Tuyên bố San Francisco

04/10/2011
Ngày 16/9/2011, trong khuôn khổ Hội nghị và Đối thoại cấp cao APEC về phụ nữ và nền kinh tế tại San Francisco, Cuộc họp đã ra tuyên bố San Francisco. Sau đây là toàn văn Tuyên bố:

Đối thoại chính sách cấp cao về Phụ nữ và Nền kinh tế

San Francisco, California, ngày 16/9/2011

 

Tuyên bố

Chúng tôi, các bộ trưởng và các quan chức chính phủ cấp cao cùng các nhà lãnh đạo khu vực tư nhân, họp mặt tại San Francisco, California, vào ngày 16/9/2011 tham gia Đối thoại chính sách cấp cao về phụ nữ và kinh tế, dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton. 

Tháng 11/2010 tại Yokohama, các nhà lãnh đạo APEC nhận thấy tiềm năng đóng góp của phụ nữ cho nền kinh tế khu vực vẫn chưa được khai thác đầy đủ. Bình đẳng giới rất quan trọng đối với phát triển kinh tế và xã hội. Bình đẳng về cơ hội cho nam và nữ sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng về kinh tế và giúp giảm nghèo. Bởi vậy, các nhà lãnh đạo APEC bày tỏ mong muốn cùng phụ nữ cải thiện cơ hội tiếp cận của phụ nữ đối với các lĩnh vực tài chính, giáo dục, đào tạo, công nghệ và hệ thống y tế qua thúc đẩy khả năng kinh doanh và lãnh đạo của phụ nữ trong kinh doanh và quản lý nhà nước.

Năm 2011 và những năm tới, các nền kinh tế APEC sẽ có những hành động cụ thể để phát huy được tiềm năng to lớn của phụ nữ, thu hút sự tham gia toàn diện hơn của phụ nữ vào các nền kinh tế APEC, phát huy tài năng, xóa bỏ mọi rào cản đối với sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào kinh tế và tối đa hóa những đóng góp của phụ nữ cho tăng trưởng kinh tế. Thực tế ở cả nước phát triển và đang phát triển cho thấy sự tham gia của phụ nữ tăng lên sẽ tạo ra thu nhập nhanh hơn và công bằng hơn, mang đến các cơ hội kinh doanh lớn hơn và nâng cao tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp và các nền kinh tế nhờ tư duy sáng tạo và sử dụng hiệu quả một nguồn lực quan trọng. Hơn nữa, thu nhập cao hơn của phụ nữ đã chứng tỏ có tác động quan trọng đối với kết quả về giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho hộ gia đình, nâng cao phúc lợi chung và tạo nền móng cho những thành quả trong tương lai về năng xuất lao động và tăng trưởng toàn diện. Chúng tôi ghi nhận những tiệních mà các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục mang lại cho phụ nữ để họ tham gia vào các hoạt động kinh tế. Các hoạt động hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ phải là thành tố chính trong việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng của các nhà lãnh đạo APEC.

Tăng cường sự tham gia của phụ nữ sẽ làm tăng sự thịnh vượng ở khu vực và là một khoản đầu tư cho tương lai. Sự tham gia tích cực của phụ nữ vào nền kinh tế ở tất cả các cấp kể cả cấp ra quyết định và quản lý ở các doanh nghiệp và chính phủ cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích về xã hội và môi trường – là những yếu tố quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm. Chúng tôi quyết tâm hành động cụ thể, thực hiện các chính sách và chương trình nhậy cảm giới và hoàn thiện pháp luật và các quy định nhằm mở rộng các cơ hội kinh tế cho phụ nữ trong các nền kinh tế APEC.

