Thực hiện hoạt động uỷ thác cho vay đối với hộ nghèo

07/05/2007
Huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc gồm có 13 xã với dân số 106 ngàn người, trong đó nữ chiếm 51,2%. Hội viên Hội LHPN có 11.993 người. Số hộ nghèo, cận nghèo trong Hội chiếm tỷ lệ 11,2%. Nhiều gia đình hội viên có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề, tăng thu nhập, cải thiện mức sống gia đình.

Trong 3 năm (2004 - 2007), Hội LHPN huyện, xã (thị trấn) đã tích cực thực hiện Chương trình ủy thác cho vay đối với hộ nghèo giữa Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và Hội LHPN huyện. Đến 31/12/2006 có 10/13 xã (thị trấn) đã được ký hợp đồng uỷ thác giữa Hội LHPN với NHCSXH để triển khai cho vay vốn thông qua 117 tổ tiết kiệm - vay vốn do Hội LHPN quản lý.

 

Nhằm giúp các thành viên vay vốn và Ban quản lý tổ vay vốn có thêm kiến thức sử dụng vốn vay hiệu quả, hàng năm, Hội LHPN xã đã phối hợp với NHCSXH huyện tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng về cơ chế cho vay, nghiệp vụ ghi chép, quản lý hồ sơ, sổ sách; kiểm tra, đôn đốc các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích; đôn đốc trả lãi, gốc theo quy định. Hội còn phối hợp với Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò, lợn sinh sản; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm; kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh quay vòng vốn nhanh...cho các hộ vay vốn. Nhờ đó các thành viên vay vốn đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn. Ban quản lý các tổ vay vốn biết cách quản lý, thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn. Nhiều gia đình có mức thu nhập khá hơn trước. Một số hộ đã biết sử dụng vốn vay của NHCSXH cùng với vốn đối ứng của gia đình để mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động trong xã.

 

Do Hội LHPN huyện, xã thực hiện việc kiểm tra, giám sát vốn uỷ thácthường xuyên nên nhiều tổ vay vốn đã thực hiện nghiêm túc việc sử dụng vốn đúng mục đích. Một số hộ gặp khó khăn, rủi ro được các thành viên trong tổ hỗ trợ, giúp đỡ nên 100% hộ trả lãi đúng hạn. Đến tháng 4/2007, ở Bình Xuyên số hộ đang được vay vốn là 1.447, tổng dư nợ đạt 6.754 triệu đồng, tăng 4.675 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng 224,8%. Trong đó có 1.334 số hộ nghèo được vay với số dư nợ 6.329,5 triệu đồng. Đời sống của các hộ nghèo, hộ chính sách khác được cải thiện. 1.200 hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả, kinh tế gia đình tăng lên. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5% mỗi năm. Một số hộ không chỉ đủ ăn, mà còn có điều kiện đầu tư mua các thiết bị sản xuất, sinh hoạt gia đình như máy bơm nước, máy xát gạo, ti vi, quạt điện...

 

Hoạt động vay vốn đã tác động tích cực đến phong trào phụ nữ cơ sở. Trình độ hội viên, phụ nữ được nâng lên rõ rệt. Cán bộ Hội cấp huyện, cấp cơ sở biết cách kiểm tra, giám sát vốn theo chương trình ủy thác. Ban quản lý tổ biết cách quản lý nguồn vốn, tổ chức sinh hoạt lồng ghép nội dung vay vốn và nội dung sinh hoạt Hội Phụ nữ, tuyên truyền, phát triển hội viên, phụ nữ ngày càng tự tin, mạnh dạn phát biểu, góp ý kiến xây dựng nội dung hoạt động Hội, tham gia sôi nổi các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao...Tình đoàn kết, cộng đồng trách nhiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau luôn được thể hiện trong chị em. Phụ nữ tự nguyện vào Hội, tham gia sinh hoạt Hội nhiều hơn.

 

Tuy kết quả đạt được rất lớn, nhưng hoạt động vay vốn uỷ thác cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giữa Hội LHPN và NHCSXH huyện Bình Xuyên còn bộc lộ những tồn tại cần khắc phục, đó là: số hộ nghèo trong Hội Phụ nữ tuy giảm nhanh nhưng chưa bền vững vì nguy cơ tái nghèo còn cao do thu nhập bình quân đa số các hộ mới đạt 200.000 đồng/người/tháng. Tỷ lệ nợ quá hạn còn cao (0,5%).

 

Nguyên nhân những hạn chế này là do vốn cho vay phân bổ theo chỉ tiêu, so với nhu cầu vay còn ít. Tâm lý chị em muốn chia cho nhiều hộ được vay, nên món vay ít, khó phát triển vốn. Những hộ vay vốn nuôi đại gia súc với thời hạn 3 năm gặp khó khăn vì khi đầu tư vốn vào chăn nuôi bắt đầu ổn định, có lãi thì đã phải lo trả gốc đúng hạn, nên việc quay vòng vốn, phát triển đồng vốn và đầu tư thêm còn khó khăn. Phụ nữ nghèo được vay vốn đa số là những người có trình độ, năng lực hạn chế nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật, tích luỹ kinh nghiệm cần có thêm thời gian, cần được vay nhiều lần mới thoát nghèo vững bền được. Một số hộ chưa sử dụng tốt đồng vốn, hoặc do khó khăn khách quan xảy ra (thiên tai, bệnh tật...), hoặc do Ban quản lý tổ chưa đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên nên còn để nợ quá hạn.

 

Những tồn tại này đã được Hội LHPN huyện và các cơ sở nhận thức rõ, rút ra bài học kinh nghiệm cần đi sâu, đi sát các thành viên vay vốn; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quản lý và sử dụng vốn; chủ động phối hợp với NHCSXH, các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm... tổ chức các lớp tập huấn cho Ban quản lý tổ, các thành viên vay vĐể có thể thực hiện tốt hơn chương trình ủy thác vay vốn cho hộ nghèo và hộ chính sách khác, từ thành viên vay vốn đến cán bộ quản lý, giám sát đều mong muốn: nguồn vốn được phân bổ về các địa phương được nhiều hơn, diện đối tượng vay được mở rộng hơn (hộ cận nghèo, vừa thoát nghèo; doanh nghiệp nhỏ...); thời gian dài hơn (từ 24 tháng trở lên); lãi suất cho vay như cũ (0,5%), không nên tăng lên như hiện nay (0,65%). 

 

Trung tâm thông tin.

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video