Vận động : 10 cách để không sao lãng tập luyện

09/11/2010
Xã hội ngày càng phát triển. Cuộc sống ngày hôm nay không chỉ lo “đủ ăn, đủ mặc” mà còn để hưởng thụ. Ai cũng muốn có sức khỏe dẻo dai, thân hình đẹp và ít bệnh tật. Để có được điều đó, một trong những biện pháp hữu hiệu là rèn luyện thân thể. Tuy nhiên để duy trì một chế độ luyện tập thường xuyên, đều đặn thì không phải ai cũng làm được.


Những người quyết định bỏ thói quen ngồi lỳ một chỗ để đi dạo thâm chí còn chạy thường nói rằng họ rất hăng hái tập luyện ở tuần đầu. Tuy nhiên, dần dần sự vận động thân thể cũng có thể giảm đi, nhất là nếu không có một lịch trình luyên tập hợp lý và khoa học. Hãy kết bạn và tìm đến những nơi tốt nhất để thấy phấn khích cho luyên tập.

“Khoảng 80 – 90 % những người mới bắt đầu luyện tập không tuân theo một lịch trình đã lập, thường từ bỏ việc tập luyện vào tuần thứ 3. Còn số làm đúng theo hướng dẫn của huấn luyện viên hay thậm chí còn tham gia vào các khóa đào tạo quy củ vẫn duy trì được đều đặn, thậm chí cả sau khi kết thúc giai đoạn đầu, thường kéo dài 3 tháng” ông Brandizzi Alen giáo viên thể chất, dạy môn chạy và thể thao 3 môn phối hợp tại Trung tâm tư vấn luyện tập thể thao, Victoria – (ES) đã nói.

Sau đây là những gợi ý thiết thực giúp bạn không từ bỏ việc luyện tập:

:

  1. Hãy tìm một người bạn cùng tập với mình vào tuần đầu. Điều này rất dễ để “ trải lòng” khi bạn cô đơn. Đặc biệt vào những ngày lười nhác hay lúc bạn tỉnh giấc mà ngoài trời lại âm u.
  2. Hãy đặt ra những mục tiêu thực tế và có khả năng đạt được, như đi bộ 2 km, ba lần trong tuần cho hai tuần đầu. Và sau đó tăng thêm 300 m cho tuần tiếp theo và cứ như thế cho hết 12 tuần. Bạn cũng cần lập kế hoạch cải thiện thành tích bằng việc lập kế hoạch cho các mục tiêu ngắn hạn (1 năm) trung hạn và dài hạn.
  3. Trong một cuốn sổ tay hay trên tờ lịch, bạn hãyđánh dấu theo kiểu “nhật ký rèn luyện” Tương tự như: “ Hôm nay tôi đi bộ 2 km và cảm thấy khỏe khoắn” và cảm thấy thích thú với tiến bộ của mình “ Tôi đã đi bộ 10 phút và chạy 2 phút. Trời đất! chay mới mát mẻ làm sao!”Theo các huấn luyện viên, việc ghi chép này giúp bạn thấy được những tiến bộ và nhờ vậy bạn thấy phấn chấn hơn.
  4. Đừng để ý đến việc tập luyện của người khác: hãy tập trung vào bạn. Hãy đề ra các mục tiêu riêng cho mình, biết mình đang ở đâu và làm sao để đạt được các mục tiêu đó.
  5. Hãy đi giày vừa chân và thoải mái và mặc những bộ quần áo phù hợp với thân hình của bạn
  6. Chọn một nơi tốt nhất có thể để tập luyện, ví như công viên. Lập kế hoạch để làm sao mỗi tuần có một lần tập ngoài trời.
  7. Nếu bạn hiểu việc luyện tập là “Nếu không có điều kiện luyện tập hôm nay thì nên bỏ qua. Việc tập luyện đã được lập kế hoạch cho ngày này mà không thực hiện được thì không cần bù vào ngày tiếp theo. Hãy quên đi và tiến lên ” ông Alen đã nói vậy.
  8. Hãy chia sẻ kinh nghiệm! Hãy nói về lịch trình luyện tập của bạn cho mọi người cùng tập ở mức độ với mình nghe, những người đã có nhiều kinh nghiệm hơn. Ngay cả các mạng xã hội như Twitt và Facebook cũng có thể giúp bạn chia sẻ trong lĩnh vực này.
  9. Đừng viện cớ kiểu như “Tôi rất bận” “Tôi thở không ra hơi” “ Tôi không thể dậy sớm được” để thoái thác việc tập luyện. Việc giảm cân và cảm thấy khỏe mạnh chỉ đến khi bạn đi bộ hay chạy. Còn về thời gian, bạn hãy chọn cần tập gì và tập thế nào mà bạn thấy tốt nhất và thỏa mái hơn cho bạn.
  10. Nghỉ ngơi cũng là luyện tập. Thời gian nghỉ ngơi giữa hai ngày vận động thân thể rất cần và có lợi để phục hồi sức khỏevà điều này đặc biệt rất cần đối với những người bắt đầu tập luyện. Tất nhiên đừng nghỉ dài dài suốt cả tuần, vì như vậy bạn sẽ ngại không trở lại luyện tập. 
Lương Thành dịch Theo Pravada. Ru

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video