Thực trạng lớp dạy nghề cho nông dân theo Dự án

04/12/2010
Mỗi năm có hàng trăm lớp tập huấn ngắn hạn và trung hạn theo dự án của các cấp, nhằm phổ biến khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực cho nông dân như: chăn nuôi thú y, nuôi trồng thuỷ sản, bồi dưỡng nghiệp vụ…Tuy nhiên, chất lượng đào tạo tại các lớp học và sự tiếp nhận của người dân vẫn là vấn đề cần phải bàn.

Trong các buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nông dân các cấp, nhiều người đón nhận không hào hứng lắm. Mỗi người một kiểu như: ngủ gật, nói chuyện riêng, làm việc riêng.Thực tế, người nông dân chính là đối tượng nghèo về kiến thức. Xác định được điều này, trong hai năm gần đây các lớp học nâng cao nghiệp vụ về chăn nuôi thú y, nuôi trồng thuỷ sản từ các dự án khuyến lâm, khuyến ngư của Hội phụ nữ, Hội nông dân các cấp mở ra nhằm cung cấp kiến thức cho người nông dân, nhưng nhiều người cho rằng hiệu quả các lớp học chưa cao vì thiếu thực tế.

 

Chúng ta nên có hướng thực tế, tổ chức các lớp học ở gần trang trại để kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn”, ông Nguyễn Văn Diễn – xã Thụy Thanh, huyện Thái Thụy bày tỏ ý kiến.

 

Thực tế người nông dân cần kiến thức, cần sự chỉ dẫn cụ thể

 

Mọi lớp học chuyển giao khoa học cho nông dân tổ chức ở những địa điểm xa, người dân đi lại mất nhiều thời gian nên khó tập trung”. Ông Trịnh Quang Hiệp – Giám đốc Công ty cổ phần chăn nuôi Giống cây trồng Thái Bình cho biết.

 

Người nông dân luôn cần kiến thức. Nhiều người còn năng động tự học hỏi nhau để làm giàu. Nhưng cách giảng dạy trong các lớp chuyển giao khoa học cho nông dân như thế nào để họ ý thức được việc tiếp nhận khoa học vừa đúng, vừa hiệu quả để áp dụng vào sản xuất làm giàu cho bản thân, cho gia đình và xã hội là vấn đề đặt ra cho các nhà tổ chức, quản lý bàn luận. 

Theo thaibinhtv.vn

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video