Phòng, chống nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em: Cần sự tham gia của công đoàn

13/05/2006
Hiện mối đe doạ ngày càng tăng về đói nghèo và thất nghiệp thường là động lực khiến người LĐ, trong đó có phụ nữ phải di cư và rơi vào tình trạng dễ bị buôn bán. Với vị trí, chức năng của mình, tổ chức CĐ cần sớm vào cuộc để phòng, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em.

Qua phân tích số phụ nữ và trẻ em (PNTE) bị bán ra nước ngoài của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm cho thấy, tuổi dưới 16 chỉ chiếm 5%, trên 16 tuổi là 95%; 88% có hoàn cảnh khó khăn; 97% là thất học hoặc văn hoá cấp 1-2. Đối tượng của bọn buôn bán phụ nữ (PN) là các cô gái trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có việc làm, ở các vùng nông thôn.


Theo nhận định của Tổ chức LĐ quốc tế (ILO) ngày 11.4, thì buôn bán PNTE được coi là tệ nạn của nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có VN. Ở các nước đang phát triển, 30-90% những người bán hàng rong, 35 - 80% số người LĐ tại gia đình là phụ nữ. Đối với LĐ trẻ em đang được thuê làm việc, số lượng lên tới 246 triệu em.

Bên cạnh đó, xu thế nữ hoá những người di cư là mối quan tâm ngày càng tăng ở các nước tiểu vùng sông Mêkông, bởi PNTE di cư dễ đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn với đối tượng LĐ này trong các ngành dịch vụ và tình dục.


CĐ cần có những biện pháp mới


Lực lượng LĐ trình độ thấp, không có trình độ trong quá trình di cư nhằm tìm kiếm việc làm phải đối mặt với những rào cản về pháp luật, chính sách di cư và đối mặt với những nguy cơ ngày càng tăng về buôn bán người, bóc lột LĐ. Chính vì vậy, họ đang rất cần sự hỗ trợ của tổ chức CĐ.

Có một điểm lưu ý trong đánh giá của ILO là cần tăng cường sự đại diện của nữ giới trong các tổ chức CĐ. Hiện phụ nữ chỉ chiếm 1/3 tổng số các thành viên CĐ và giữ ít hơn 1% các vị trí ra quyết định ở các CĐ này.


Tại cuộc hội thảo chủ đề "CĐ và phòng, chống buôn bán PNTE" tổ chức ngày 11.4, với sự tham dự của CB nữ công các CĐ ngành, LĐLĐ địa phương, bà Rose Marie Greve - Giám đốc ILO VN khẳng định CĐVN sẽ là một trong các đối tác then chốt để thực hiện Dự án phòng, chống buôn bán PNTE tại tiểu vùng Mêkông giai đoạn II ở VN (2006 - 2007). Các cấp CĐ cần cố gắng đưa LĐ phi chính thức vào các sáng kiến hành động của mình. Hơn thế, CĐ phải áp dụng các biện pháp mới để đến được với người LĐ trong nền kinh tế thị trường.


Theo đồng chí Đỗ Đức Ngọ - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - TLĐ sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động CNVC - LĐ nâng cao nhận thức, tham gia có hiệu quả trong việc phòng ngừa buôn bán PNTE. Việc làm thiết thực nhất là tham gia xây dựng và kiểm tra việc lồng ghép các chế độ chính sách đảm bảo việc làm, đời sống, thu nhập cho LĐ nữ nghèo, trình độ văn hoá thấp, nhất là ở các KCN-KCX, khu vực phi kết cấu. Nhưng thách thức đầu tiên đối với CĐ trong lĩnh vực này là nhận thức của nữ CNVC - LĐ ở nhóm có nguy cơ cao còn thấp; công tác đào tạo CB còn hạn chế; kỹ năng tuyên tuyền của CB còn yếu và đặc biệt là DN sử dụng LĐ không muốn nhận LĐ nữ.   

Hà Linh (Lao động)

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video