Tổ chức nhiều hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ

23/03/2009
Năm 2008, Ban VSTBPN tỉnh Thái Bình đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cho cán bộ công chức, đặc biệt là chị em phụ nữ các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Tích cực bồi dưỡng, quy hoạch và đề bạt công chức nữ trong bộ máy lãnh đạo Sở, các phòng, trung tâm thuộc Sở.

Hiện nay, Ban VSTBPN ngành Tư pháp có 01 đồng chí nữ giữ chức vụ Giám đốc Sở, 05 đồng chí nữ ở cương vị Trưởng phòng hoặc tương đương và 06 đồng chí nữ ở cương vị Phó trưởng phòng hoặc tương đương. Số lượng công chức nữ trên tổng số công chức của đơn vị tham gia Ban lãnh đạo của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội của đơn vị ngày một tăng. Cụ thể trong cấp uỷ Đảng nữ chiếm 40%, BCH Công đoàn nữ chiếm 20%,  BCH Hội luật gia 40%....

Cũng trong năm 2008, Ban VSTBPN cử 03 đồng chí đi học lớp Chấp hành viên do Bộ Tư pháp tổ chức và có 01 đồng chí nữ được kết nạp vào Đảng. Thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với chị em phụ nữ như chế độ ốm đau, thai sản, gia đình chính sách…; khen thư­ởng kịp thời các công chức nữ có thành tích xuất sắc trong công tác chuyên môn; động viên công chức nữ tham gia phong trào nữ công “Nuôi con khoẻ, dạy con ngoan”, “Giỏi việc nư­ớc, đảm việc nhà”… Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức nữ ngành tư pháp Thái Bình có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; trình độ chuyên môn từng bư­ớc đư­ợc nâng cao; đư­ợc bố trí tương đối ổn định, tỷ lệ công chức nữ ở độ tuổi còn trẻ t­ương đối đông với ­ưu thế nhiệt tình và năng động.

Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu vì sự tiến bộ phụ nữ ngành tư­ pháp Thái Bình vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Đa số cán bộ, công chức của ngành đã được tiếp cận kiến thức về giới và bình đẳng giới, như­ng ch­ưa đ­ược trang bị kỹ năng thực hiện lồng ghép giới trong hoạch định chính sách và thực hiện các hoạt động chuyên môn của ngành. Cán bộ của Ban VSTBPN đều làm việc kiêm nhiệm nên thời gian đầu t­ư cho hoạt động này còn hạn chế. Mức l­ương của công chức ngành tư pháp nói riêng và công chức nữ nói chung còn thấp, do đó một số nữ công chức còn ch­ưa toàn tâm, toàn sức trong công việc, là sự cản trở lớn tr­ước yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết xã hội của công chức nữ. Bản thân một bộ phận công chức nữ còn mang tâm lý tự ti, an phận, chưa cố gắng v­ươn lên trong công tác chuyên môn...

Nhìn chung, vị thế của phụ nữ nói chung và phụ nữ ngành tư pháp tỉnh Thái Binh ngày càng được khẳng định, nhiều phụ nữ đã phấn đấu vươn lên giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan, đơn vị. Và dù ở cương vị nào, đội ngũ cán bộ công chức nữ cũng luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao...Tuy nhiên, để đạt mục tiêu mà ban VSTB phụ nữ ngành tư pháp đề ra, đội ngũ cán bộ công chức nữ Thái Bình cần tiếp tục cố gắng hơn nữa, khắc phục mọi khó khăn, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và ngành giao cho.

Ngọc Hiển

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video