WLN tiếp tục giữ vai trò cầu nối giúp các nhà lãnh đạo nữ xây dựng mối quan hệ thân thiện, vượt qua ranh giới quốc gia, dân tộc, văn hoá và đạt được những thành công.

20/09/2006
Phát biểu của bà Myeong-Keum Jeong, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân nữ Hàn Quốc & Chủ tịch Cuộc họp APEC-WLN lần thứ 10 tại cuộc họp Mạng lưới các nhà lãnh đạo nữ APEC lần thứ 11

Kính thưa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

Kính thưa bà Hà Thị Khiết - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam,

Kính thưa các vị nữ lãnh đạo ,

Thưa các vị khách quý,

 

Tôi rất vinh hạnh có cơ hội được phát biểu trước các quý vị đại biểu và khách quý trong buổi sáng hôm nay.

 

Với tư cách là Chủ tịch của Cuộc họp Mạng lưới các Nhà lãnh đạo nữ (WLN) APEC lần thứ 10, được tổ chức tại Daegu, Hàn Quốc tháng 8/2005, tôi rất hy vọng rằng Cuộc họp APEC-WLN lần thứ 11 do Chính phủ Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam đăng cai sẽ thành công tốt đẹp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn đã mời tôi đến thành phố Hà nội tươi đẹp, xin cảm ơn vì sự hiếu khách và tiếp đón nồng nhiệt của các bạn.

 

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm 57% GDP toàn cầu, 46% thương mại quốc tế, và hiện vẫn đạt mức tăng trưởng hàng năm 5%, cao nhất trong nền kinh tế toàn cầu.

 

Để châu Á – Thái Bình Dương đạt được sự thịnh vượng chung và tăng trưởng bền vững dựa trên truyền thống lịch sử, những nền văn hoá đa dạng, nguồn nhân lực và vật lực dồi dào, các nền kinh tế trong khu vực cần tiếp tục tăng cường hợp tác kinh tế. Đồng thời, phụ nữ cũng cần tham gia tích cực hơn trong các hoạt động kinh tế.

 

Đặc biệt, Việt Nam, nền kinh tế chủ nhà của Cuộc họp APEC-WLN lần thứ 11, đã tiến hành tư nhân hoá các doanh nghiệp quốc doanh/nhà nước trong thời kỳ đổi mới, các kế hoạch đổi mới của Việt Nam những năm 80 nhằm bước đầu làm quen với nền kinh tế thị trường, và đã đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 7 đến 8% trong những năm gần đây.

 

Việt Nam đã góp phần tăng cường sự tham gia tích cực của PN trong các hoạt động xã hội và khuyến khích ngày càng nhiều PN tham gia các hoạt động chính trị xã hội, kết quả là PN chiếm 27% trong Quốc hội và 12.5% trong các Bộ. Nổi bật nhất là 11 triệu thành viên của Hội LHPN Việt Nam dưới sự lãnh đạo của bà Hà Thị Khiết đã và đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam thông qua việc giúp phụ nữ Việt Nam nâng cao vị thế và năng lực.

 

Thưa các vị khách quý,

 

Để các nền kinh tế châu Á – TBD trong đó có Việt Nam đạt được sự tăng trưởng vững chắc, phụ nữ - những người có đầu óc sáng tạo và có tính nhạy cảm văn hoá cao phải giữ vai trò to lớn hơn.

 

Từ chìa khoá của nền kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 là "phụ nữ". Sẽ không cường điệu khi nói rằng tương lai của kinh tế toàn cầu sẽ được định đoạt bởi sự tham gia của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế và sự cạnh tranh của từng quốc gia tỷ lệ thuận với mức độ tham gia của phụ nữ trong các hoạt động xã hội và với việc sử dụng lao động nữ.

 

Tại Cuộc họp APEC-WLN lần thứ 10 ở Daegu năm ngoái, với chủ đề "Sự thịnh vượng của các doanh nghịêp nữ thông qua đổi mới: Những tầm nhìn mới cho Doanh nhân nữ", 500 đại biểu từ 21 nền kinh tế, trong đó có các doanh nhân nữ, đại diện của các hiệp hội, học viện đã cùng chia sẻ thông tin về những chính sách hỗ trợ và kinh nghiệm thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nữ và thực hiện nhiệm vụ chung trong việc hỗ trợ/khuyến khích thế hệ các doanh nghiệp nữ kế tiếp. Ngoài ra, các kế hoạch hành động chi tiết, trong đó có việc thành lập Ban Thư ký APEC-WLN đã được bàn tới nhằm tích cực thực hiện các nhiệm vụ chung.

 

10 năm qua, khu vực châu Á – TBD đã chứng kiến vị thế của phụ nữ được nâng lên nhờ những nỗ lực của các nữ lãnh đạo các nền kinh tế thành viên - những người đã có mặt tại đây hôm nay.  Sự ra đời các doanh nghiệp do nữ lãnh đạo, công tác đào tạo và quyền năng của doanh nhân nữ đã trở thành những yếu tố trọng tâm định hướng cho các chính sách kinh tế quan trọng của từng nền kinh tế.

Chủ đề của Cuộc họp lần này là "Hướng tới 1 cộng đồng năng động, tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nữ vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng" là rất phù hợp và kịp thời, giúp nâng cao năng lực về công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ doanh nhân nữ trong khu vực và biến môi trường hợp tác bất hợp lý và có sự phân biệt đối xử thành môi trường thân thiện thông qua các mối quan tâm mang tính pháp lý và các chính sách đối với sự ra đời của các doanh nghiệp nữ. Đó cũng là nhiệm vụ chúng ta phải thực hiện để thúc đẩy sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nữ.

 

WLN đã ở ngưỡng cần phản ánh những thành quả đạt được trong 10 năm qua và những nỗ lực cho 10 năm tiếp theo. Để đạt được điều đó, bên cạnh việc chia sẻ các chính sách và các gương doanh nhân thành đạt của từng nền kinh tế, WLN cần thiết lập thêm các mạng lưới hợp tác trong từng lĩnh vực kinh doanh vượt ra ngoài phạm vi khu vực, các mạng lưới đó sẽ hoạt động như những người liên lạc vì sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp nữ trong thời đại mới.

Ngoài ra, tại cuộc họp này, WLN cần nêu 1 cách rõ ràng các vấn đề còn tồn tại về các kiến nghị chính sách của APEC, tiếp tục đánh giá, theo dõi việc thực hiện từ góc độ liên quốc gia.

 

Tôi tin rằng với nỗ lực của mình, chúng ta sẽ đưa ra những bài học và mô hình quan trọng cho các nhà lãnh đạo nữ, không chỉ của APEC mà cả ở khu vực châu Âu, châu Phi cũng như các nước và khu vực khác trên thế giới. Và tôi hy vọng rằng WLN sẽ tiếp tục giữ vai trò là cầu nối giúp các nhà lãnh đạo nữ xây dựng các mối quan hệ thân thiện, vượt qua những ranh giới về quốc gia, dân tộc và văn hoá và đạt được những thành công.

 

Một lần nữa, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Hội LHPN VN đã đăng cai tổ chức Cuộc họp và tới tất cả những người đã tham gia để tổ chức thành công sự kiện này..

 

Xin chúc các vị đại biểu, khách quý có những ngày thú vị và đáng nhớ tại Việt Nam .

Xin cảm ơn.

 

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video