Quỹ Hội - giúp phụ nữ từng bước thoát nghèo

27/02/2011
Hội LHPN huyện Thanh Ba có hơn 23.000 hội viên sinh hoạt ở 275/275 chi hội. Là một huyện còn gặp nhiều khó khăn, hầu hết chị em phụ nữ đều sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng với vai trò là lực lượng tiên phong, BCH Hội LHPN huyện đã vận động các hội và chi hội phụ nữ đẩy mạnh phong trào góp vốn xây dựng quỹ để hỗ trợ hội viên gặp hoạn nạn, khó khăn về đồng vốn, phát triển kinh tế cùng vươn lên thoát nghèo.
Trong đó, các chi hội trưởng, hội viên có kinh tế khá là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng quỹ hội. Đây còn là một trong những biện pháp giảm sự ngăn cách giàu nghèo giữa các hội viên. Chị Nguyễn Thị Thảo Nam- Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Trong những năm qua, các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đã trở thành hoạt động thường xuyên, ngày càng mang lại hiệu quả. Trong đó việc xây dựng quỹ hội có vai trò đóng góp không nhỏ vào việc giúp hội viên phát triển kinh tế. Năm 2010, việc vận động xây dựng quỹ  tiếp tục được chú trọng, được sự ủng hộ cao của các hội viên với 100% Hội LHPN các xã, thị trấn có Quỹ Ban chấp hành từ 4 triệu đồng trở lên.
nh xây dựng quỹ hội.


Nhờ phát triển nghề nuôi o­ng lấy mật, gia đình chị Phan Thị Thanh Lựu khu 7 - thị trấn Hạ Hòa (Hạ Hòa) đã có thu nhập trên 60 triệu đồng/năm.

Hội LHPN huyện Thanh Ba có hơn 23.000 hội viên sinh hoạt ở 275/275 chi hội. Là một huyện còn gặp nhiều khó khăn, hầu hết chị em phụ nữ đều sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng với vai trò là lực lượng tiên phong, BCH Hội LHPN huyện đã vận động các hội và chi hội phụ nữ đẩy mạnh phong trào góp vốn xây dựng quỹ để hỗ trợ hội viên gặp hoạn nạn, khó khăn về đồng vốn, phát triển kinh tế cùng vươn lên thoát nghèo. Trong đó, các chi hội trưởng, hội viên có kinh tế khá là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng quỹ hội. Đây còn là một trong những biện pháp giảm sự ngăn cách giàu nghèo giữa các hội viên. Chị Nguyễn Thị Thảo Nam- Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Trong những năm qua, các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đã trở thành hoạt động thường xuyên, ngày càng mang lại hiệu quả. Trong đó việc xây dựng quỹ hội có vai trò đóng góp không nhỏ vào việc giúp hội viên phát triển kinh tế. Năm 2010, việc vận động xây dựng quỹ  tiếp tục được chú trọng, được sự ủng hộ cao của các hội viên với 100% Hội LHPN các xã, thị trấn có Quỹ Ban chấp hành từ 4 triệu đồng trở lên.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh-Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Thanh Ba một trong những đơn vị điển hình trong việc xây dựng quỹ chia sẻ: “Hàng năm, chúng tôi đều có kế hoạch xây dựng quỹ hội và quỹ chi hội để phát triển kinh tế gia đình. Trong năm nay, 13/13 chi hội đều xây dựng quỹ từ 3-5 triệu đồng. Điển hình chi hội 5 và chi hội 8 đã vận động hội viên góp quỹ 100 nghìn đồng/ hội viên. Nguồn quỹ của BCH hội và chi hội giành cho các hội viên có nhu cầu hoặc hội viên khó khăn vay vốn không lấy lãi. Đồng vốn được các hội viên vay sử dụng để mở cửa hàng, sửa chữa nhà cửa, chăn nuôi, trồng trọt. Với hoạt động vay vốn từ quỹ hội, hội viên ngày càng thấy lợi ích to lớn trong việc tham gia sinh hoạt hội vừa được bảo vệ, chăm lo quyền lợi, lại được giúp đỡ về đồng vốn phát triển kinh tế, tháo gỡ khó khăn. Nhờ đó, mà Hội ngày càng thu hút đông đảo hội viên vào tổ chức. Năm 2010, tỷ lệ tập hợp đạt gần 90%, tỷ lệ hội viên khá trở lên đạt trên 40%, hội viên nghèo chỉ còn 30 hội viên”. Chị Nguyễn Thị Lễ- Chi hội 2 thị trấn Thanh Ba được vay vốn từ quỹ hội phấn khởi thông báo: “ Cuối năm 2008, là thời điểm gia đình tôi gặp khó khăn về đồng vốn, lúc đó gia đình tôi được chi hội cho vay 5 triệu đồng, tôi đã sử dụng vào việc chăm sóc 2 mẫu chè, chăn nuôi lợn, trâu bò. Được vay số vốn tuy không lớn nhưng tôi cảm thấy mình có điểm tựa trong cuộc sống, được tổ chức của mình quan tâm, nhất là lúc khó khăn, từ đó giúp tôi có động lực vươn lên”. Không chỉ Hội LHPN thị trấn làm tốt trong việc xây dựng quỹ hội, Hội LHPN xã Đồng Xuân cũng là một điển hình trong xây dựng quỹ. Chị Nguyễn Thị Minh - Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết: “Năm 2010, quỹ của BCH hội là 6,5 triệu đồng, 9/9 chi hội xây dựng quỹ được 56 triệu đồng. Điển hình chi hội 2 và 3 vận động hội viên góp từ 150-200 nghìn đồng/ hội viên. Từ nguồn quỹ hội đã giúp 250 lượt chị, đa số là hội viên nghèo vay vốn. Các hội viên được vay vốn phải nộp lãi 1%/ tháng và thu hồi gốc 1 năm/lần. Số lãi này, chúng tôi dùng để sử dụng thăm hỏi ốm đau và khen thưởng cho những hội viên có thành tích tốt trong năm. Nhờ sử dụng quỹ hội đạt hiệu quả mà trong năm 2010 tỷ lệ tập hợp hội viên vào tổ chức đạt 85%, tỷ lệ hội viên nghèo còn 30%, khá, giàu chiếm từ 20-30%.

Từ thực tế, mỗi chi hội đều có hình thức xây dựng và sử dụng nguồn quỹ có nhiều cách khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng đều nhằm giúp hội viên phát triển kinh tế. Với phong trào vận động góp vốn xây dựng quỹ, giúp đỡ hội viên khó khăn vay vốn đã khơi dậy được tình cảm tốt đẹp, tinh thần tương thân, tương ái trong mỗi hội viên. Mỗi hội viên đều xem phong trào như là quyền, nghĩa vụ của mình với mọi người, là tình cảm con người giúp con người thể hiện tinh thần, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Lá lành đùm lá rách”.

Theo PTO.

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video