Chúng tôi hoan nghênh việc hình thành cơ chế Đối tác chính sách APEC về phụ nữ và nền kinh tế (PPWE), nhằm lồng ghép và nâng tầm ảnh hưởng của phụ nữ đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trong khu vực. Đồng thời, ghi nhận các kết quả và nỗ lực về các vấn đề bình đẳng giới mà APEC đã đạt được, chúng tôi giao nhiệm vụ cho PPWE, hợp tác với các thực thể khác của APEC, để đưa ra các khuyến nghị chính sách hiệu quả về phụ nữ và phát triển kinh tế cho các nền kinh tế thành viên APEC.

Chúng tôi khẳng định quyết tâm trong APEC nhằm lồng ghép giới vào việc giải quyết những rào cản lớn nhất hạn chế sự tham gia toàn diện của phụ nữ về mặt kinh tế; Công việc của APEC sẽ trước hết tập trung vào 4 lĩnh vực ưu tiên sau: cải thiện khả năng tiếp cận nguồn vốn; tiếp cận thị trường; nâng cao năng lực, kỹ năng và tăng cường sự lãnh đạo của phụ nữ. Để theo đuổi những lĩnh vực ưu tiên trên, điều quan trọng là APEC cần phối hợp và hỗ trợ phù hợp đối với hoạt động của các mạng lưới doanh nghiệp nữ và các tổ chức quốc tế như Ủy Ban địa vị phụ nữ và Cơ quan Phụ nữ của LHQ.

Tiếp cận nguồn vốn  

Các hệ thống pháp lý và quy định cũng như việc làm của các ngân hàng mang tính phân biệt đối xử có thể cản trở phụ nữ tiếp cận với nguồn vốn và tài sản. Có bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp do nữ làm chủ có xu hướng nhỏ hơn, mới hơn và ít lợi nhuận hơn so với các doanh nghiệp do nam giới làm chủ, và thường gặp khó khăn hơn trong tiếp cận nguồn vốn. Việc thiếu thông tin và kiến thức về yêu cầu và thực tiễn cho vay đã khiến cho các nữ chủ doanh nghiệp rất khó vay được vốn. Những thách thức trong việc tiếp cận nguồn vốn vẫn là mối quan tâm của các nữ doanh nhân và nữ chủ doanh nghiêp ở nền kinh tế thành viên APEC. Nhận thức được những thách thức này, chúng tôi kêu gọi các quan chức chính phủ:

Rà soátbáo cáo cho các quan chức cấp cao APEC thực trạng luật pháp vềquyền thừa kế, quyền sở hữu chung của vợ chồng, và các quyền sở hữu động sản và bất động sản, cũng như quyền lợi làm chủ hộ đối với phụ nữ đã kết hôn, ly hôn góa bụa;

Tăng cường tiếp cậnc dịch vụ tài chính cho các nữ doanh nhân và nữ chủ doanh nghiệp.

Thống kê những chương trình hiện tại đang cho vay có hiệu quả đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kể cả các chương trình tín dụng vi mô, trong khu vực công ở cấp trung ương và khu vực tư, đặc biệt lưu ý đến việc thực hiện và các biện pháp đánh giá cũng như tính hiệu quả của các chương trình đó trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp do nữ làm chủ để xây dựng cơ sở dữ liệu về các chương trình cho vay hiện hành;

 

Tổ chức điều tra và hội thảo để xác định và chia sẻ kinh nghiệm hay về các biện pháp của chính phủ cấp trung ương và địa phương nhằm nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ trong việc tiếp cận vốn, có sự hợp tác với Tiểu nhóm Đối tác toàn cầu về tài chính của các nước G-20 để tận dụng và phát huy được những kết quả mà Tiểu nhóm đã đạt được trong vấn đề này; và.

