Tăng cường phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh vùng trung du, miền núi Bắc Bộ

20/09/2013
Đó là nội dung quyết định 1379/QĐ-TTg về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc và các huyện phía tây tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giai đoạn 2013 – 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/8 vừa qua.

Việc ban hành Quyết định này thể hiện rõ mục tiêu của Chính phủ trong phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc và các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ và nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời chú trọng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Xác định rõ mục tiêu

Quyết định 1379/QĐ-TTg đã đưa ra các mục tiêu cụ thể đối với các cấp đào tạo, từ giao dục mầm non đến giáo dục đại học.

Mục tiêu đề ra đối với giáo dục mầm non là đến năm 2015, tất cả các tỉnh trong vùng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tỷ lệ huy động cháu nhà trẻ ra lớp đạt 25%; trên 95% số trẻ 3 - 5 tuổi học mẫu giáo; tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt 30%. Đến năm 2020, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 10%; tỷ lệ huy động cháu nhà trẻ ra lớp đạt 35%; 100% trẻ em 5 tuổi là người dân tộc thiểu số được chuẩn bị tốt tiếng Việt trước khi vào lp 1; tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia đạt 45%.

Về giáo dục phổ thông, mục tiêu được xác định là đến năm 2015, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường ở tiểu học đạt 98%, trung học cơ sở đạt 90%, trung học phổ thông đạt 55%; tỷ lệ trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 35%. Đến năm 2020, tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường ở tiểu học đạt 99%, trung học cơ sở đạt 95%, trung học phổ thông đạt 70%; tỷ lệ trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia đạt 50%; 100% số huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số đều có trường phổ thông dân tộc nội trú; trên 10% học sinh dân tộc thiểu số học trung học được học ở trường nội trú.

Mục tiêu đào tạo giáo dục trung cấp chuyên nghiệp cũng được xác định rõ. Đến năm 2015, số lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp đạt 15% trong tổng số lao động qua đào tạo; thu hút từ 5 - 7% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp. Đến năm 2020, số lao động có trình độ trung cấp chuyên nghiệp đạt trên 20% trong tổng số lao động qua đào tạo; thành lập mi một số trường trung cấp chuyên nghiệp để mrộng quy mô đào tạo nhóm ngành công nghệ, nông - lâm - ngư, pháp lý, văn hóa; thu hút trên 10% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp.

Công tác dạy nghề được nhấn mạnh với mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu đến năm 2015 toàn vùng có 24 trường cao đẳng nghề, 40 trường trung cấp nghề (trong đó có từ 5 - 7 trường trung cấp nghề dân tộc nội trú). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của vùng đạt 30%. Và đến năm 2020, toàn vùng có 30 trường cao đẳng nghề (trong đó có 03 trường chất lượng cao, 01 trường đẳng cấp quốc tế), 50 trường trung cấp nghề (trong đó có từ 8 - 10 trường trung cấp nghề dân tộc nội trú). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của vùng đạt 40%. Tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở để hằng năm thu hút ít nhất 15% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề. 100% huyện có trung tâm thực hiện hiệu quả, đồng thời ba nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, dạy nghề và hướng nghiệp.

Đối với giáo dục thường xuyên, quyết định chỉ rõ đến năm 2015, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 35 là 92%. Đến năm 2020, kết quả xóa mù chữ được củng cố bền vững, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 35 là 96%; huy động 95% số người chưa đạt chuẩn phcập trong độ tuổi ra học các lớp bổ túc văn hóa trung học cơ sở. 100% xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng. Chất lượng giáo dục thường xuyên được nâng cao, giúp người học có kiến thức, kỹ năng thiết thực đtự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp.

Về giáo dục đại học, mục tiêu đặt ra dài hơn, đến năm 2020, trên cơ sở quy hoạch mạng lưới được phê duyệt, thành lập mới từ 01 đến 02 trường đại học; từ 01 đến 02 trường cao đẳng theo hướng đa ngành để ưu tiên phát triển các ngành, nghề sản xuất công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp, chăm sóc sức khỏe, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, phù hp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng; tỷ lệ sinh viên người dân tộc thiu sđạt trên 30% trong tng ssinh viên các trường đại học, cao đng trong vùng.

Cụ thể nhiệm vụ, giải pháp

Quyết định đưa ra 4 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể từ cơ sở vật chất, nhân lực, chính sách đến tài chính gắn với từng cấp học.

Nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường học, đầu tư chuẩn hóa cơ sở vật chất trường, lớp học đáp ứng yêu cầu huy động học sinh trong độ tuổi, nâng cao cht lượng giáo dục toàn diện và cht lượng đào tạo ngun nhân lực theo nhu cầu xã hội đối với giáo dục mầm non gồm: Bảo đảm quỹ đất xây dựng trường, ưu tiên xây dựng các điểm trường ở các thôn, bản vùng khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và xây dựng mới trường mầm non ở các xã chưa có trường mầm non độc lập;xây dựng đủ phòng học, phòng chức năng, công trình vệ sinh và các công trình phụ trợ thiết yếu theo hướng chuẩn hóa cơ sở vật chất trường họ; bảo đảm đủ thiết bị, đồ chơi để thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới; ưu tiên các điều kiện về cơ svật chất, thiết bị để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Các giải pháp đó được xác định đối với giáo dcụ phổ thông gồm: hoàn thành quy hoạch mạng lưới trường, lớp học phù hợp với đặc thù của từng địa phương và yêu cầu phát triển giáo dục của giai đoạn 2013 - 2020, bảo đảm tạo thuận lợi cho học sinh đến trường và tăng tỷ lệ huy động học sinh đi học, học sinh học 2 buổi/ngày;Tiếp tục thực hiện Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên; huy động, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án giáo dục khác để tăng hiệu quả đầu tư, từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất trường học; đầu tư phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên theo Đề án đã được Thủ tưng Chính phủ phê duyệt; đảm bảo các điều kiện để triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020; Củng cố hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú theo quy hoạch phù hp với nhu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số của các địa phương, nhân rộng mô hình trường phổ thông dân tộc nội trú có dạy nghề; thành lập trường phthông dân tộc nội trú liên cp trung học cơ sở - trung học phthông; đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú; xây dựng nhà ở bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số học trung học phổ thông ở những địa bàn đặc biệt khó khăn, giao thông cách trở.

Nhiệm vụ giải pháp cơ sở vật chất cho giáo dục trung cấp chuyên nghiệp gồm: Có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các tchức, cá nhân thành lập trường, ưu tiên các ngành công nghệ, nông - lâm - ngư, pháp lý, văn hóa đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực tại chỗ;- Bổ sung, đầu tư cơ svật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu tăng quy mô, ngành nghề gắn với nâng cao chất lượng đào tạo, yêu cầu về phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.

Hỗ trợ đầu tư đồng bộ các yếu tố đảm bảo chất lượng dạy nghề theo các nghề trọng điểm được quy hoạch của các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trong vùng và để hình thành các trường nghề chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành công nghiệp hỗ trợ, lĩnh vực ưu tiên phát triển và nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội các địa phương trong vùng và cả nước; Phát triển và hỗ trợ đầu tư cho các trường trung cấp nghề dân tộc nội trú và khoa dân tộc nội trú trong các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề trong vùng. Tiếp tục hỗ trợ đầu tư cho các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện hiện có; - Triển khai có hiệu quả Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, trong đó ưu tiên dạy nghề cho người dân tộc thiểu số là các giải pháp cơ sở vật cho đối với hoạt động dạy nghề.

Về giáo dục thường xuyên, hoàn thiện mạng lưới trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện theo hướng thực hiện nhiều nhiệm vụ, kết hp giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp - dạy nghề tùy vào điu kiện cụ thể của từng địa phương; nâng cao chất lượng đội ngũ, tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đa dạng nội dung hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng theo hướng thiết thực và hiệu quả.

Giải pháp cơ sở vật chất cho giáo dục đại học được xác định: Xây dựng các trường đại học, cao đẳng theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực và theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp; đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống phòng thí nghiệm thực hành, thực tập và thư viện Đại học Thái Nguyên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ chất lượng cao cho vùng; đầu tư phát triển các trung tâm giáo dục quốc phòng, an ninh trong vùng theo quy hoạch được duyệt.

Nhiệm vụ, giải pháp xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề được xác định là: (1) Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện, đạt và trên chuẩn đào tạo; thực hiện đánh giá theo chuẩn hiệu trường, chuẩn nghề nghiệp giáo viên để có căn cứ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên; (2) Hoàn thiện hệ thống chính sách nhm xây dựng đội ngũ nhà giáo có chất lượng và ổn định cho các địa phương: Quán triệt phương châm “Dân tộc nào có giáo viên người dân tộc đó” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ưu tiên đào tạo giáo viên người dân tộc tại chỗ; trong chương trình đào tạo sinh viên sư phạm trong vùng có nội dung về tiếng nói, chữ viết và văn hóa dân tộc phù hợp, có hướng dẫn giáo viên dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; ưu tiên cử tuyển học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú vào trường sư phạm và gắn với địa chỉ sử dụng; dạy tiếng dân tộc cho cán bộ quản lý, giáo viên công tác ở vùng dân tộc thiểu số; (3) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo giảng viên, giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cụ thể cho từng trình độ, từng chuyên ngành đến năm 2020; phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng và đại học đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và nâng cao chất lượng để thực hiện nhiệm vụ đổi mới toàn diện giáo dục đại học; (4) Cử tuyển vào đại học, cao đẳng sư phạm kỹ thuật để trở về làm giáo viên dạy nghề; có chính sách thu hút giáo viên dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, ở nước ngoài; quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý dạy nghề của các tỉnh trong vùng; (5) Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu tiên đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các chính sách khác theo quy định hiện hành của Nhà nước; (6) Xây dựng, bổ sung phụ cấp quản lý, định mức về biên chế giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên cho các trường thực hiện dạy học 2 bui/ngày, trường có nhiều điểm lẻ, trường chuyên biệt; điều chỉnh số lượng vị trí việc làm trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; bổ sung chính sách cho giáo viên dạy nghề thường xuyên xuống thôn, bản dạy nghề được hưởng phụ cấp lưu động như giáo viên thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục; giáo viên dạy nghcho học sinh, sinh viên học nghnội trú được hưởng chính sách như nhà giáo dạy ở trường chuyên biệt; giáo viên ở các cơ sở dạy nghề vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực hành được hưởng phụ cp ưu đãi theo nghề.

