Quản lý rủi ro thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu

16/09/2010
Phần V. Vấn đề giới trong quản lý rủi ro thiên tai/thảm hoạ và thích ứng với biến đổi khí hậu (Tiếp II. Quản lý rủi ro thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu)

II. Quản lý rủi ro thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu

1. Khái niệm

Giảm nhẹ rủi ro thảm họa: Quan điểm và biện pháp giảm thiểu các rủi ro thảm họa thông qua những nỗ lực mang tính hệ thống để phân tích và quản lý các nguyên nhân của thảm họa bao gồm việc giảm mức độ đối mặt với hiểm họa, giảm tình trạng dễ bị tổn thương của con người và tài sản, quản lý hiệu quả đất và môi trường, và cải thiện khả năng phòng ngừa các sự kiện có hại (UNISDR, 2009)

Thích ứng với biến đổi khí hậu: là các hoạt động của con người và các thể chế trong việc lường trước hoặc ứng phó với những biến đổi của khí hậu. Bao gồm việc thay đổi hành vi của con người và/hoặc thay đổi cách thức hoạt động của họ

2. Sự giống và khác nhau giữa giảm nhẹ rủi ro thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu

Chúng ta đã biếtmột trong các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự tăng lên về tần số và cường độ của các thảm họa liên quan đến thời tiết. Tuy nhiên, không phải tất cả các thảm họa đều liên quan tới khí hậu và không phải tất cả các tác động của BĐKH đều liên quan tới thảm họa.

Như vậy, hai lĩnh vực này có rất nhiều điểm tương đồng và không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi rằng chúng ta đang xem xét các hoạt động trong chương trình của mình từ quan điểm thích ứng với BĐKH hay giảm nhẹ RRTH. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng các rủi ro thảm họa cũng như các tác động của BĐKH được đánh giá và giải quyết đầy đủ trong các hoạt động.

Phát triển, công bằng và khẩn cấp:

Đó là một vấn đề phát triển: BĐKH đe dọa làm ngưng lại và tiếp đó là đảo ngược sự tiến bộ đã có nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

Đó là một vấn đề công bằng: phụ nữ và nam giới nghèo tại các nước đang phát triển là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng lại là những người ít có trách nhiệm nhất trong việc gây raBĐKH

Đó là một vấn đề khẩn cấp: các tác động của BĐKH đã và đang gây ảnh hưởng tới phụ nữ và nam giới sống trong tình trạng đói nghèo; chúng gây hại tới các hoạt động sinh kế và làm tăng thảm họa liên quan tới thời tiết, và xu hướng này ngày càng tồi tệ hơn    .

 


















Các thảm họa liên quan tới khí hậu là các rủi ro chính nên nhìn chung BĐKH cần được lồng ghép vào các can thiệp giảm nhẹ RRTH.

Biến đổi khí hậu tác động đến tất cả mọi người ở một mức độ nhất định, vì vậy việc hỗ trợ các cộng đồng thích ứng với BĐKH ngày càng trở nên cần thiết, ngay cả đối với những nơi không dễ bị tổn thương bởi thảm họa. Ví dụ: hỗ trợ các nhóm sản xuất tiếp cận với các thông tin dự báo thời tiết phù hợp và đáng tin cậy sẽ giúp cho cộng đồng đó thích ứng được với BĐKH, ngay cả khi có rất ít rủi ro thảm họa.

3. Các hoạt động giảm nhẹ rủi ro thảm họa

Quản lý rủi ro thảm họa: là một quá trình mang tính hệ thống trong việc sử dụng các hướng dẫn hành chính, các tổ chức, năng lực và các kỹ năng điều hành nhằm thực hiện các chiến lược, chính sách và khả năng đối phó đã được nâng cao để giảm thiểu các tác động bất lợi của hiểm họa và khả năng xảy ra thảm họa. (UNISDR, 2009)

Công tác quản lý rủi ro thảm họa bao gồm các hoạt động liên quan tới phòng ngừa, ứng phó, phục hồigiảm nhẹ và có thể được chia thành ba giai đoạn: trước, trong và sau thảm họa.

