, những người phụ nữ đã thay đổi được số phận của mình. Giờ đây, họ đã xây dựng được cho mình và gia đình mình một cuộc sống ổn định, thoát khỏi đói nghèo, xây dựng kế hoạch sống bền vững, luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng hơn. Thành công của họ khẳng định rằng, bất kì ai trong chúng ta cũng có quyền hy vọng, và chỉ khi có hy vọng, có niềm tin vào cuộc sống, chúng ta mới có cơ hội vươn lên đạt tới thành công.

Thành công của hơn 200 người phụ nữ vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tiếp sức để Unilever cùng với Hội LHPN Việt Nam tiếp tục triển khai các dự án khác tạo điều kiện giúp phụ nữ nghèo ở khắp các tỉnh, thành cả nước. Được biết, trong 5 năm tới, Unilever sẽ phối hợp với Hội LHPN Việt Nam triển khai chương trình ứng dụng vi mô mang tên “Quỹ khởi đầu mới” nhằm giúp phụ nữ và người dân nghèo Việt Nam mở rộng kinh doanh, cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống một cách bền vững.

* Video clip chuyện kể về những người vượt qua số phận

Phạm Hồng

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video