Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số Tây nguyên trong gia đình hiện nay

01/05/2008
Tây nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược, đông đồng bào dân tộc thiểu số bản địa sinh sống. Để có định hướng chỉ đạo, hỗ trợ phụ nữ dân tộc Tây nguyên trong thời gian tới, Ban Dân tộc – Tôn giáo thực hiện nghiên cứu đề tài “Vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS)Tây Nguyên trong gia đình hiện nay”.

Nội dung đi sâu tìm hiểu vai trò, vị thế của phụ nữ một số DTTS bản địa Tây nguyên trong gia đình truyền thống và hiện nay; những tác động xã hội đến sự thay đổi vai trò, vị thế của người phụ nữ; đề xuất biện pháp hỗ trợ PN DTTS Tây nguyên xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, từ đó phát huy vai trò, vị thế trong gia đình và thu hút chị em tham gia tổ chức Hội, chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.

Đối tượng nghiên cứu là 300 phụ nữ, nam giới DTTS bản địa, 48 cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể tại địa phương, cán bộ, hội viên PN cấp cơ sở, già làng, thành viên trong gia đình. Địa bàn nghiên cứu, tại mỗi tỉnh chọn 1 xã thuộc vùng xa xôi, hẻo lánh, chưa bị tác động của đô thị hoá, 1 xã gần khu trung tâm có sự tác động của đô thị hoá; là địa bàn có đông phụ nữ dân tộc sinh sống và đã từng xảy ra các vụ tụ tập đông người, vượt biên trái phép là: Xã Cư Suê, xã Cưm’gar - huyện Cưm’gar - Đắk Lắk; Xã Ia Hrú, Thị trấn Chư Sê - huyện Chư Sê - Gia Lai; Xã Ya Xiêr, Thị trấn Sa Thầy - huyện Sa Thầy - Kon Tum.

Vai trò, vị thế của phụ nữ DTTS bản địa Tây Nguyên trong gia đình truyền thống và hiện nay

Trong hôn nhân truyền thống, phụ nữ chủ động cưới hỏi, chịu toàn bộ phí tổn. Nghi thức rườm rà, tốn kém trở thành gánh nặng với phụ nữ. Ngày nay, nghi thức đã đơn giản hơn, đa số thuận theo nghi thức hôn nhân mới, ít tốn kém. Con cái tự do lựa chọn bạn đời. Như vậy gánh nặng trong hôn nhân của người phụ nữ đã giảm. Hình thức cư trú sau hôn nhân, theo truyền thống chồng về sống bên nhà vợ. Nay do thiếu đất sản xuất, một số phụ nữ trẻ đã về cư trú bên nhà chồng (18,7%), nhưng số phụ nữ này đều cảm thấy không thoải mái như ở nhà mẹ đẻ; vai trò, vị thế ít nhiều giảm do bị phụ thuộc. Như vậy, vai trò, vị trí của người phụ nữ thể hiện rất rõ nét trong hôn nhân.

Phân công lao động sản xuất, đóng góp thu nhập: Trong xã hội truyền thống, phân công lao động theo giới tính, tuổi tác. Người phụ nữ giữ vai trò chính trong việc duy trì cuộc sống gia đình. Trong nhà người phụ nữ lớn tuổi có trách nhiệm điều hành, phân công lao động cho các thành viên và phụ nữ chủ yếu làm việc nhà, hái lượm, trồng tỉa, dệt vải… Ngày nay phụ nữ vẫn làm hầu hết việc nhà và cùng chồng con tham gia sản xuất. 92,7% người được hỏi cho rằng phụ nữ mất từ 3-5 giờ/ngày để chăm sóc con cái, người già; 39,1% cho rằng phụ nữ mất từ 6-8 giờ/ngày để cơm nước, giặt giũ…nhưng 72,7% cho rằng thu nhập của vợ thấp hơn chồng vì việc làm của phụ nữ không trực tiếp ra của cải vật chất, nếu có cũng ít. Do đó vị thế của phụ nữ trong gia đình ít nhiều bị giảm sút so với truyền thống.