Hợp tác với tiểu nhóm đối tác toàn cầu về tài chính của các nước G-20 (GPFI) Tổ chức Hợp tác Kinh tế (OECD) nhằm cải thiện việc thu thập dữ liệu phân tách giới về các doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tiếp cận thị trường

Thiếu cơ hội tiếp cận thị trường sẽ cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp do nữ làm chủ và hạn chế tạo ra việc làm. Khả năng của phụ nữ trong kinh doanh và mở rộng thị trường (trong nước và quốc tế) thể được cải thiện bằng cách tăng cường sự nhạy bén trong kinh doanh (bao gồm các chương trình tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật); tăng tiếp cận với thông tin về môi trường pháp lý ở các nền kinh tế APEC và các cơ hội thị trường (bao gồm các chương trình giới thiệu, kết nối và hỗ trợ kỹ thuật); và thúc đẩy các cơ hội ký kết hợp đồng giữa nhà nước và doanh nghiệp (bao gồm các sáng kiến về đa dạng nhà cung cấp). Nhằm giải quyết những thách thức này, chúng tôi kêu gọi các quan chức:

Xác định báo cáo cho các quan chức cấp cao APEC về các chương trình bao gồm những sáng kiến hỗ trợ kỹ thuật và đa dạng nhà cung cấp có tính tiêu biểu nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp đa quốc gia, các chính phủ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp xóa bỏ rào cản đối với các nữ chủ doanh nghiệp và các doanh nhân nữ kể cả phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc trong việc tiếp cận thông tin cập nhật về môi trường pháp lý ở các nền kinh tế APEC, cũng như xác định và tận dụng được các cơ hội thị trường trong nước hoặc quốc tế; và

Xác định được các mạng lưới và hiệp hội có thể giúp phụ nữ tiếp cận với các kênh kết nối kinh doanh và phân phối.

Nâng cao năng lực và kỹ năng

Nâng cao năng lực và kỹ năng là cần thiết để phát triển nguồn nhân lực của một nền kinh tế - yếu tố quyết định chính đến khả năng cạnh tranh kinh tế. Tuy nhiên, trong nhiều nền kinh tế APEC, chỉ một nửa nguồn nhân lực được sử dụng hoàn toàn. Phụ nữ gặp rất nhiều rào cản trong việc tham gia toàn diện vào giáo dục và đào tạo - là cơ sở để giúp họ thành công trong công việc và kinh doanh. Nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy sau khi đào tạo, phụ nữ có cơ hội việc làm tốt hơn, và có thể phát triển kinh doanh và tạo việc làm. Tiếp cận với thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc tăng cường vai trò kinh tế của phụ nữ và đòi hỏi các nền kinh tế APEC phải quan tâm đến vấn đề này. Phụ nữ thường có quan hệ xã hội và nghề nghiệp hẹp hơn, do vậy hạn chế khả năng nhận biết của họ và cơ hội tiếp cận bình đẳng với thị trường lao động, việc làm và kinh doanh cũng như thông tin về cách giải quyết các thách thức trong kinh doanh. Để giải quyết những hạn chế này, chúng tôi kêu gọi các quan chức:

Khuyến khích nâng cao quyền năng của phụ nữ và xóa bỏ những hành vi phân biệt đối xử hạn chế phụ nữ nâng cao các kỹ năng của mình;

Tổ chức khảo sát và hội thảo để xác định và chia sẻ những bài học hay nhất về hỗ trợ tư vấn kinh doanh và các cơ hội, kinh nghiệm đào tạo, chính sách hỗ trợ ưu đãi cấp quốc gia dành cho phụ nữ, trong đó có các nữ doanh nhân, nữ chủ doanh nghiệp cũng như phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc

Lồng ghép quan điểm giới thích hợp trong các chương trình nâng cao năng lực và kỹ năng, các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện có, đồng thời đào tạo cho những người thực hiện các chương trình này về quan điểm giới để họ nhạy cảm

Tổ chức khảo sát và hội thảo để chia sẻ những ứng dụng tốt nhất về công nghệ (như công nghệ giao lưu trực tuyến hoặc công nghệ điện thoại di động) được sử dụng để đào tạo các nữ chủ doanh nghiệp, ở cấp quốc gia.

Thống kê và chia sẻ các mô hình kinh doanh hay cho phụ nữ ở những doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ.