Giải pháp chính sách đối với người học được đưa ra là: (1) Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách ưu tiên, miễn, giảm học phí, học bổng, hỗ trợ chi phí học tập, chính sách đối với trẻ mầm non; tín dụng cho học sinh, sinh viên và các chính sách khác theo quy định hiện hành của Nhà nước; (2) Thực hiện chính sách ưu tiên cùng với giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo nhu cầu xã hội, theo địa chỉ sử dụng; ưu tiên đối tượng học sinh sau khi tốt nghiệp từ các trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh thuộc các huyện nghèo, học sinh thuộc dân tộc thiểu số rất ít người; (3) Xây dựng chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên dân tộc thiểu số hộ nghèo, cận nghèo thi đỗ và học tại các cơ sở giáo dục đại học; xây dựng chính sách hỗ trợ cho học viên là người dân tộc thiểu số học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông tại các trung tâm giáo dục thường xuyên.

Gải pháp tài chính xác định lồng ghép ngân sách với xã hội hoá giáo dục. Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí chi thường xuyên để thực hiện các mục tiêu giáo dục, đào tạo, dạy nghề và các chính sách hiện hành của Nhà nước; tăng kinh phí từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn xây dựng cơ bản tập trung, kinh phí từ các dự án vay vốn ODA, viện trợ quốc tế để lồng ghép thực hiện các mục tiêu của giáo dục, đào tạo và dạy nghề trong vùng, ưu tiên đầu tư cho các huyện nghèo; tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương để bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng trường học; tăng cường đầu tư xây dựng ký túc xá để đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho học sinh, sinh viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học trong vùng. Đồng thời xã hội hóa giáo dục: Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề, nhất là đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh ký hợp đồng đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu xã hội với các trường đại học, cao đng, trung cấp, trung tâm dạy nghề và các doanh nghiệp.

Quy định rõ trách nhiệm

Điều 4 của Quyết định quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan.

Theo đó, Bộ Giáo dục và đào tạo có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất các chính sách đặc thù phù hp với học sinh, sinh viên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục của vùng và hưng dẫn thực hiện; chủ trì, phi hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong vùng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hp tình hình thực hiện thuộc lĩnh vực quản lý, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; phối hp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối kinh phí để thực hiện các mục tiêu của Quyết định này.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộinghiên cứu, đề xuất các chính sách để phát triển các ngành nghề nhằm khai thác thế mạnh của vùng, tăng cường khả năng chuyển đổi nghề nghiệp cho người học và hướng dẫn thực hiện; chủ trì, phối hp với các Bộ, ngành, địa phương trong vùng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hp tình hình thực hiện thuộc lĩnh vực quản lý, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối kinh phí để thực hiện các mục tiêu của Quyết định này.

Nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính là chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ ngành liên quan và các địa phương cân đối ngân sách, ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các mục tiêu của Quyết định này.

Với vai trò của mình, Bộ Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ ngành liên quan đề xuất ban hành các chính sách mới đối với giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, dạy nghề và các loại hình nhà trường.

Địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Chịu trách nhiệm bảo đảm quỹ đất tối thiểu theo quy định cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề; ưu tiên bố trí, bổ sung nguồn lực địa phương, chủ động xây dựng chính sách đặc thù của địa phương để thực hiện mục tiêu của Quyết định; xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình thực hiện hằng năm và xác định cho từng giai đoạn đến năm 2015, đến năm 2020 thực hiện Quyết định này theo quy định hiện hành về phân cấp quản lý giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Ban Chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương trong vùng chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề của vùng.
Ban HTPN

Theo Trí thức trẻ

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video