Xóa bỏ rào cản với phụ nữ trong hội nhập kinh tế toàn cầu

11/07/2016
Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2016 tại Pêru với chủ đề “Xóa bỏ các rào cản đối với sự hội nhập kinh tế của phụ nữ trong thị trường toàn cầu”. Đoàn Việt Nam tham gia diễn đàn một cách tích cực và hiệu quả.

Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC là một trong những Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành thường niên của APEC, được tổ chức luân phiên tại các nền kinh tế thành viên nhằm thảo luận những vấn đề cấp bách liên quan đến sự tham gia của phụ nữ trong phát triển kinh tế; thúc đẩy thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong tất cả lĩnh vực chuyên môn của APEC; xác định các ưu tiên hành động và khuyến nghị chính sách trình lên các nhà Lãnh đạo APEC. Năm nay, diễn đàn cấp cao về phụ nữ trong kinh tế APEC với chủ đề “Xóa bỏ các rào cản đối với sự hội nhập kinh tế của phụ nữ trong thị trường toàn cầu” diễn ra tại Lima, thủ đô cộng hòa Pêru từ ngày 26 - 30/6 có sự tham gia của trên 500 đại biểu, bao gồm các Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách bình đẳng giới, phụ nữ, kinh tế, thương mại; đại diện các bộ, ngành; các chuyên gia; học giả; doanh nhân đến từ các nền kinh tế; các CEO của các tập đoàn, công ty đa quốc gia nổi tiếng ở châu Mỹ như Deloit, Johnson and Johnson, Microsoft.

Tại 3 sự kiện chính của Diễn đàn là: i) Đối thoại công – tư về phụ nữ và kinh tế; ii) Cuộc họp của Nhóm Đối tác chính sách về phụ nữ và kinh tế (PPWE); iii) Đối thoại chính sách cấp cao về phụ nữ và kinh tế.  Các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận về: Phát triển các hệ thống chăm sóc nhằm điều tiết lại và giảm thiểu gánh nặng công việc gia đình không được trả công của phụ nữ;  những thiệt hại kinh tế do bạo lực trên cơ sở giới gây ra; các cơ chế nhằm quốc tế hóa các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ do phụ nữ làm chủ; nâng cao kiến thức về kinh tế, tài chính để tiếp cận vốn; nâng cao kiến thức về kỹ thuật số để hội nhập kinh tế.

Vai trò của phụ nữ trong kinh tế đã được khẳng định rất rõ: chiếm trên 50% dân số, tham gia ngày càng đông đảo vào lực lượng lao động xã hội, phụ nữ có mặt ở tất cả các ngành, các khu vực kinh tế; ngày càng tham gia đông hơn ở các vị trí lãnh đạo, quản lý, cả ở những lĩnh vực công nghệ, khoa học, kỹ thuật. Doanh nghiệp vừa, nhỏ, và siêu nhỏ cuat phụ nữ (MSMEs) chiếm 97% doanh nghiệp và chiếm 50-80% việc làm tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương; đóng góp 20-50% GDP trong các nền kinh tế APEC. Tuy nhiên, chỉ có 35% MSME là các nhà xuất khẩu trực tiếp. Năm 2011, trung bình 37% MSME trong APEC do nữ làm chủ.

 Ảnh minh họa

 Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới.


Tuy nhiên đóng góp của họ lại không tương xứng với vai trò, vị trí do những rào cản và thách thức từ nhiều phía mang lại. Định kiến giới ăn sâu vào tiềm thức, văn hóa của xã hội, của con người, sự phân biệt vai trò của nam giới và phụ nữ trong lĩnh vực công. Phụ nữ phải gánh nhiều công việc chăm sóc con cái, gia đình, làm những công việc không được trả công hơn nam giới. Theo bà, Hon. Marcela Huaita (Bộ trưởng bộ Phụ nữ và những người yếu thế Pê ru), phụ nữ nước này phải dành từ 1- 3 tiếng/ngày để làm công việc gia đình, 2-10 tiếng để chăm sóc con cái và các thành viên trong gia đình. Thời gian dành cho công việc gia đình hoàn toàn không được trả lương.dẫn đến việc phụ nữ ít có thời gian dành cho công việc đem lại thu nhập hơn nam giới.Sinh viên nữ ít có mặttrong các chương trình đào tạo ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, đồng nghĩavới đầu ra, vị trí việc làm và thu nhập của sinh viên nữ ở những ngành này ít vàthấp hơn nam giới.Trong khi nền kinh tế kỹ thuật số, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao thì phụ nữ lại không có cơ hội tham gia.

