Phụ nữ Dân tộc thiểu số tích cực học tập, chủ động, sáng tạo trong duy trì nghề truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

19/10/2020
Tại đại hội thi đua yêu nước Hội LHPN Việt Nam lần thứ IV, Chị Lý Thị Ninh - Chủ nhiệm CLB thêu dệt thổ cẩm xã Chế Cu Nha, Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đã có tham luận "Phụ nữ Dân tộc thiểu số tích cực học tập, chủ động, sáng tạo trong duy trì nghề truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc". Cổng thông tin Hội LHPN Việt Nam xin đăng toàn văn tham luận.
Chị Lý Thị Ninh nhận bằng khen của TW Hội LHPN Việt Nam tại Đại hội thi đua yêu nước Hội LHPN Việt Nam lần thứ IV

Rất vui mừng và vinh dự cho tôi được về dự và tham gia phát biểu tại Đại hội thi đua yêu nước của Trung ương Hội LHPN Việt Nam lần thứ IV, giai đoạn 2015 – 2020. Lời đầu tiên, cho phép tôi thay mặt cán bộ, hội viên phụ nữ Câu lạc bộ thêu dệt thổ cẩm xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái xin gửi tới các quý vị đại biểu lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp.

Trước hết tôi bày tỏ sự nhất trí cao với dự thảo Báo cáo chính trị và các báo cáo đã được trình bày tại Đại hội. Được sự cho phép của Đoàn Chủ tịch, tôi phát biểu tham luận với nội dung: “Phụ nữ Dân tộc thiểu số tích cực học tập, chủ động, sáng tạo trong duy trì nghề truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”.

Kính thưa Đại hội!

Trong những nghề truyền thống còn được lưu giữ tại huyện Mù Cang Chải, nghề thêu, dệt thổ cẩm có nhiều thế mạnh để phát triển, hòa với nhịp sống hiện đại mà vẫn giữ được nét đẹp bản sắc riêng vốn có.Câu lạc bộ dệt thổ cẩm xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải được thành lập năm 2009 do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và huyện Mù Cang Chải chỉ đạo thành lập, Công ty CRAFT LINK hỗ trợ. Đến năm 2019,đã thành lập được Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải với 30 chị em hội viên phụ nữ, đến nay đã có 45 người với tổng thu nhập bình quân mỗi người từ 2.000.000đ/thángđến 3.000.000đ/tháng; ngoài ra còn tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho các chị em hội viên phụ nữ tham gia theo thời vụ những lúc nông nhàn.

Bên cạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, các thành viên của câu lạc bộ chúng tôi luôn quan tâm đến công tác bảo tồn giá trị đặc sắc củanghề thêu thổ cẩm truyền thống, nhất là thông qua giới thiệu với khách thamquan lịch sử hình thành và quy trình sản xuất; nâng cao chất lượng sản phẩm, sắp xếp hàng hoá theo chủng loại để làm nổi bật  các giá trị truyền thống như: cách vẽ, tạo hoa văn, cách thức  sản xuất truyền thống, nhuộm màu tự nhiên, các công cụ dệt thêu thủ công...

Các chị em trong câu lạc bộluôn tìm tòi, sáng tạo, thông qua nghiên cứu các trang thông tin của các tổ chức, cá nhân khác trên các trang mạng xã hội để học hỏi kinh nghiệm, quảng bá rộng rãi sản phẩm để khách du lịch biết đến,tích cực nghiên cứu, đổi mới mẫu mã và không ngừng phấn đấu vươn lên tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước, số lần xuất hàng và doanh thu của câu lạc bộngày càng tăng lên (năm 2015 với 10 lần xuất hàng tổng trị giá 200 triệu đồng, đến năm 2019 là 16 lần xuất hàng với tổng số tiền là 640 triệu đồng).

Ngoài việc duy trì các hoạt động, Câu lạc bộ còn chủ động tham gia hướng dẫn, dạy nghề thêu thổ cẩm cho 75 chị em hội viên phụ nữ các xã bạn vùng lân cận để chị em duy trì, phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình, đồng thời phục vụ bản thân, gia đình có thêm thu nhập. Vượt ra khỏi tư tưởng tự ti, an phận của phụ nữ dân tộc thiểu số, các chị em luôn nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết, sáng tạo, vượt khó vươn lên để không ngừng tiến bộ.

Kính thưa Đại hội!

Trong bối cảnh nghề truyền thống ngày càng bị mai một, nhiều thách thức đặt ra cho sản phẩm thêu, dệt thổ cẩm như: Các nghệ nhân lớn tuổi dần mất đi mà chưa kịp truyền thụ lại hết tinh hoa nghề truyền thống cho lớp trẻ; thu nhập không cao nên thế hệ trẻ chưa mặn mà, đam mê với nghề thêu, dệt thổ cẩm dân tộc; công tác đào tạo nghề còn hạn chế, mẫu mã sản phẩm còn chưa nhiều, nguyên vật liệu truyền thống khó tìm, chưa đa dạng phong phú, nhãn hiệu sản phẩm tập thể chưa được phát huy, chưa có chuỗi gắn kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm... Đặc biệt, việc lạm dụng cơ giới hóa trong các công đoạn dệt, nhuộm, may sản phẩm thổ cẩmhay ít quan tâm đến mẫu hoa văn thổ cẩm có yếu tố tín ngưỡng truyền thống khiến chonét đặc sắc trong các sản phẩm dệt thủ công truyền thống bị mai một.Do đó, khó khăn lớn nhất của tổ dệt thổ cẩm của chúng tôi là chưa đáp ứng thị hiếu đa dạng của khách hàng, khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường còn thấp, thời gian lưu trú thamquan, mua sắm của du khách tại CLB còn quá ít.

Để duy trì, nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã sản phẩm nhằm thích ứng với nhu cầu của thị trường và tiếp tục khuyến khích phụ nữ dân tộc Mông tích cực học tập, chủ động sáng tạo duy trì nghề thêu, dệt thổ cẩm truyền thống, trong thời gian tới câu lạc bộ chúng tôi sẽcố gắng làm tốt một số việc sau:

Trước hết, chúng tôicố gắngphát huy sự sáng tạo và tâm huyết của nghệ nhân, đặc biệt đội ngũ trí thức trẻ có chuyên môn về mỹ thuật, có tay nghề cao... là chủ thể quan trọng tham gia thực hiện đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình duy trì và phát triển hàng thủ công.Khuyến khích sự sáng tạo và tâm huyết của chị em phụ nữ đảm bảo các ý tưởng của các chị em được phát huy tối đa,. Hình thành bộ phận chuyên thiết kế, sáng tạo mẫu mã dòng sản phẩm truyền thống và hiện đại theo nhu cầu thị trường, hạn chế bán các sản phẩm không phải là sản phẩm truyền thống của địa phương. Đồng thời, tăng cường sưu tầm, nghiên cứu những hoa văn thất truyền trước đây; bảo tồn những hoa văn cổ đã phục chế gắn với nâng cao chất lượng và cải tiến, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với du lịch và các dịch vụ đi kèm, nhất là giới thiệu rõ nét và chuyên nghiệp hơn về nghề truyền thống.Kết nối với các tua du lịch và các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.Trên đây là một số ý kiến tham luận của tôi với Đại hội. Cuối cùng xin kính chúc các quí vị Đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc Đại hội thành công tốt đẹp!

Xin trân trọng cảm ơn!

Lý Thị Ninh

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video