Tin hoạt động Hội LHPN tỉnh Gia Lai

25/04/2022
Sáng 12/4, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức khai mạc truyền thông về vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững năm 2022 và tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021 - 2025 do Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh năm 2022.
Ra mắt mô hình “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm” tại phường Hội Thương, TP. Pleiku

- Phụ nữ Gia Lai hướng tới sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn nâng cao chất lượng cuộc sống

Tại buổi truyền thông, báo cáo viên Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tỉnh và Hội LHPN tỉnh đã tuyên truyền, phổ biến kiến thức với 2 chuyên đề: tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm chất lượng và vai trò của phụ nữ trong đảm bảo sản xuất nông sản, thực phẩm chất lượng, tiêu dùng sạch cho 50 hội viên phụ nữ tại phường Hội Thương (thành phố Pleiku). Đồng thời, ra mắt mô hình “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm” với 50 thành viên tham gia.

Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Vũ Thị Bích Ngọc phát biểu khai mạc truyền thông

Thông qua các hoạt động, Hội LHPN tỉnh hướng đến việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của hội viên phụ nữ là chủ sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm, nông sản tại địa phương trong việc thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm, qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng người Phụ nữ Gia Lai thời kỳ mới: tiến bộ trong nhận thức, sáng tạo trong hành động, trách nhiệm với cộng đồng”; tuyên truyền, vận động chị em hội viên phụ nữ tuân thủ các quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn nhằm góp phần đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống với mục tiêu “Vì sức khỏe cộng đồng”.

Thời gian tới, Hội LHPN tỉnh tiếp tục tổ chức truyền thông về vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững năm 2022 cho 200 hội viên, phụ nữ tại các huyện Chư Prông, Kông Chro, Krông Pa, Phú Thiện và ra mắt 4 mô hình “Chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm” với 200 thành viên.

 

- Tổ chức Hội nghị phản biện xã hội năm 2022

Hội nghị diễn ra nhằm góp phần phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm của tổ chức Hội trong việc thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”; đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung đối với dự thảo Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021 - 2025 của UBND tỉnh.

Quang cảnh Hội nghị

Tại hội nghị, đã có nhiều ý kiến phản biện của các đại biểu đưa ra thảo luận, trong đó, các ý kiến tập trung về việc cần dựa trên chứng cứ khoa học để đưa ra các giải pháp gắn với thực tế; cần có các chính sách phù hợp hơn đảm bảo công bằng giới tính; nên có điều tra xã hội học để đánh giá, từ đó xây dựng các kế hoạch liên quan; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chế độ ưu tiên về sinh con một bề; cụ thể hóa công tác tuyên truyền vận động để phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời, các đại biểu cho rằng cần đánh giá mặt hạn chế, vướng mắc trong giai đoạn trước cũng như xây dựng kế hoạch hàng năm, nêu rõ việc hình thức xử lý các vi phạm trong giai đoạn tiếp theo...

Hội nghị phản biện xã hội được tổ chức nghiêm túc, mang tính chất xây dựng và chấp hành nghiêm quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid - 19.

Ban xây dựng tổ chức Hội

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video