Tuyên bố và khuyến nghị Cuộc họp Mạng lưới các nhà lãnh đạo nữ APEC 2002

26/06/2006
20-22/8/2002 tại Acapulco, Mê-hi cô

Chúng tôi, Mạng lưới các Nhà Lãnh đạo Nữ của các nền kinh tế APEC, cùng nhau hội tụ tại Cuộc họp lần thứ 7 tại Acapulco, Mê-hi-cô từ 20-22/8/2002, nhằm khẳng định lại cam kết và những nỗ lực của chúng tôi góp phần phát triển kinh tế, hợp tác và thịnh vượng trong khu vực APEC, đồng thời đề ra các chiến lược hoạt động nhằm đối phó với các thách thức trong thế kỷ mới.

 

Chủ đề của cuộc họp lần này là "Phát triển kinh tế bền vững từ quan điểm giới". Dưới chủ đề này, chúng tôi đã thảo luận những vấn đề sau:

 

Tác động của toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đến phụ nữ

 

Các Doanh nghiệp vi mô và Doanh nghiệp nhỏ và vừa

 

Trách nhiệm quản lý công ty và thực tiễn kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội

 

Chúng tôi nhận thức toàn cầu hoá có khả năng hoặc mở ra những cơ hội mới hoặc khép lại những cơ hội hiện có. Chúng tôi cũng công nhận những ảnh hưởng kinh tế và xã hội của tự do hoá thương mại và đầu tư có thể phản ánh và làm trầm trọng thêm những bất bình đẳng giới đang diễn ra. Thảo luận của chúng tôi gồm việc xem xét tác động của toàn cầu hoá về mặt thị trường lao động, những kỹ năng cần có của phụ nữ trong Nền Kinh tế mới, cũng như tự do hoá thương mại hơn nữa xuất phát từ Vòng Đàm phán gần đây của WTO và sự phổ biến FTAs và những ảnh hưởng của nó đối với phụ nữ.

 

Chúng tôi ca ngợi sáng kiến của Chủ tọa APEC tập trung sự quan tâm của APEC đến các Doanh nghiệp vi mô bởi đây là một khu vực rất quan trọng đối với phụ nữ trong tất cả các nền kinh tế APEC. Sáng kiến ủng hộ tinh thần Khung Hội nhập của Phụ nữ trong APEC, nhấn mạnh sự tham gia của phụ nữ trong nền kinh tế. Chúng tôi khuyến khích từ năm 2002 APEC tiếp tục tập trung vào lĩnh vực Doanh nghiệp vi mô.

 

Chúng tôi chúc mừng AGGI đã có những thành tựu đáng kể trong việc tăng cường lồng ghép giới trong APEC. Chúng tôi ủng hộ thành lập Mạng lưới Đầu mối về Giới, duy trì sự tiến triển của sáng kiến AGGI. Chúng tôi mong trở thành một phần quan trọng của Mạng lưới và có vai trò lớn hơn trong việc lồng ghép các vấn đề về giới trong APEC.

 

Tác động của toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đến phụ nữ

 

WLN khuyến nghị APEC đề xuất những sáng kiến và dự án đánh giá và phản hồi những tác động của toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại đối với giáo dục, nghề nghiệp, lương của phụ nữ và sự công nhận và ghi nhận khả năng chuyên nghiệp của phụ nữ trong APEC.

WLN khuyến nghị APEC công nhận tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với phụ nữ và công bố những gương điển hình trong hoạt động thương mại điện tử và đưa ra những chiến lược và chương trình tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ với giáo dục và đào tạo dựa trên cơ sở công nghệ thông tin, tận dụng tối đa những phương thức giảng dạy và học tập sáng tạo và linh hoạt.

 

WLN khuyến nghị APEC ủng hộ việc lồng ghép quan điểm giới trong Vòng Đàm phán gần đây của WTO và các Hiệp định thương mại khu vực trong APEC, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ, lĩnh vực có ảnh hưởng đặc biệt đến giới.

 

WLN khuyến nghị APEC thiết lập một cơ chế tạo điều kiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền bảo vệ kiến thức bản xứ trong phạm vi các nền kinh tế.

 

Các Doanh nghiệp vi mô và Doanh nghiệp nhỏ và vừa

 

Các Doanh nghiệp vi mô

Theo Ngân hàng Thế giới, 90% dân số ở các nền kinh tế đang phát triển không được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính quy. Nhằm đạt đến một nền kinh tế thế giới tập trung hơn, chúng ta tin rằng tất cả phụ nữ trong khu vực APEC nên được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính quy.

 

Chúng ta ủng hộ việc đưa vấn đề Doanh nghiệp vi mô vào Nhóm Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEWG) và khẳng định tiến bộ gần đây của Kế hoạch Hành động hợp nhất cho sự phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SPAN) nhằm lồng ghép các vấn đề phát triển Doanh nghiệp vi mô.