Thừa kế, quản lý và sử dụng tài sản: Trong truyền thống, tài sản trong nhà đều do phụ nữ quản lý, sử dụng và thừa kế. Ngày nay, phụ nữ vẫn là người thừa kế, quản lý tài sản gia đình, nhưng theo quy định của pháp luật, con trai cũng được chia đất nên nam nữ bình đẳng hơn. Theo kết quả khảo sát, 86,3% cho rằng phụ nữ là người có quyền quyết định chi tiêu hàng ngày, nhưng do trình độ hạn chế, đa số phụ nữ chỉ giữ tiền, còn quyết định chi tiêu những việc lớn như mua xe công nông, xe máy, tivi thuộc về nam giới trên cơ sở có bàn bạc thống nhất với phụ nữ.

Tham gia các hoạt động cộng đồng: Trong truyền thống, phụ nữ cai quản việc nhà là chính nhưng gián tiếp thể hiện vai trò, vị thế trong các hoạt động của buôn làng thông qua người chồng hoặc các người cậu (dei dam). Ngày nay, phụ nữ đã có sự giao lưu, hoà nhập, trực tiếp tham gia vào các hoạt động chung của buôn làng, Hội, đoàn thể… (Gia Lai 41,6% PNDTTS tham gia tổ chức Hội phụ nữ , Đắk Lắk 31%, Kon Tum 44%, nhưng vai trò, vị thế còn thấp do chị em vẫn chưa chủ động, chưa tích cực tham gia hoạt động chung. Qua khảo sát có đến 45,2% phụ nữ thỉnh thoảng mới tham gia các buổi sinh hoạt phụ nữ, họp thôn… và 32,6% phụ nữ không bao giờ tham gia các hoạt động cộng đồng, cho rằng đó là việc của đàn ông.

Vận động, giáo dục thực hiện chính sách, p.luật của Đảng, Nhà nước: Trong gia đình truyền thống, người mẹ dạy con gái về vai trò, trách nhiệm trở thành người chủ gia đình, cha dạy con trai kinh nghiệm sản xuất, Luật tục, tham gia hoà nhập vào cộng đồng. Nhưng, do thiết chế mẫu hệ giản đơn, quan hệ hẹp nên việc giáo dục đạt hiệu quả cao. Ngày nay, người mẹ vẫn gần gũi, dạy bảo con từ nhỏ đến lúc trưởng thành, nhưng một số phụ nữ theo đạo Tin lành, không vận động, khuyên bảo được chồng, con, hoặc chính bản thân trực tiếp vi phạm pháp luật (đi biểu tình, bạo loạn). Nguyên nhân do trình độ một bộ phận chị em còn hạn chế, ít hiểu biết, cả tin, không đủ lý lẽ giáo dục con cái; do phong tục con trai lớn ngày đi làm với gia đình, tối đi ngủ chung bạn trai, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, tuyên truyền tụ tập đông người, vượt biên trái pháp luật, người mẹ ít có cơ hội vận động, khuyên bảo con... Tại Kon Tum, qua khảo sát 100 người thì có 12 phụ nữ "có vận động” người thân không vượt biên trái phép, và 37/49 PN có người thân vượt biên nhưng không vận động. Trong 13/71 người có người thân biểu tình, vượt biên trái phép có 5 người vận động được. Tại Đắk Lắk, chỉ có 4/11 phụ nữ có vân động, đã vận động được chồng con nghe lời không đi tập trung gây rối. Đây là những người mẹ có trình độ, hiểu biết, hoặc đã từng tham gia kháng chiến…

Như vậy, hiện nay, vai trò, vị thế của phụ nữ một số DTTS bản địa Tây Nguyên theo chế độ mẫu hệ đã được nâng lên theo hướng tích cực, nhiều tiến bộ nhưng cũng có những mặt thay đổi, giảm sút so với truyền thống.

