Nữ học giả trẻ Việt Nam giành giải thưởng nghiên cứu về việc làm thỏa đáng

02/08/2019
Giải thưởng Regulating for Decent Work (Điều tiết vì Việc làm Thỏa đáng) năm 2019 vừa được trao cho học giả Việt Nam - Hạnh Nguyễn - với nghiên cứu về điều kiện làm việc của nữ lao động di cư trong các nhà máy may mặc ở Myanmar. Giải thưởng được vinh danh tại Hội nghị Regulating for Decent Work lần thứ 6 do ILO chủ trì.

Hạnh Nguyễn, một học giả Việt Nam, đã giành được giải thưởng Regulating for Decent Work (Điều tiết vì Việc làm Thỏa đáng) cho nghiên cứu của mình với nội dung Kỳ vọng và thực tế: Phúc lợi của nữ lao động di cư trong các nhà máy may tại Myanmar.

Tổng Giám đốc ILO, Guy Ryder, đã trao giải thưởng này tại lễ bế mạc Hội nghị Regulating for Decent Work lần thứ 6 được tổ chức tại trụ sở chính của ILO tại Geneva.

Giải thưởng này vinh danh báo cáo khoa học tốt nhất gửi đến hội thảo, được thực hiện bởi một học giả mới nổi đến từ một quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu của chị Hạnh Nguyễn xem xét phúc lợi của người lao động trong bối cảnh chuyển dịch kinh kế và xã hội tại Myanmar. Chị đã đánh giá khái niệm phúc lợi vật chất và phi vật chất được hiểu như thế nào, đồng thời nghiên cứu những trải nghiệm của nữ lao động di cư trong ngành may mặc thâm dụng lao động.

Chị Hạnh cho biết kế hoạch của mình là biến nghiên cứu thành khuyến nghị chính sách và “sẽ được trình lên Bộ Lao động, Nhập cư và Dân số của Myanmar, là một hành động cụ thể để trao quyền cho nữ lao động di cư trong các nhà máy may mặc, điều trước đây chưa từng có tại quốc gia này”.

Chị Hạnh Nguyễn đã trình bày nghiên cứu của mình tại hội nghị ba ngày với sự tham gia của các nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới nhằm thảo luận những ý tưởng mới và những chính sách giúp định hình một tương lai việc làm tốt hơn.

Tổng Giám đốc ILO, Guy Ryder, đã chúc mừng các đại biểu tham dự hội nghị vì “một hội nghị đặc biệt thành công và hiệu quả”.

Tổng Giám đốc cho biết thêm: “Đây là một sự kiện đầy hứa hẹn và đáng khích lệ đối với ILO trong năm kỷ niệm một thế kỷ thành lập quan trọng này”.

GENEVA – Theo một ước tính mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), vai trò của lao động tự làm và doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ trong tạo việc làm quan trọng hơn nhiều so với những gì chúng ta từng nghĩ trước đây. 

Số liệu thu thập được từ 99 quốc gia cho thấy những “đơn vị kinh tế nhỏ” này chiếm 70% tổng số việc làm, khiến cho họ trở thành động lực quan trọng nhất trong tạo việc làm.

Phát hiện của nghiên cứu này “rất có ý nghĩa” đối với những chính sách và chương trình về tạo việc làm, chất lượng việc làm, khởi nghiệp, năng suất của doanh nghiệp và chính thức hóa việc làm, theo đó, báo cáo nêu rằng cần phải chú trọng hơn tới những đơn vị kinh tế nhỏ này.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng trung bình 62% việc làm tại 99 quốc gia này thuộc khu vực phi chính thức, nơi mà điều kiện làm việc nói chung có xu hướng kém (ví dụ như không có an sinh xã hội, tiền lương thấp hơn, điều kiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp kém và quan hệ lao động cũng kém hơn). Mức độ phi chính thức của các quốc gia cũng khác nhau, từ hơn 90% tại Benin, Bờ biển Ngà và Madagascar tới dưới 5% tại Áo, Bỉ, Brunei Darussalam và Thụy Sỹ.

Thông tin này được công bố trong một báo cáo mới của ILO có tiêu đề Nhỏ nhưng quan trọng: Bằng chứng toàn cầu về mức đóng góp cho việc làm của lao động tự làm, doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Báo cáo chỉ ra rằng ở các nước có thu nhập cao, 58% tổng số việc làm là ở các đơn vị kinh tế nhỏ, trong khi đó ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, tỷ lệ này cao hơn đáng kể. Báo cáo cũng cho biết ở những nước có mức thu nhập thấp nhất, tỷ trọng việc làm trong các đơn vị kinh doanh nhỏ là gần 100%.

Ước tính này được thực hiện dựa trên số liệu điều tra lực lượng lao động và hộ gia đình trong nước được thu thập từ tất cả các khu vực trừ Bắc Mỹ thay vì dùng những nguồn số liệu điều tra doanh nghiệp mang tính truyền thống thường có phạm vi hạn chế hơn.

“Theo chúng tôi được biết, đây là lần đầu tiên chúng ta ước tính mức đóng góp tạo việc làm của các đơn vị kinh tế nhỏ dùng biện pháp so sánh đối với một tập hợp nhiều quốc gia như vậy, đặc biệt là các quốc gia thu nhập thấp và trung bình”, ông Dragan Radic, trưởng Phòng Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa của ILO, cho biết.

Báo cáo khuyến nghị rằng việc hỗ trợ các đơn vị kinh tế nhỏ cần trở thành trọng tâm của các chiến lược phát triển kinh tế và xã hội. Báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo một môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đó, đảm bảo họ thực hiện chức năng đại diện hiệu quả và các mô hình đối thoại xã hội cũng vận hành hiệu quả đối với họ.

Các khuyến nghị khác được đưa ra bao gồm: cần hiểu năng suất của doanh nghiệp được định hình bởi một “hệ sinh thái” lớn hơn như thế nào, tạo điều kiện tiếp cận tài chính và thị trường, thúc đẩy tinh thần kinh doanh của phụ nữ và khuyến khích công cuộc chuyển dịch sang nền kinh tế chính thức và bền vững về môi trường.

Doanh nghiệp siêu nhỏ được định nghĩa là doanh nghiệp có ít hơn 9 lao động, trong khi đó doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có thể tuyển dụng tới 49 lao động.

www.ilo.org

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video