Trên thực tế hiện nay, các chính sách, chiến lược và kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thảm họa cũng như thích ứng với BĐKH chưa quan tâm đến vấn đề giới mặc dù đã có nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận rằng thảm họa và tác động của BĐKH ảnh hưởng không đồng đều lên phụ nữ và nam giới do họ có những đặc điểm dễ bị tổn thương khác nhau.

Vì vậy, khi thiết kế hay lập kế hoạch, cần bảo đảm lấy các mối quan tâm và ưu tiên của cả phụ nữ và nam giới làm cơ sở cho toàn bộ chu trình quản lý chương trình:

  • Phân tích giới đồng thời với việc phân tích rủi ro thảm họa
  • Đưa các mục tiêu bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ vào kế hoạch và ngân sách của các chương trình, chính sách
  • Xác định các hoạt động trên cơ sở phân tích giới
  • Thiết kế các hoạt động trong kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu (thực tế và chiến lược) cũng như huy động được khả năng của phụ nữ và nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai trong các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương
  • Lường trước các tác động của các hoạt động can thiệp dự kiến trong chương trình đối với phụ nữ và nam giới
  • Bảo đảm khả năng tiếp cận các nguồn lực cho cả phụ nữ và nam giới
  • Tạo điều kiện và cơ hội tham gia cho phụ nữ bình đẳng như nam giới vào các quá trình lập kế hoạch và ra quyết định, và nâng cao khả năng cho họ trong việc nắm giữ các vị trí lãnh đạo, nhưng bảo đảm rằng gánh nặng công việc về thể lực của phụ nữ không bị tăng lên
  • Tập huấn và đào tạo kiến thức kỹ năng bình đẳng cho cả phụ nữ và nam giới
  • Cùng nhau giải quyết các vấn đề bạo lực giới trong tất cả các lĩnh vực
  • Thu thập, phân tích thông tin và báo cáo tách biệt về giới tính
  • Theo dõi và đánh giá những thay đổi trong các mối quan hệ giới bằng việc sử dụng các chỉ số nhạy cảm giới
  • Điều phối hoạt động với các đối tác khác hướng tới mục tiêu bình đẳng giới
  • Tuân thủ phương châm “4 tại chỗ”

Cụ thể:

3.1 Phòng ngừa thảm họa bao gồm các hoạt động

Øxác định các hiểm họa thường xuyên hoặc có thể xảy ra tại địa phương,

Øđánh giá rủi ro thảm họa và tác động của BĐKH lên phụ nữ và nam giới

Ønâng cao nhận thức, tập huấn cho cán bộ và nhân dân các cấp về hiểm họa và các cách phòng tránh cũng như ứng phó,

Øxây dựng và kiện toàn các hệ thống dự báo và cảnh báo sớm và thông tin liên lạc, có tính đến khả năng và cơ hội tiếp cận thông tin khác nhau của phụ nữ và nam giới

Øchuẩn bị dự trũ lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu, có tính đến các nhu cầu thực tế khác nhau của phụ nữ và nam giới

Øxác định các địa điểm an toàn có thể sử dụng làm nơi sơ tán và đường dẫn an toàn đến các địa điểm đó, có tính đến các điều kiện phù hợp cho sinh hoạt riêng tư an toàn, đặc biệt cho trẻ em gái và phụ nữ

Ølập kế hoạch cho phương án đối phó các tình huống khẩn cấp có sự phối hợp của các bên có liên quan,

Øthành lập các đội ứng phó nhanh có cả các thành viên nam và nữ

Øtổ chức diễn tập ứng phó khẩn cấp, …

3.2 Ứng phó thảm họa bao gồm các hoạt động

Øcảnh báo cho các cơ quan chức năng và người dân trong vùng có thể bị ảnh hưởng

Øsơ tán người dân trong vùng có nguy cơ cao đến các địa điểm an toàn đã xác định và chuẩn bị trước

Øtìm kiếm và cứu hộ những người bị mất tích hoặc gặp nguy hiểm

Øchăm sóc y tế cho những người bị thương, bị ốm hoặc bị sốc tâm lý

Øđánh giá thiệt hại và nhu cầu khẩn cấp chú ý đến các nhu cầu thực tế khác nhau của phụ nữ và nam giới

