Nữ sinh trong các trường đại học Iran

16/03/2007
Nữ sinh chiếm đa số trong các kì thi tuyển sinh đại học 4 năm qua ở Iran. Đây là một hiện tượng lạ trong một xã hội bảo thủ “trọng nam khinh nữ”. Đây là một hiện tượng và xã hội Iran bảo thủ đã đặt câu hỏi có cần thiết phải điều chỉnh tỉ lệ nam/nữ trong trường đại học hay không.

“Trong sâu thẳm trái tim, cha mẹ muốn tôi ở nhà và lấy chồng, nhưng tôi luôn là một học sinh đầu lớp và họ để tôi tự quyết định” – Mahjoubi kể, cô hy vọng làm việc trong ngành dầu khí sau khi tốt nghiệp.

“Phụ nữ đối mặt với nhiều hạn chế tại Iran, giáo dục được coi như một lối thoát để họ hoàn thành ước nguyện và tham gia vào xã hội” – Hamidreza Jalaipour, một giáo sư xã hội học nhận xét. Ông tin rằng cuộc cách mạng Hồi giáo 1979, mà buộc phụ nữ mang khăn trùm đầu, đã thúc đẩy các gia đình tôn giáo gửi con gái tới trường đại học. Từ 150.000 sinh viên năm 1979, số sinh viên đại học đã tăng lên khoảng 3 triệu trong những trường đại học công lập và trường đại học bán công Islamic Azad, được sáng lập đầu những năm 1980 nhằm đáp ứng nhu cầu học đại học trên cả nước.

Theo luật pháp Iran thì một người chồng có quyền ngăn cấm vợ làm những công việc bên ngoài gia đình tuy nhiên với những nữ cử nhân thì tiêu chuẩn chọn hôn phu đầu tiên là có tư tưởng thoáng và tôn trọng công việc của vợ. Trường đại học cho họ sự tự tin cũng như cơ hội để thực hiện điều đó.

Thời buổi kinh tế khó khăn cũng là lí do khiến ngày càng nhiều nữ sinh thi đại học. “Rất ít gia đình có thể sống nhờ vào một nguồn thu nhập vì vậy phụ nữ phải học tập để có cơ hội tìm việc làm tốt hơn” – cử nhân ngành nhân loại học Mariam Ansari nhận xét. Kinh tế khó khăn và tỉ lệ thất nghiệp cao – chính thức là 15% - cũng làm nản ý định học đại học của nhiều nam sinh bởi có nhiều tấm gương xung quanh cho thấy nhiều nam cử nhân không có được thành công nhờ bằng cấp.

Việc mất cân đối giới tính trong trường đại học đã gây ra những cuộc tranh cãi xem liệu có phải điều chỉnh lại tỉ lệ nam/nữ, đặc biệt trong các ngành y và cơ điện tử.

Cho dù chiếm tỉ lệ cao hơn trong trường đại học nhưng nữ giới vẫn chỉ chiếm 15% trong lực lượng lao động và vẫn bị phân biệt đối xử bởi chủ lao động về cả tiền lương lẫn cơ hội thăng tiến.

Trong nhiều năm qua, các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ đã đấu tranh đòi thay đổi luật “không công bằng”, đòi hỏi quyền ngang bằng trong li hôn và giám hộ trẻ cũng như quyền thừa kế - hiện theo luật phụ nữ chỉ được một nửa của đàn ông.

Phụ nữ Iran cũng bị cấm trở thành quan tòa và 2 nhân chứng là nữ chỉ có giá trị pháp lí tương đương với 1 nam nhân chứng trước tòa.

Iran chưa kí vào hiệp định của Liên hợp quốc về loại bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ. Kể từ khi chính quyền bảo thủ của Mahmoud Ahmadinejad nắm quyền tháng 8/2005, phụ nữ lại bị đặt nặng lên vai vai trò truyền thống của một người vợ và một người mẹ như một yếu tố hàng đầu.

 

Thanh Tùng
Theo báo GD TĐ

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video