WLN kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC ủng hộ mục tiêu toàn cầu tăng số phụ nữ được tiếp cận các dịch vụ tài chính vi mô và phát triển doanh nghiệp.

 

WLN khuyến nghị các nền kinh tế APEC tạo một môi trường thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp vi mô và sự hình thành các thể chế tài chính vi mô khả thi về mặt thương mại, thông qua quan hệ đối tác công-tư.

 

Nhận thấy những thách thức đặc biệt mà lĩnh vực vi mô đang đối phó và tầm quan trọng lớn lao của lĩnh vực này trong tạo việc làm và thu nhập ở các nền kinh tế APEC, WLN khuyến nghị thành lập một tiểu nhóm thường trực trong Nhóm Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm giải quyết các vấn đề tài chính vi mô và doanh nghiệp vi mô.

 

WLN khuyến nghị Nhóm Doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp với WLN tiến hành tìm hiểu những thách thức các Doanh nghiệp vi mô đang phải đối phó trong phát triển kinh doanh và những thách thức các Tổ chức Tài chính vi mô gặp phải khi chuyển dịch sang các thể chế khả thi về mặt thương mại.

 

Các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

 

Chúng tôi hoan nghênh Nhóm Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có cải tiến đề ra Kế hoạch Hành động hợp nhất cho sự phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SPAN) nhằm khẳng định sự đóng góp quan trọng của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ đối với hoạt động kinh tế và việc thành lập Trung tâm Doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC mà chúng ta đều biết là có ít nhất một sự gắn kết với phụ nữ trong mỗi nền kinh tế.

 

WLN đã kết hợp với các Bộ trưởng về Doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức các cuộc họp hàng năm vào năm 1997, 1998, 2000, 2001 và 2002. Trong mỗi cuộc họp này, WLN đều đề nghị trình bày các khuyến nghị lên các Bộ trưởng về Doanh nghiệp nhỏ và vừa. WLN tự thân là một mạng lưới đại diện cho các lãnh đạo nữ trong kinh doanh, học thuật, NGOs và Chính phủ và do đó được tiếp cận với các mạng lưới các Doanh nghiệp nhỏ và vừa của phụ nữ trong khu vực.

 

WLN khuyến nghị cần thiết lập một mối quan hệ làm việc chặt chẽ hơn giữa WLN và Nhóm Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo điều kiện cho WLN hoạt động với tư cách là một kênh chính để APEC có thể tiếp cận với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa của phụ nữ trong khu vực, và khuyến khích các Doanh nghiệp này tận dụng các nguồn lực của APEC.

 

WLN khuyến nghị Nhóm Doanh nghiệp nhỏ và vừa kết hợp với WLN tổ chức thêm các hội thảo trong khu vực APEC nhằm xây dựng năng lực của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, thông qua tăng cường kiến thức của Trung tâm Doanh nghiệp nhỏ và vừa và những chương trình khác của Nhóm Doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC. Những hội thảo này nên là những sự kiện tạo điều kiện phát triển thương mại, liên kết và chia sẻ thông tin trong khu vực APEC.

 

WLN khuyến nghị các Bộ trưởng về Doanh nghiệp nhỏ và vừa ủng hộ sự chấp thuận bảo lãnh các khoản vay được chính phủ hậu thuẫn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Trách nhiệm quản lý công ty và thực tiễn kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội

 

Chúng ta hoan nghênh những sáng kiến của APEC trong phát huy trách nhiệm quản lý công ty và thực tiễn kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội.

 

Chúng ta nhận thấy trách nhiệm quản lý công ty và thực tiễn kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng từ các Doanh nghiệp vi mô thành các Doanh nghiệp nhỏ và vừa và sau cùng thành các tập đoàn đa kinh tế.

 

WLN khuyến nghị APEC xây dựng và thông qua những định hướng cho trách nhiệm quản lý công ty, trong đó bao gồm nguyên tắc công bằng, minh bạch, trách nhiệm quản lý công ty và thực tiễn kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội.

 

WLN khuyến nghị APEC tập trung thực thi minh bạch trong chi tiêu ngân sách của Chính phủ nhằm tăng cường tiếp cận các chương trình ưu tiên của Chính phủ đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ.

 

Chúng tôi cảm ơn Viện Quốc gia Phụ nữ Mê-hi-cô đã tổ chức thành công cuộc họp Mạng lưới WLN lần thứ 7.

 

Chúng tôi ủng hộ và chào mừng Vương quốc Thái Lan là Chủ toạ Cuộc họp Mạng lưới WLN lần thứ 8 năm 2003.

 

 

Ban Quan hệ quốc tế

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video