Øcứu trợ khẩn cấp (các mặt hàng lương thực và và phi lương thực, nước sạch và vệ sinh, nhà tạm, v.v…) cho các đối tượng bị ảnh hưởng phù hợp với nhu cầu

Øvệ sinh môi trường

Øbáo cáo

Øtruyền thông và báo chí

3.3 Phục hồi sau thảm họa bao gồm các hoạt động

Øđánh giá nhu cầu phục hồi của các nhóm đối tượng về nhà ở, lương thực, nước sạch, vệ sinh và sinh kế cũng như cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội cơ bản có tính đến đến các nhu cầu thực tế khác nhau của phụ nữ và nam giới

Øxác định các ưu tiên và lập kế hoạch thực hiện trên cơ sở các khả năng và nguồn lực sẵn có của địa phương hoặc có thể huy động từ bên ngoài

Øhỗ trợ các hoạt động phục hồi ví dụ như nước sạch và vệ sinh, các hoạt động sinh kế cho những người bị ảnh hưởng, đặc biệt là đối tượng nghèo và cận nghèo, sửa chữa và xây dựng lại nhà cửa, công trình

3.4 Giảm nhẹ rủi ro thảm họa bao gồm

3.4.1 Các biện pháp “phi công trình” như

Øxây dựng và kiện toàn các qui định và luật về xây dựng an toàn,

Øquản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý và bền vững,

Øqui hoạch sử dụng đất an toàn,

Ølồng ghép kiến thức phòng ngừa thảm họa và thích ứng với biến đổi khí hậu nhạy cảm giới vào chương trình giáo dục,

Øtrồng rừng ven biển và rừng đầu nguồn, trồng cây chắn gió, chắn sóng quanh khu dân cư,

Øđẩy mạnh các hoạt động sinh kế đặc biệt cho phụ nữ và các nhóm dễ bị tổn thương,

Øtạo cơ hội tiếp cận công bằng với các nguồn lực và quyền ra quyết định cho nam và nữ của các nhóm dễ bị tổn thương,

Øphát triển thị trường,

Øquản lý tình hình tăng dân số và đô thị hóa, v.v…

3.4.2 Các biện pháp “công trình” như

Øxây dựng đê, kè tránh lũ

Øxây dựng cầu đường có tính đến các yếu tố tránh lũ, bão

Øxây dựng các công trình công cộng đặc biệt là trường học, bệnh viện, tránh được bão lũ tại các địa điểm an toàn, có tính đến việc sử dụng thuận lợi cho phụ nữ, người già, trẻ em, người tàn tật

Øxây dựng các trạm khí tượng thủy văn hoặc theo dõi động đất, sóng thần tại các vị trí trọng yếu, v.v…

3.4 Thích ứng với biến đổi khí hậu

Bảng sau bao gồm ví dụ các hoạt động thích ứng với BĐKH sau:

Biến đổi

Tác động

Ví dụ về hoạt động

Tăng nhiệt độ trên mặt đất và nước

Sức nóng gây tác động lên cây trồng

Bảo đảm rằng nông dân nam, nữ đều tiếp cận được với các giống cây trồng chịu nóng, và việc trồng trọt và/hoặc chế biến chúng không tăng thêm gánh nặng công việc cho phụ nữ

Nhu cầu nước tưới cho cây trồng tăng lên

Cũng tương tự như trên trong việc tiếp cận với các giống cây trồng và chủng loại chịu được hạn và phát triển nhanh

Tăng cường hàm lượng hữu cơ của đất, đưa phụ nữ tham gia vào các hoạt động tập huấn có liên quan

Đưa phụ nữ tham gia vào các hoạt động tập huấn về quản lý cây trồng tiết kiệm nước và bảo đảm rằng các hoạt động được khuyến khích sẽ không tăng thêm gánh nặng công việc cho phụ nữ

Tối đa hóa việc thu hoạch và dự trữ nước, bảo đảm rằng phụ nữ có được tham khảo ý kiến về các hệ thống phù hợp

Vận động bảo đảm quyền tiếp cần các nguồn cấp nước cho những người nông dân, cả nam và nữ, có qui mô sản xuất nhỏ