Ngay cả việc tiếp cận với kỹ thuật số trong nền kinh tế số của phụ nữ cũng còn khoảng cách khá xa so với nam giới. Các đại biểu cũng đưa ra số liệu để chứng minh sự chênh lệch này, phụ nữ tiếp cận internet ít hơn đàn ông 23%. (600 triệu phụ nữ so với 800 triệu nam giới); chỉ có khoảng ¼ các nhà khoa học trong lĩnh vực công nghệ thông tin là phụ nữ.

Khoảng cách chênh lệch lương của phụ nữ với nam giới ở Mỹ là 60%, ở Pê ru là 85%.Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, giảm việc làm thì cơ hội có việc làm vẫn thuộc về nam giới, các doanh nghiệp vẫn lựa chọn nam giới cho các vị trí việc làm của mình. Cơ hội tiếp cận vốn tín dụng của phụ nữ khó khăn hơn do hồ sơ về tài chính nhiều thủ tục phức tạp, khó hiểu làm phụ nữ ngại khi tiếp cận với nguồn vốn vay. Ngoài ra, các đại biểu cũng phân tích bạo lực trên cơ sở giới đã tạo ra nhiều hậu quả phải giải quyết, trong đó cả những hậu quả về việc làm, thu nhập, chi phí bỏ ra của gia đình, của nền kinh tế. Ở Úc ước tính thiệt hại 3,6 tỷ USD/ 2009); 

Kinh nghiệm giải quyết các thách thức nêu trên, đã được các nước chia sẻ, như hỗ trợ đào tạo, khởi nghiệp, kỹ năng mềm, hỗ trợ cho phụ nữ giảm gánh nặng công việc chăm sóc gia đình bằng việc cung cấp các dịch vụ gia đình, phân phối thu nhập cho những công việc không được trả công. Phát triển ngành công nghiệp dịch vụ chăm sóc người già với các loại hình dịch vụ như người giúp việc, cung cấp các thiết bị an toàn để người già có thể sử dụng… Nâng cao kiến thức về kỷ nguyên kỹ thuật số để phụ nữcó cơ hội tham gia vào nền kinh tế công nghệ hiện nay.Tăng cường các biện pháp phòng ngừa các hành vi bạo lực trên cơ sở giới, phòng ngừa sớmđể giảm thiểu thiệt hại.

Nhiều sáng kiến đã được đại biểu chia sẻ: Hình thành chức danh Đại sứ APEC về phụ nữ và trẻ em gái (sáng kiến của Úc); xây dựng trang web tra cứu thông tin dành cho các nữ doanh nhân APEC; tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (sáng kiến của Mỹ); kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy phụ nữ tham gia lãnh đạo (sáng kiến của Nhật Bản); giải thưởng vinh danh nữ doanh nhân của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong APEC (sáng kiến của Nga)…

 Ảnh minh họa

 Một trong những hoạt động tại Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC


Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia tích cực và hiệu quả tại tất cả các sự kiện, đã chia sẻ những thành tựu quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực bình đẳng giới và nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; chỉ ra những khó khăn và thách thức mà phụ nữ Việt Nam đang phải đối mặt trong quá trình phát triển; đồng thời kêu gọi Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC: Tiếp tục đề xuất những khuyến nghị chính sách nhằm xóa bỏ rào cản đối với sự hội nhập kinh tế của phụ nữ; thúc đẩy mạnh mẽ cam kết về bình đẳng giới và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong APEC; tăng cường thực hiện các cơ chế và sáng kiến hiện tại cũng như các dự án, ý tưởng về lồng ghép giới và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của APEC; tăng cường trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn điển hình giữa các nền kinh tế về phụ nữ trong kinh tế.

Bùi Thị Hòa- Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam
http://pnvnnuocngoai.vn/ (KK)

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video