Những tác động làm thay đổi vai trò, vị thế của phụ nữ một số DTTS bản địa Tây Nguyên:

Sự hình thành gia đình nhỏ: Chương trình định canh định cư ổn định đời sống và sản xuất của đồng bào tại chỗ (1976 – 1995) của Chính phủ đã tiến hành chia đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân cư đã tác động đến các gia đình lớn, tách các gia đình lớn thành gia đình nhỏ độc lập. Việc hình thành gia đình nhỏ đã tác động đến vai trò, vị trí truyền thống của người PN DTTS Tây nguyên trong gia đình: về mặt hành chính, theo kê khai trong sổ hộ khẩu người đàn ông thường đứng tên (đến 90%); Việc bình đẳng trong thừa kế tài sản làm nhiều phụ nữ cảm giác bị "tước mất quyền sở hữu đất đai” vốn trước đây là đặc quyền; Việc giảm bớt các thành viên trong gia đình đã "khoanh hẹp quyền chỉ đạo” của người phụ nữ lớn tuổi.

Sự xuất hiện cộng đồng dân cư mới đan xen với người DTTS bản địa: Chương trình xây dựng kinh tế mới (1976-1995) di dân theo kế hoạch (645.950 người) đã kéo theo luồn di dân tự do (330.000 người) làm cho tính biệt lập, khép kín của các buôn người DTTS bản địa bị phá vỡ. Các phương thức sản xuất, giao tiếp, sinh hoạt, lối sống mới… tác động đến ý thức về quyền lực trong gia đình của người đàn ông DTTS bản địa nên nhiều người đã tích cực học hỏi làm giầu, vuơn lên làm chủ; điều này đồng nghĩa với thực tế một số phụ nữ ít học hỏi sẽ trở nên yếu thế.

Sự phân hoá giàu nghèo giữa người DTTS bản địa và cộng đồng dân cư đến sau: Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế riêng cho người DTTS nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày càng chênh lệch. Thu nhập của hộ người Kinh giàu nhất gấp 13,2 lần thu nhập của hộ DTTS bản địa nghèo nhất. Đời sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn. Tình trạng bán đất vẫn diễn ra (51%). Hỗ trợ của Nhà nước đến người dân còn hạn chế. Thực hiện chính sách với đồng bào chưa nghiêm. Cạnh đó với nhận thức hạn chế của đồng bào dẫn đến tâm lý nghi kỵ, phân biệt Kinh - Thượng và tự ti, mặc cảm chưa hoàn thành vai trò làm chủ trong phụ nữ DTTS bản địa.

Hình thành cộng đồng tôn giáo mới: Đạo Tin lành vào Tây nguyên cuối TK XIX, nhưng đến 1995 mới phát triển mạnh. Năm 2002, số tín đồ đã tăng gấp 10 lần so với 1975. Theo đạo, đồng bào bỏ tập tục cúng lễ truyền thống, đập phá cồng chiêng…chỉ tập trung cầu nguyện, hát Thánh ca. Theo đạo, sự cố kết tình vợ chồng, anh chị em dòng tộc, buôn làng lỏng lẻo, thậm chí bị phá vỡ do theo và không theo. Theo đạo, tín đồ tin, kính Chúa và người truyền đạo (mặc dù không hiểu giáo lý, giáo luật), không tin, không nghe theo già làng, mẹ, vợ, người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình như trước… Khi đã đủ lượng tín đồ, các thế lực thù địch lợi dụng triệt để vấn đề thực hiện các chủ trương, chính sách trong đồng bào có lúc, có nơi chưa đồng bộ, cụ thể, phù hợp (di dân, sinh đẻ, đất đai…) để kích động đồng bào, phụ nữ biểu tình, bạo loạn, vượt biên trái phép…

Trình độ nhận thức mọi mặt của phụ nữ bản địa còn hạn chế: Nhiều phụ nữ chưa xác định được vai trò cũng như quyền, lợi ích của mình ngoài xã hội vẫn mang nặng định kiến: phụ nữ chỉ làm việc nhà; Chưa biết sắp xếp công việc hợp lý dành thời gian tham gia hoạt động cộng đồng (đi nương xa, lấy nước giọt rất xa)… Do tư duy cụ thể, tư tưởng thực dụng, chỉ quan tâm lợi ích vật chất trước mắt, không nghĩ đến lợi ích lớn, lâu dài nên đễ bị lợi dụng…