Sức nóng tác động lên vật nuôi

Trồng cây (lấy bóng mát và thức ăn) được thực hiện có tham khảo ý kiến của phụ nữ, đồng thời bảo đảm sự tham gia và được đối xử bình đẳng đối với phụ nữ trong các hoạt động trồng cây

Chuyển sang nuôi các loại động vật chịu được nóng (ví dụ: chuyển từ trâu bò sang dê)

Làm giảm bớt sự sẵn có của các nguồn cá

Bảo tồn rừng ngập mặn ven biển và các thảm thực vật khác

Nuôi trồng thủy sản bền vững như nuôi cá đầm, có tham khảo ý kiến và sự tham gia của phụ nữ

Nước biển dâng

Xâm nhập mặn

Cung cấp nước để sử dụng trong gia đình và sản xuất, bảo đảm rằng phụ nữ có tham gia vào quá trình thiết kế các hệ thống nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ

 

Sạt lở ven biển

Xây dựng các công trình phòng hộ ven biển

 

Tần suất/cường độ của các đợt nước biển dâng trong bão

Phương pháp tiếp cận giảm nhẹ RRTH bảo đảm rằng rủi ro đang tăng lên được đưa vào thiết kế dự án trong cả năm lĩnh vực ưu tiên hành động có nhạy cảm giới (đưa giảm nhẹ RRTH thành một ưu tiên; hiểu rõ các rủi ro; nâng cao kiến thức và hiểu biết; giảm nhẹ rủi ro, và phòng ngừa)

Thời vụ thay đổi

Nông dân không còn chắc chắn khi nào trồng trọt, gieo hạt và thu hoạch

Bảo đảm rằng cả phụ nữ và nam giới đều nhận được thông tin dự báo thời tiết phù hợp, dễ tiếp cận và đáng tin cậy

Đa dạng hóa và đa canh cây trồng, bảo đảm rằng các hoạt động liên quan không tăng thêm gánh nặng công việc cho phụ nữ

Cây trồng bị hư hại do kho hạn diễn ra trong mùa phát triển

Bảo đảm rằng cả phụ nữ và nam giới đều nhận được thông tin dự báo thời tiết phù hợp, dễ tiếp cận và đáng tin cậy

Đa dạng hóa và đa canh cây trồng, bảo đảm rằng các hoạt động liên quan không tăng thêm gánh nặng công việc cho phụ nữ

Thu hoạch và dự trữ nước; tiếp cận với các loại giống cây trồng chịu hạn và phát triển nhanh, quản lý đất đai và cây trồng để tiết kiệm nước, bảo đảm rằng phụ nữ có tham gia vào quá trình thiết kế các hệ thống nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ

Cây trồng bị hư hại do mưa to trái mùa

Bảo đảm rằng cả phụ nữ và nam giới đều nhận được thông tin dự báo thời tiết phù hợp, dễ tiếp cận và đáng tin cậy

Các loại giống cây trồng chịu lũ lụt, đưa phụ nữ tham gia vào các hoạt động tập huấn có liên quan

Đa dạng hóa và đa canh cây trồng, bảo đảm rằng các hoạt động liên quan không tăng thêm gánh nặng công việc cho phụ nữ

Tăng lượng mưa với cường độ lớn hoặc tăng đáng kể lượng mưa hàng năm

Các đợt lũ lụt tăng về tần suất và cường độ

Phương pháp tiếp cận giảm nhẹ RRTH bảo đảm rằng rủi ro đang tăng lên được đưa vào thiết kế dự án trong cả năm lĩnh vực ưu tiên hành động, có nhạy cảm giới

Giảm lượng mưa hàng năm tại các vùng đất khô cằn/bán khô cằn

Các đợt hạn tăng về tần suất và cường độ

Phương pháp tiếp cận giảm nhẹ RRTH bảo đảm rằng rủi ro đang tăng lên được đưa vào thiết kế dự án trong cả năm lĩnh vực ưu tiên hành động, có nhạy cảm giới

 

 

Quản lý chu kỳ hạn hán và/hoặc các cách tiếp cận quản lý nước lồng ghép tại cộng đồng, có tham khảo ý kiến của phụ nữ




































































































































































































































































































Tài liệu lớp tập huấn về biến đổi khí hậu do TW Hội LHPNVN tổ chức năm 2010

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video