Việt Nam, điển hình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

07/09/2005
"Việt Nam là điển hình trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ (MDG) để các quốc gia khác học tập”, nhận xét của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan được ghi nhận như một sự cổ vũ và khích lệ Việt Nam tiếp tục "chinh phục" hoàn toàn MDG.

Trong 5 năm qua, kể từ khi Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký cam kết thực hiện MDG cùng đại diện 188 quốc gia khác tại Hội nghị Thương đỉnh Liên Hợp Quốc tháng 9/2000, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và sáng tạo để đạt được bước tiến đáng kể trong việc hiện thực hóa 8 nội dung trong MDG về xóa đói, giảm nghèo, phổ cập giáo dục tiểu học, bình đẳng giới, về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phòng, chống HIV/AIDS, bảo đảm bền vững về môi trường và thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển.
  
Ngay sau khi ký cam kết, Chính phủ Việt Nam đã triển khai việc “quốc gia hóa” các mục tiêu này bằng cách xây dựng hệ thống 12 mục tiêu phát triển quốc gia và lồng ghép trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước 5 năm và hàng năm. 

 Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm mạnh, từ 58,1% năm 1993 xuống 24,1% năm 2004. Như vậy, trong 10 năm Việt Nam đã giảm được gần 60% số hộ. Kết quả này đã vượt trước mục tiêu MDG đề ra năm 2015.

Mục tiêu về bình đẳng giới, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em ngày càng nhận được sự quan tâm đầu tư từ Chính phủ, đạt nhiều kết quả đáng kể. Đặc biệt, vị thế của người phụ nữ Việt Nam hiện nay đã khác xa thời điểm cách đây 10 năm. Việt Nam tiếp tục dẫn đầu châu Á về tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội với 27,3%. Trong các cơ quan nhà nước, tỷ lệ nữ Bộ trưởng và tương đương chiếm 12,5%; thứ trưởng và cấp tương đương chiếm trên 9%

Theo TTXVN

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video