Sự lãnh đạo của phụ nữ  

Trên thế giới, trong lĩnh vực kinh tế, phụ nữ vẫn nắm giữ ít vị trí lãnh đạo cả khu vực tư khu vực công. Cho dù trong hội đồng quản trị doanh nghiệp, các vị trí quản lý cấp cao hay các vai trò ra quyết định kinh tế quan trọng khác, phụ nữ thường chiếm tỷ lệ ít hơn không cân xứng với những đóng góp về kinh tế, trình độ học vấn và thành công trong công việc của họ. Các nghiên cứu đã chỉ ra 4 rào cản chính ngăn phụ nữ vươn lên vị trí lãnh đạo là trở ngại về mặt tổ chức, gồm cả việc thiếu các hình mẫu vai trò và việc không tham gia các mạng lưới không chính thức; những thách thức về cân bằng công việc với cuộc sống, bao gồm các yêu cầu đi lại và thời gian làm việc dài; là tư duy/quan niệm tổ chức, nghĩa là phụ nữ thường bị đánh giá khác so với nam giới khi xem xét bổ nhiệm chức vụ; và cuối cùng, là tư duy/quan niệm cá nhân, do thiếu sự tương tác, động lực thúc đẩy và thiếu sự hỗ trợ của đồng nghiệp và cấp trên. Chúng tôi thừa nhận rằng đây không chỉ là rào cản đối với những phụ nữ mong muốn đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn mà còn là rào cản đối với sự tăng trưởng và thành công của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Chúng ta cũng cần thừa nhận rằng nhiều trong số những rào cản này là do khuôn mẫu giới liên quan đến việc phụ nữ phải đảm nhiệm khối lượng công việc nhà và chăm sóc gia đình nhiều hơn. Xã hội vẫn coi phụ nữ phải chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc con cái và gia đình, điều này có thể cản trở phụ nữ tham gia thị trường lao động và cản trở các doanh nghiệp vừa và nhỏ do nữ làm chủ hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy chúng tôi kêu gọi các quan chức: 

Khuyến khích các thế hệ lãnh đạo nữ sắp tới;

Nâng cao nhận thức trong các nền kinh tế về những ảnh hưởng tích cực của các sáng kiến đa dạng giới trong phát triển kinh tế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp qua tìm kiếm và phổ biến các bài học hay nhất trong khu vực tư cũng như khu vực công.

Công bố những lợi ích kinh tế đạt được qua việc thúc đẩy cân bằng công việc và cuộc sống, thực hiện các chuẩn mực bình đẳng giới trong các tổ chức tư và công, có một đội ngũ lãnh đạo đa dạng và các biện pháp nâng cao quyền năng cho phụ nữ khác, thông qua các hoạt động mở rộng và hội thảo của APEC.

Thúc đẩy sự tham gia công bằng hơn của phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc, các doanh nghiệp xã hội, tăng cường sự tiếp cận của họ với các cơ hội.

Xác định mô hình mẫu nhằm nâng cao uy tín/danh tiếng cho các nữ doanh nhân và nữ chủ doanh nghiệp để thúc đẩy vai trò lãnh đạo của phụ nữ.

Cần nỗ lực để bảo đảm có ít nhất một phụ nữ đại diện trong ABAC của mỗi nền kinh tế

Cần có cách tiếp cận tích cực và cùng hợp tác khi cần để tăng cường sự đại diện của phụ nữ trong những cương vị quản lý cấp cao, kể cả trong Hội đồng quản trị doanh nghiệp và các tổ chức tư nhân tương đương.

 

Sau năm 2011

Các nền kinh tế chủ nhà diễn đàn APEC tương lai được khuyến khích tổ chức các phiên họp cấp cao để thảo luận về các chiến lược phát triển mới nhằm phát huy tài năng, sự sáng tạo và khả năng lãnh đạo của phụ nữ.

Ban Quốc tế dịch

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video