Ra quyết định về kinh tế: Phụ nữ vẫn ở ngoài cuộc

10/03/2010
LIÊN HỢP QUỐC, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (IPS) -Theo điều tra mới đây của LHQ về Vai trò của PN trong phát triển, Bình đẳng giới góp phần vào tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên không phải lúc nào tăng trưởng kinh tế cũng có đóng góp cho bình đẳng giới, 1 thông điệp đưa ra rất đúng lúc trong bối cảnh khủng hoảng tài chính hiện nay

Sự tham gia của PN trong lĩnh vực kinh tế đã được minh chứng để củng cố thêm các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) như giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục cho trẻ em.

Theo James Heintz - Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Chính trị của Trường ĐH Massachusetts, Amherst: " 1 điều rất rõ là PN thiếu cơ hội tiếp cận với các nguồn tài chính cũng như ít có đại diện tham gia trong các tổ chức như ngân hàng và Bộ Tài chính”.

Trên cơ sở những thống kê và nghiên cứu mới đây, khảo sát toàn cầu do Ban Kinh tế và các vấn đề xã hội của LHQ tiến hành và xuất bản 5 năm một lần, đã tập trung vào chủ đề "sự kiểm soát của phụ nữ đối với các nguồn lực kinh tế và tiếp cận nguồn lực tài chính, bao gồm tài chính vi mô".
Số liệu từ 70 quốc gia cho thấy phụ nữ chỉ chiếm 27% trong các vị trí được gọi là có "địa vị, ảnh hưởng, quyền lực và quyền ra quyết định", tỷ lệ này ở Mỹ Latinh là 31% và Trung Đông là 9%.
Tại Cộng đồng châu Âu, các nữ Bộ trưởng của 27 nước thành viên thường đảm nhiệm chức vụ ở các lĩnh vực liên quan đến các vấn đề xã hội như thanh niên, y tế và giáo dục (26.7%), hơn là trong lĩnh vực kinh tế (17.7%).

Ở các nước đang phát triển, sự góp mặt của phụ nữ trong các chức vụ có ảnh hưởng rất bị hạn chế . Gần 1 nửa các công ty lớn tại các nước được sự bảo trợ của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) không có nữ giới trong Ban Lãnh đạo, trong khi chỉ có 23% các công ty có nhiều hơn 1 phụ nữ tham gia lãnh đạo.

Cũng theo điều tra, mặc dù các chương trình tài chính vi mô rất được mong đợi và khá thành công tại các nước nghèo nhất, đặc biệt ở châu Mỹ Latinh và châu Á, nhưng tài chính vi mô đã "không đáp ứng được các nhu cầu của các nữ doanh nhân trong việc phát triển và mở rộng kinh doanh".
"Chỉ giúp PN 1 khoản tiền nhỏ và mong họ trở thành những người chơi bình đẳng là chưa đủ," đó là nhận định của bà Naila Kabeer, tác giả chính của điều tra này và là nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Phát triển của Anh.

Bà cũng nói thêm rằng "Chúng ta cần mở rộng cơ hội hơn đối với lĩnh vực tài chính, và chúng ta cũng cần đi sâu hơn trong các dịch vụ tài chính ngoài các dịch vụ về tín dụng, bảo hiểm, tiết kiệm, chuyển tiền và tài sản.

Kabeer giải thích rằng để tài chính vi mô hoạt động tốt thì cần gắn nó với các dịch vụ trọn gói nhằm giải quyết những khó khăn mà phụ nữ đang gặp phải, chẳng hạn như hỗ trợ chăm sóc trẻ.

Một vấn đề nữa là cơ chế dập khuôn quá khứ thường áp dụng trong tài chính vi mô, theo Kabeer"Có cơ chế phù hợp ở các nước nghèo châu Á nhưng không phù hợp đối với khu vực Tây Phi, nơi doanh nghiệp nữ có truyền thống lâu đời”.

Theo điều tra, kiểm soát đối với các nguồn lực kinh tế cũng bao gồm tiếp cận được với việc làm và có công việc khá, vì "lao động là yếu tố sản xuất sẵn có nhất đối với người nghèo trên thế giới và là phương tiện cơ bản giúp họ kiếm sống”.

Nhìn chung, số phụ nữ có việc làm có tăng lên, nhưng sự gia tăng này chủ yếu trong khu vực phi chính thức, thường bấp bênh, được trả công thấp và không được bảo vệ bởi luật Lao động và Bảo trợ xã hội.

Trong khu vực chính thức, tiền công của phụ nữ thấp hơn so với nam giới 16.5%.
Kabeer kiến nghị cần có thêm nghiên cứu về bản chất của những cản trở khiến phụ nữ ở vị trí thấp hơn trong thị trường lao động, và do đó đôi khi họ bị trói buộc với người chồng không đáng tin cậy hoặc luật pháp có sự phân biệt đối xử.

1 mối quan tâm đặc biệt nữa đó là sự chia sẻ không đồng đều các công việc không được trả công giữa nam và nữ, ở cả các nước phía Bắc và phía Nam, tình hình đều không được cải thiện và tiếp tục hạn chế cơ hội và sự lựa chọn việc làm của phụ nữ.

Kabeer nói: "trách nhiệm đối với công việc không được trả công của phụ nữ là một vấn đề khiến tôi quan tâm, vì ngay cả ở những nước giàu có với những chính sách có tính chất nhạy cảm giới rất lớn vẫn phải đấu tranh về vấn đề này.

Bên cạnh vấn đề lao động, thiếu tiếp cận với đất đai và của cải, 1 lĩnh vực khác về bất bình đẳng giới được đề cập trong điều tra, đó là thực tiễn phân biệt đối xử trong quyền thừa kế và vấn đề cải cách đất đai mang định kiến giới.

Ở nhiều nước châu Phi chẳng hạn, người vợ bị mất nhà hoặc đất của mình khi chồng chết.
Điều tra cũng khuyến nghị: các nhà hoạch định chính sách cần suy nghĩ lại về các chiến lược tăng trưởng kinh tế và quan tâm tới nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, đặc biệt trong bối cảnh suy thoái hiện nay.

Heintz nhấn mạnh rằng mặc dù nhiều khía cạnh về kinh tế vĩ mô của cuộc khủng hoảng hiện tại không cho thấy những vấn đề giới cụ thể, nhưng báo cáo đã đưa ra những dẫn chứng về những cách thức trong đó cho thấy những thay đổi về kinh tế vĩ mô có những tác động cụ thể đối với vấn đề giới, và cần có những đáp ứng giới cụ thể.

Quan trọng hơn cả, ông nói, bình đẳng giới trong tài chính và kinh doanh cần được nhìn nhận không chỉ như 1 vấn đề về quyền của phụ nữ mà còn là nhu cầu kinh tế. 

Lê Hằng dịch
Theo Suzanne Hoeksema - (IPS NEWS)

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video