Thăng trầm chuyện nâng cao quyền năng giới

20/04/2010
Liên hợp quốc, ngày 1 tháng 3 năm 2010 (IPS/Terra Viva) – Uỷ ban địa vị phụ nữ (CSW) gồm 45 thành viên, đã chủ trì một trong những phiên họp lớn nhất của phụ nữ ở LHQ, lắng nghe hàng chục diễn giả trình bày về những thành công và thất bại trong việc nâng cao quyền năng giới trên toàn cầu.

Những câu chuyện xoay quanh một loạt vấn đề, trong đó có việc thiếu đại diện nữ trong chính trị, tình trạng phân biệt đối xử trong việc làm, tỷ lệ tử vong bà mẹ cao, bạo lực tình dục lan tràn và các quyền lợi cha mẹ nghỉ sinh con được hưởng lương…. 

Liên minh Châu  Âu, với 27 nước thành viên, những nước tiến bộ xa so với các nước đang phát triển về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, cũng phải thừa nhận vẫn còn nhiều bất cập. 

Bà Bibiana Aido, Bộ trưởng Bộ bình đẳng giới của Tây Ban Nha cho biết Liên minh Châu Âu gần đạt được mục tiêu có 60% phụ nữ tham gia lực lượng lao động, với tỷ lệ từ 37% đến 73%. 

Tuy nhiên, bà  cho biết “Tỷ lệ phụ nữ ở cấp ra quyết định trong lĩnh vực kinh tế vẫn còn ít”. 

Hiện tại, phụ  nữ chỉ chiếm trung bình là 11% thành viên Hội đồng quản trị của các tập đoàn hàng đầu ở Châu Âu, và chỉ có gần 3% là Chủ tịch Hội đồng quản trị của các tập đoàn này. 

Có hơn 6 triệu phụ nữ trong độ tuổi từ 25 – 49 không thể đi làm hoặc chỉ có thể làm việc bán thời gian vì các trách nhiệm gia đình, Bà cho biết thêm. 

Cuộc họp 2 tuần kéo dài đến hết ngày 12/3, tập trung chủ yếu vào Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh đã được thông qua năm 1995 tại Hội nghị Thế giới lần thứ Tư về Phụ nữ tại Thủ đô của Trung Quốc. 

Cương lĩnh hành động, đề cập đến 12 lĩnh vực quan trọng liên quan đến phụ nữ, đã kêu gọi một cam kết toàn cầu nhằm đạt được các mục tiêu bình đẳng, phát triển và hoà bình cho tất cả phụ nữ trên thế giới. 

“Cho đến ngày nay Tuyên bố Bắc Kinh vẫn còn phù hợp như khi được thông qua”, đó lànhậnđịnhcủaTổng Thư ký LHQ Ban-Ki-moon.

Ông nói có rất nhiều thách thức đối với bình đẳng giới và nâng cao quyền năng của phụ nữ, bao gồm tỷ lệ tử vong bà mẹ, bạo lực đối với phụ nữ, và sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào các vị trí ra quyết định cấp cao, đòi hỏi sự quan tâm hàng đầu của các chính phủ. 

Minh hoạ về nâng cao quyền năng giới ngay trong cơ quan của mình, Tổng Thư ký cho biết kể từ khi nhậm chức đến nay ông đã bổ nhiệm nhiều Phó Tổng Thư ký và Trợ lý thư ký là nữ và tất cả họ đều ở những vị trí ra quyết định trong hệ thống LHQ. 

Thế nhưng đại sứ Yemen Abdullah Alsaidi, Chủ tịch đương nhiệm của Nhóm 77 nước đang phát triển gồm 130 thành viên lại phàn nàn rằng Viện Nghiên cứu và Đào tạo Quốc tế vì sự tiến bộ của phụ nữ (INSTRAW), có trụ sở tại Cộng hoà Đôminica vẫn chưa có lãnh đạo kể từ tháng 12 năm ngoái. 

Ông nói “Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghiên cứu và đào tạo của Viện, đặc biệt trong thời điểm quan trọng này khi Viện cần phải có sự chuẩn bị kịp thời và hiệu quả để sát nhập vào cơ quan giới mới”. 

Fiame Naomi Mata’afa, bộ trưởng Bộ phụ nữ, Cộng đồng và Phát triển xã hội của Samoa, cho biết khu vực đảo Thái Bình Dương có mức độ cân bằng giới trong Quốc hội thấp nhất trên thế giới. 

Trong 16 nước ở  khu vực (trừ Úc và Niudilân), khoảng 95,8% số ghế  trong Quốc hội do nam giới nắm giữ và chỉ có 4,2% là do phụ nữ nắm giữ. 