Hoạt động của Hội LHPN tại địa bàn đã góp phần thu hút phụ nữ dân tộc bản địa tham gia tổ chức Hội. Nhiều chị tích cực tham gia hoạt động Hội, trở thành lực lượng nòng cốt của phong trào. Một số đã góp nhiều thông tin quan trọng, trở thành nòng cốt trong bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội. Nhưng kết quả tuyên truyền của Hội đến phụ nữ còn rất hạn chế: đánh giá hiệu quả hoạt động, sự tin cậy, cung cấp sự giúp đỡ khi cần thiết, mức độ lắng nghe của tổ chức Hội phụ nữ chưa cao. Nội dung, hình thức sinh hoạt chưa đáp ứng yêu cầu, nặng về thông báo các khoản thu nên 53% phụ nữ "không thích tham gia sinh hoạt Hội". Đội ngũ cán bộ cơ sở yếu, thiếu, chưa qua đào tạo nghiệp vụ, không nói được tiếng dân tộc, không nắm bắt được tình hình, tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ. Cán bộ dân tộc trình độ hạn chế, rụt rè, không mạnh dạn triển khai công việc. Kinh phí hoạt động ít. Tình trạng phụ nữ dân tộc là tín đồ thích họp đạo hơn tham gia Hội phụ nữ có chiều hướng gia tăng.

Như vậy, sự hình thành gia đình nhỏ, xuất hiện những cộng đồng dân cư mới đan xen, phân hoá giàu nghèo, hình thành cộng đồng tôn giáo mới, trình độ nhận thức mọi mặt của phụ nữ, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội phụ nữ địa phương còn hạn chế… là những tác nhân góp phần làm thay đổi vai trò, vị thế của một số DTTS bản địa Tây Nguyên trong gia đình hiện nay.

Đề xuất một số biện pháp với Hội LHPN Việt Nam nhằm hỗ trợ phụ nữ DTTS bản địa Tây Nguyên phát huy vai trò, vị thế

Tuyên truyền, giáo dục: Ngoài việc tuyên truyền các nội dung công tác Hội , các cấp Hội phụ nữ các tỉnh Tây Nguyên tập trung tuyên truyền đề cao vai trò phụ nữ, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý thức công dân, trách nhiệm với Tổ quốc. Tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, hội viên phụ nữ kiến thức, kỹ năng về giới, “Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với dân tộc, tôn giáo”, Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân gia đình… ®i s©u nh÷ng điều khoản quyền bình đẳng trong thừa kế, giáo dục, chăm sóc y tế, kết hôn. Hình thức tuyên truyền nên sử dụng nhiÒu kªnh th«ng tin, tuyên truyền miệng bằng tiếng dân tộc, gắn với gương điển hình tại địa phương, nội dung quan trọng cần được lÆp ®i lÆp l¹i nhiều lần theo kiÓu mưa dÇn thÊm l©u...

Hỗ trợ phát triển kinh tế, XĐGN bền vững giảm khoảng cách giàu nghèo, giúp PN khẳng định vai trò, vị trí trong sản xuất: Phổ biến chương trình "Phát triển toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng" đối với Tây Nguyên tới hội viên phụ nữ , tạo chuyển biến trong nhận thức, giúp phụ nữ biết kết hợp sự hỗ trợ của Nhà nước, của Hội với phát huy nội lực tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Biểu dương, khen thưởng những tấm gương thoát nghèo. Quan tâm phân bổ nguồn vốn, hướng dẫn cách hạch toán, thu chi tiết kiệm, quản lý tài chính hợp lý, có tích luỹ; tập huấn KHKT; X©y dùng dự án hç trî kh«i phôc, ph¸t triÓn nghÒ thñ c«ng truyÒn thèng, thªu dÖt thæ cÈm cho địa bàn trọng điểm. X©y dùng m« h×nh X§GN phù hợp; trang bÞ kiÕn thøc, kü thuËt b¶o qu¶n, chÕ biÕn sau thu ho¹ch… Kiện toµn, x©y dùng míi tæ nhãm TD-TK, ch¨n nu«i, s¶n xuÊt giái, tæ nhãm tư¬ng trî, kết nghĩa. Vn ®éng 5–6 hé kh¸ ®ì ®Çu 1 hé nghÌo. ChØ ®¹o vïng T©y Nguyªn tæ chøc tæng kÕt ®¸nh gi¸ c¸c m« h×nh hç trî PNDTTS ph¸t triÓn kinh tÕ. Kiện toàn, đào tạo cán bộ Hội làm công tác khuyến nông, XĐGN…

