Uống rượu có trách nhiệm, văn hóa và góc nhìn đại biểu Quốc hội

28/11/2018
Chuyện uống rượu có trách nhiệm, có văn hóa và phòng chống tác hại của rượu bia đã gây nóng nghị trường trong ngày hôm qua 16/11 khi các đại biểu nêu ý kiến về dự thảo luật này.

Ngày 16/11, Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia – một dự thảo mà Bộ Y tế đã đeo bám suốt 8 năm qua nhằm hạn chế tác hại của rượu, bia gây ra ngày càng nhiều, ngày càng nghiêm trọng.

Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội), cho rằng, rượu là một phát minh của loài người. Rượu tồn tại hàng ngàn năm nay ở trên toàn thế giới. Rượu có mặt trong các cuộc vui, cuộc buồn, từ mỗi gia đình đến quốc gia, quốc tế.

Dù nhìn nhận rượu cũng là nguyên nhân gây ra vô vàn tác dụng có hại ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật, đặc biệt ở hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, tâm thần gây ra các tai nạn giao thông, trật tự, an ninh xã hội bị rối loạn, tổn hại hạnh phúc gia đình.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, cần bổ sung thêm nội dung để khuyến khích sản xuất những loại rượu truyền thống, ngon, đã có thương hiệu ở Việt Nam một cách đúng, an toàn hơn. Ông bày tỏ mơ ước một ngày ở Việt Nam sẽ có những loại rượu ngon nổi tiếng thế giới. Điều đó theo ông Trí, không có gì xấu và không có gì sai trái.

Đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định) đưa ra câu hỏi, nếu rượu và bia là tác hại thì chúng ta nghĩ gì, trong những ngày giỗ tết với tấm lòng thành kính trời đất, tổ tiên, với người thân đã mất, tiễn năm cũ đón một năm mới với truyền thống văn hóa nghìn đời, mọi gia đình của dân tộc Việt Nam đều có bát cơm thơm, chén rượu cúng trên bàn thờ tổ tiên lúc giao thừa.

Chúng ta nghĩ gì với truyền thống hiếu khách khi khách đến nhà, gia chủ làm cơm mời khách với chén rượu nhạt. Chúng ta nghĩ gì khi khách quốc tế đến thăm nước ta các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cầm ly rượu vang để tiếp khách quốc tế.

Từ đó, ông Chiều nói rằng, nếu rượu và bia là tác hại thì chúng ta dùng cái gọi là tác hại để thành kính với tổ tiên, trời đất, khách đến nhà và ngoại giao quốc tế hay sao?.

Đại biểu Chiểu nhìn nhận, đối tượng chịu tác động chính của luật là người sản xuất phải đảm bảo chất lượng và người tiêu dùng phải có ý thức. Nếu có ý thức thì người sản xuất sẽ sản xuất ra những sản phẩm chất lượng và người tiêu dùng sẽ quyết định nên uống như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe, đến cộng đồng.

Đại biểu Hồ Thanh Bình (An Giang) cũng nhìn nhận tiêu thụ rượu, bia là nét văn hóa đẹp của loài người và của Việt Nam, cũng là phương tiện tốt trong giao tiếp khá phổ biến tại các nước. “Thiết nghị dự thảo không nên hạn chế ảnh hưởng văn hóa nhưng phải đảm bảo kiểm soát lạm dụng hoặc sử dụng rượu, bia không đúng cách”, ông nói.

Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nêu câu hỏi: “Chúng ta xếp thứ 3 ở châu Á, đó là đáng lo, nhưng Nhật Bản xếp thứ 2 thì Nhật Bản có phải nước phát triển hay không cả về kinh tế và văn hóa?”. Ông Quốc cũng hướng về Bộ trưởng Y tế chất vấn: “Ngay khi luật được thông qua, Bộ Y tế có hạn chế việc sản xuất các loại rượu bổ không? Bởi vì rượu bổ có tác dụng nhất định, nếu không thì chúng tôi sẽ mua rượu bổ về uống vậy”.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra tác hại của rượu bia như gây tổn thương đến nhiều cơ quan chức năng của cơ thể, là một trong bốn yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh không lây nhiễm như gây ung thư gan, ung thư khoang miệng, ung thư họng, ung thư thực quản…Đồng thời, gây ra các hệ lụy về mặt xã hội như tai nạn giao thông, ước tính có tới 36,2% ở nam và hàng năm có khoảng 800 ca tử vong do bạo lực có liên quan đến sử dụng rượu bia và gây ra những vụ phạm pháp hình sự. Như đại biểu Lê Thị Yến - Phú Thọ đưa ra con số, nếu tính phí tổn kinh phí do sử dụng rượu bia ở mức thấp nhất so với thế giới thì thiệt hại ước tính cũng khoản 65.000 tỷ đồng/ năm.

Kiến Thức

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video