Tăng nguồn sữa mẹ

07/05/2010
Sữa mẹ là nguồn thức ăn tự nhiên, vô cùng quý giá cho bé yêu. Không phải bà mẹ cũng biết giữ gìn, sử dụng và nâng chất lượng cho món quà vô giá này.

* Một số sai lầm làm sữa mẹ ít đi

-Không cho bé bú mẹ thường xuyên: cho con bú không theo thời gian, được chăng hay chớ hoặc kéo dài thời gian giữa các 4-6 giờ đồng hồ mới cho con bú một lần khiến mẹ không sản xuất đủ lượng sữa cần thiết.

-Cho bú cữ ngắn: Nếu cho con bú ngắn (khoảng 5 phút mỗi bên ngực) thì bé không nhận đủ dưỡng chất và những chất quan trọng khác từ lớp sữa sau. Ngoài ra, cho bú cữ ngắn khiến sữa mẹ còn dư thừa. Khi đó, cơ thể không được kích thích để sản xuất thêm sữa.

-Cho bé ngậm ti giả: Với nhiều những trẻ em quen ngậm ti giả, thì việc ngậm ti giả còn hứng thú hơn ti mẹ thật. Đó là lý do, bé ít bú mẹ đồng nghĩa với việc sữa mẹ ngày càng cạn kiệt.

-Ăn kiêng: Với nhiều bà mẹ sợ béo nên hạn chế ăn uống. Như vậy cơ thể mẹ sẽ không nạp đủ chất để tạo sữa cho bé.

-Làm việc kiệt sức: cũng là nguyên nhân gây làm cho sữa mẹ ít đi


* Cách để tăng sữa mẹ

-Muốn có sữa cho con bú, ngay trong thời kỳ có thai người mẹ cần được ăn uống đủ chất, có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, do đó tăng cân tốt và có nhiều sữa sau khi sinh.

-Khi nuôi con bú, trước hết người mẹ cần được ăn đủ, uống đủ, ngủ đẫy giấc. Khẩu phần ăn cần cao hơn mức bình thường. Hằng ngày ăn thêm vài bát cơm, một ít thịt, cá, hoặc trứng, một ít rau đậu, hoa quả. Tăng cường các món ăn cổ truyền kích thích bài tiết sữa như như cháo chân giò gạo nếp. Nên hạn chế các gia vị như ớt, hành, tỏi vì dễ làm cho sữa có mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.

-Hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc ảnh hưởng đến sữa, qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa. Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và có chỉ định của bác sĩ.

-Uống nhiều nước nhất là cháo, nước quả, sữa... (mỗi ngày khoảng một lít rưỡi đến hai lít).

-Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, buồn phiền, lo âu, mất ngủ. Chế độ lao động, nghỉ ngơi sau khi sinh đẻ có ảnh hưởng đến bài tiết sữa.

-Cho con bú thường xuyên, đúng cách. Trẻ ngậm bắt vú đúng sẽ bú có hiệu quả và tránh làm người mẹ đau rát vú.

-Cho bé bú đều cả hai bên ngực mẹ trong mỗi cữ bú (đừng xem thời gian, cứ để bé quyết định mỗi cứ bú). Tốt nhất nên để bé bú hết sữa bên ngực này rồi mới chuyển sang bên ngực kia.

-Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu của trẻ (khoảng cách giữa 2 lần bú khoảng 2-3 giờ ). Không nên cố tuân theo một lịch trình nào.

-Hạn chế cho bé bú bình và ngậm ti giả.

-Có thể vắt sữa để bé có sữa mẹ khi cần.

 

* Nhận biết mẹ đủ sữa

Có nhiều dấu hiệu để nhận biết sữa mẹ có đáp ứng nhu cầu của bé không, sau đây là một số nhận biết:

-Cảm giác nhẹ nhõm ở bầu ngực sau khi bé bú.

-Tần suất và thời gian cho mỗi cữ bú mẹ vừa đủ.

-Bé không thèm bú bình ngay sau mỗi cữ bú mẹ.

-Mẹ ít (hoặc hầu như không) bị chảy sữa.

-Có sữa khi vắt bằng tay (hoặc dùng máy vắt sữa mẹ).

 

* Dấu hiệu bé đã bú đủ

Để nhận biết dấu hiệu bé đã bú đủ chưa, mẹ cần phải theo dõi để nhận biết

-Đi tiêu: Bé bú đủ nếu số lần đi tiêu của bé trong ngày là vài lần và phân có màu vàng mù tạc thì có khả năng. Từ 2-3 tháng tuổi, bé đi tiêu đều đặn mỗi ngày hoặc cách ngày mới đi một lần thì cũng là dấu hiệu bú đủ.

-Đi tiểu: Bé trong vòng 1 tháng tuổi nhận được đủ lượng sữa mẹ nếu số lần bé đi tiểu từ 8-10 lần mỗi ngày và nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc không có màu chứng tỏ bé không bị mất nước.

-Phản ứng của bé sau khi bú mẹ: Bé bú đủ bé sẽ sẵn sàng ngủ, hoặc năng động, khỏe mạnh và vui vẻ… Nếu bé quấy khóc sau khi vừa bú mẹ thì có thể do bé vẫn còn đói (hoặc mẹ ít sữa).

-Tăng cân: Tăng cân là biểu hiện quan trọng nhất để biết bé bú mẹ đủ hay chưa. Vì thế, hãy theo dõi cân nặng của con thường xuyên.

Thanh Thanh

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video