Phụ nữ Huyện Châu Thành với chương trình giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn

02/12/2010
Từ đầu năm 2010 đến nay, hoạt động dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn của hội phụ nữ huyện Châu Thành tiếp tục phát triển và tạo được kết quả theo hướng thiết thực, tập trung vào các nghề có thu nhập cao như: Đan lát, đan lục bình, dệt chiếu…nhằm giải quyết việc làm tại chổ cho phụ nữ.

Hội phụ nữ huyện đã phối hợp với trung tâm khuyến công Long An mở được 8 lớp đan lục bình, chăn nuôi cho gần 400 học viên ở Long Trì, Dương Xuân Hội, An Lục Long, Bình Quới, sau khi hoàn thành chương trình dạy nghề, các chị được hội phụ nữ huyện giới thiệu nhận lục bình về đan gia công, những hộ có khó khăn được hổ trợ vay vốn để xây dựng chuồng trại, mở rộng qui mô phát triển chăn nuôi tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho gia đình. Nhiều phụ nữ có tay nghề giỏi, mạnh dạn đầu tư vốn mở cơ sở may, cơ sở đan lục bình, dệt chiếu…thu hút được nhiều lao động nữ và làm ăn có hiệu quả.

Hiện nay, Huyện Châu Thành có 28 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, thường xuyên tạo việc làm ổn định cho hơn 1000 lao động nữ. Điển hình là cơ sở dệt chiếu, đan lục bình của chị Nguyễn Thị Thu ở xã Long Trì, được thành lập từ năm 1997, từ nguồn vốn ban đầu 3 triệu đồng, được hội phụ nữ Long An, Ngân hàng chính sách xã hội hổ trợ vốn vay, chị mở rộng quy mô sản xuất, đến nay, nguồn vốn của cơ sở chị Thu tăng lên hàng trăm triệu đồng, tạo được việc làm cho gần 500 lao động ở các xã Long Trì, Dương Xuân Hội, An Lục Long, Phước Tân Hưng, Thuận Mỹ, trung bình mổi người lao động có thu nhập từ đan lục bình khoảng 1,5 triệu đồng/tháng.

Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, Hội đã kết hợp với chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội huyện Châu Thành  cho 3057 hộ vay 32 tỷ 111 triệu đồng để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó có 2915 hộ nghèo và cận nghèo được vay 9 tỷ 936 triệu đồng, 454 hộ vay 1 tỷ 967 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm. Với nguồn vốn khá lớn, nhưng nhờ có sự phối hợp chặt chẽ, theo dõi của các cấp hội, giúp hội viên sử dụng đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả. Cùng với nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội, Hội phụ nữ huyện, xã thị trấn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm, tín dụng phụ nữ, đến nay, Toàn huyện có 741 tổ tiết kiệm tín dụng có 11.538 thành viên huy động được trên 4,5 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, chị em phụ nữ mở rộng qui mô sản xuất, chăn nuôi với nhiều mô hình phong phú như:Trồng lúa, trồng thanh long xông đèn cho trái nghịch mùa, chăn nuôi bò, làm nấm rơm…nhờ đó nhiều hộ gia đình do phụ nữ làm chủ đã vươn lên thoát nghèo. Trong năm, Hội đã duy trì và nhân rộng mô hình đã có như:Tổ phụ nữ hộ trợ xây nhà kiên cố, Khu vườn tình thương, mô hình giúp đỡ phụ nữ nghèo, già neo đơn, hội đã vận động mạnh thường quân hổ trợ chăm sóc 15 phụ nữ nghèo, neo đơn với số tiền 600.000 đồng/tháng, mô hình hủ gạo tình thương, nuôi heo đất được nhiều hội viên tích cực hưởng ứng

Nhờ đổi mới phương thức hoạt động, thông qua nhiều hình thức như: Tập hợp xây dựng tổ đa dạng, dạy nghề, tạo việc làm, mở lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật… đã đáp ứng được nguyện vọng của chị em phụ nữ và hội viên, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của  hội từ huyện đến cơ sở.

Theo la34.longan.gov.vn

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video