Kiện toàn tổ chức cơ sở Hội, thu hút phụ nữ tham gia sinh hoạt để nâng cao nhận thức, vai trò, vị trí trong gia đình: Rà soát, kiện toàn đội ngũ cán bộ, nhất là ở cơ sở yếu kém. Phối hợp với cấp uỷ lựa chọn phụ nữ trẻ, có trình độ, năng lực, tâm huyết tham gia công tác Hội; Xây dựng đội ngũ cán bộ có tác phong sâu sát cơ sở, hội viên. Quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ người dân tộc tại chỗ. Nâng cao trình độ, nghiÖp vô công tác Héi cho cán bộ DTTS. Xúc tiến thành lập trung tâm đào tạo cán bộ nữ vùng Tây Nguyên. X©y dùng dù ¸n t¹o nguån, ph¸t triÓn ®¶ng viªn DT n÷ trÎ, phÊn ®Êu xo¸ c¬ së "tr¾ng" vÒ ®¶ng viªn n÷ DTTS.

Đổi mới néi dung sinh ho¹txen kÏ với v¨n nghÖ tạo sự chú ý, thu hút PNDTTS. Víi §BKK, cÇn x©y dùng néi dung cô thÓ cho tõng buæi sinh ho¹t để xã triển khai, có kiểm tra, giám sát; xã quá yếu, định kỳ cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ, làm điểm. Xây dựng lực lượng nòng cốt tại các xã trọng điểm, biên giới, trong phụ nữ DTTS có đạo. Tổ chức gặp mặt phụ nữ tiêu biểu để trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng và có hình thức động viên kịp thời. Tiếp tục chủ trương cử cán bộ Hội TW, tỉnh, huyện định kỳ về cơ sở từ 1-3 tháng. Tổ chức rút kinh nghiệm mô hình kết nghĩa chi tổ phụ nữ người Kinh với người DTTS để phổ biến, nhân rộng.

Kiến nghị với Đảng, Nhà nước.

Về mặt kinh tế:Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm chủ trương, chính sách, pháp luật, chư¬ng tr×nh, dự án đầu tư cho Tây nguyên; Ưu tiªn gi¶i quyÕt vÊn ®Ò ®Êt s¶n xuÊt, ®Êt ë gióp đồng bào æn ®Þnh cuéc sèng. Đề nghị các c«ng ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tiÕp nhËn nam nữ thanh niên d©n téc thiÓu sè vào làm ®Ó gi¶i quyÕt nh÷ng bøc xóc, m©u thuÉn vÒ ®Êt ®ai, thu nhập. ChØ ®¹o ng¨n chÆn xö lý t×nh tr¹ng lîi dông ®ång bµo khã kh¨n ®Ó cÇm cè, mua b¸n ®Êt. Bè trÝ xen kÏ d©n cư hợp lý. Cã chÝnh s¸ch miÔn gi¶m hoÆc tr¶ dÇn lÖ phÝ quyÒn sö dông ®Êt. Đa dạng ngành nghề, giải quyết việc làm; nghiªn cøu c©y, con phï hîp cho n¨ng suÊt, thu nhËp cao, c¶i t¹o ®Êt rõng. Thùc hiÖn chÝnh s¸ch, dự án, cho vay vèn ®èi víi hé DTTS nghÌo, c«ng khai, kh¸ch quan cã kiÓm tra, gi¸m s¸t.