“Còn rất nhiều việc phải làm”, bà nói. Thậm chí Phó Tổng thư ký thường trực Asha-Rose Migiro cũng phát biểu rằng năm 2009 chỉ có 25 nước đạt mức 30% hoặc hơn 30% nghị sỹ quốc hội là nữ. 

Bà Migiro cho biết  “Con số này đánh dấu một bước phát triển lớn kể từ năm 1995 đến nay, nhưng vẫn chưa đủ”. 

Bà Mata’afa cho biết bạo lực đối với phụ nữ là một “mối quan tâm lớn” ở khu vực Thái Bình Dương, với 2/3 phụ nữ chịu bạo lực tình dục và thể  xác – “vì ở khu vực này, do đặc điểm văn hoá, bạo lực được dung thứ rộng rãi”. 

Bà Pansy Wong, Bộ  trưởng Bộ phụ nữ của Niudilân, rất lấy làm tiếc về bạo lực tình dục diễn ra ở nước mình. 

Bà nói “Chúng tôi thực sự lấy làm tiếc vì không mấy thành công trong việc phòng chống bạo lực đối với phụ nữ”. Ở Niudilân cứ 5 phụ nữ  thì có một người bị bạo lực trong cuộc  đời họ, so với tỷ lệ 1/20 ở nam giới. 

“Chúng tôi cũng biết rằng con số thực tế các vụ bạo lực đối với phụ nữ còn lớn hơn nhiều so với con số theo thống kê”, bà cho biết thêm. 

Đi đầu trong chiến dịch chống lạm dụng tình dục là Quỹ Phát triển cho phụ nữ của LHQ (UNIFEM) 

Giám đốc điều hành của UNIFEM, bà Ines Alberdi cho biết Quỹ Tín dụng do Văn phòng bà quản lý hiện là nguồn hỗ trợ cho các hoạt động chống bạo lực tình dục.

Chỉ riêng năm ngoái, Quỹ đã tài trợ cho 81 hoạt động ở 76 nước với tổng giá trị gần 30 triệu đô la Mỹ. 

“Thành công của những đơn vị được Quỹ tài trợ năm 2009 góp phần chứng minh ý nghĩa của những hỗ trợ chiến lược” –bà Alberdi nhận định.  Đây cũng chính là những câu chuyện thành công được nêu tại Cuộc họp. Cụ thể:

Một đơn vị ở Ấn Độ đã có sáng kiến phối hợp với Chính phủ tổ chức một chiến dịch truyền hình toàn quốc tiếp cận được trên 124 triệu người dân chỉ trong 4 tháng, góp phần tăng cường nhận thức của người dân về quyền lợi hợp pháp của phụ nữ nhằm chống lại bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. 

Một Qũy khác tại nước Cộng hoà Dân chủ Công gô nơi bị chiến tranh tàn phá, đã tập huấn cho 300 nhà lãnh đạo xã hội dân sự kiến thức về hỗ trợ pháp lý giúp hàng nghìn phụ nữ là nạn nhân của bạo lực tình dục, trong đó nhiều người bị nhiễm HIV, tìm được công lý, bà Alberdi cho biết. 

Đáng chú ý là bài phát biểu tương đối khả quan của Ông Audun Lysbkken, Bộ trưởng Bộ trẻ em, bình đẳng và phúc lợi xã hội của Na Uy, cho biết đất nước của ông là một trong những nước áp dụng chế độ nghỉ sinh con cho cả cha và mẹ được hưởng lương rộng rãi nhất. 

Theo chế độ này, phụ nữ được nghỉ 46 tuần có hưởng lương – người cha được nghỉ 10 tuần – cùng toàn bộ chi phí trông trẻ. 

“Điều này cho thấy tại sao 80% phụ nữ Na-uy có thể kết hợp công việc với việc sinh con – Na-uy là một trong những nước phát triển có tỷ lệ sinh cao nhất (1.98). 

Ông Lysbakken cho biết trong vòng hơn 15 năm qua, và kể từ khi Hội nghị Toàn cầu lần thứ 4 về Phụ nữ  ở Bắc Kinh đã thông qua Cương lĩnh Hành động nhằm nâng cao quyền năng giới, “phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới đã có nhiều tiến bộ.” 

Ngày càng có  nhiều trẻ em gái được tiếp cận với giáo dục và nhiều phụ nữ hơn đang tham gia vào lực lượng lao động và các quyết định kinh tế. 

Nhưng không được thoả mãn với những kết quả này, ông cảnh báo. 

“Ở nhiều nơi trên thế giới, sinh con vẫn là điều nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. Trên thực tế, vẫn chưa có tiến triển nào trong việc giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ kể từ Hội nghị Bắc Kinh đến nay” ông tuyên bố. 

Biên dịch: Ban Quốc tế
Theo IPS Terraviva

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video