VÒ gi¸o dôc, v¨n ho¸ - x· héi : TiÕp tôc ưu tiªn ph¸t triÓn gi¸o dôc miÒn nói, d¹y song ng÷. Hỗ trợ nâng cao chất lượng học sinh dân tộc néi tró. Huy ®éng trÎ em g¸i ®Õn trưêng, cö tuyÓn n÷ sinh d©n téc. Nâng cao chất lượng truyÒn thanh, truyÒn h×nh, tăng thêi lưîng chương trình tiÕng d©n téc, thời điểm phát sóng. B¶o tån c¸c lÔ héi, tËp tôc truyÒn thèng tèt ®Ñp, khuyÕn khÝch gi÷ g×n c¸c di s¶n v¨n ho¸, lùa chän phư¬ng thøc gi¶i trÝ phù hợp với phụ nữ, thanh, thiÕu niªn

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị cơ sở: Chỉ đạo cấp uỷ cơ sở thực hiện nghiêm chỉ thị, Nghị quyết về phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội và tạo điều kiện cho Hội phụ nữ hoạt động tốt. Cñng cè hÖ thèng chÝnh trÞ c¬ së vïng träng ®iÓm. Bố trí đéi ngò c¸n bé chñ chèt người DTTS đủ đức tài, v÷ng vµng, kiªn ®Þnh, cã n¨ng lùc, tr×nh ®é, t©m huyÕt víi sù ph¸t triÓn cña T©y Nguyªn, víi ®ång bµo. Quan t©m ph¸t triÓn §¶ng viên n÷ DTTS. T¨ng biªn chÕ, ®Þnh møc kinh phÝ ho¹t ®éng c¸c ®oµn thÓ.

Về tín ngưỡng, tôn giáo: Công tác quản lý Nhà nước về dân tộc, tôn giáo cần được thực hiện đồng bộ, kiên quyết đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo, xử lý một số vụ trọng điểm. Tiếp tục triển khai Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ, xem xét c«ng nhËn, đăng ký c¸c điểm nhóm đủ điều kiện. Với những tín đồ đạo Tin lành chịu ảnh hưởng của FULRO, sau khi xử lý số cầm đầu theo pháp luật, cần giải quyết nhu cầu sinh hoạt tôn giáo bằng việc cho đăng ký điểm nhóm theo buôn. Quan tâm, tranh thủ chức sắc, già làng, tri thức trong đồng bào DTTS, không để bọn xấu mua chuộc, lôi kéo. Chú trọng việc xây dựng lực lượng cốt cán chính trị.

Tóm lại, ngày nay vai trò, vị thế của phụ nữ cũng như nam giới DTTS bản địa Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi tích cực, phù hợp với xu thế phát triển chung. Nhưng trong chừng mực nhất định, vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình cũng có xu hướng giảm, nhất là trong lĩnh vực lao động sản xuất, giáo dục, vận động các thành viên thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của gia đình nhỏ, những cộng đồng dân cư mới đan xen; hình thành cộng đồng tôn giáo mới; trình độ nhận thức của phụ nữ và hiệu quả hoạt động của Hội LHPN… Trên cơ sở đó, đề tài đã nêu ra một số biện pháp của Hội LHPN Việt Nam và những kiến nghị với Đảng, Nhà nước nhằm hỗ trợ phụ nữ DTTS bản địa Tây Nguyên phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và tích cực tham gia hoạt động cộng đồng trong tiến trình mở cửa, hội nhập quốc tế.

Mặc dù có những khó khăn trong quá trình khảo sát (đối tượng, địa bàn và vấn đề khảo sát có yếu tố nhạy cảm), nhưng đề tài đã thu được những kết quả bước đầu. Việc làm sáng tỏ xã hội mẫu hệ giúp hiểu đầy đủ hơn về vai trò của người phụ nữ trong xã hội đó và vai trò của họ trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, giữ gìn văn hóa truyền thống sẽ cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.

Đào Thị Minh Châu, Phó Ban Dân tộc Tôn giáo
TW Hội LHPN Việt Nam

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video