Xử trí khi trẻ bị hóc

26/05/2006
Nếu thấy trẻ khi đang ăn mà khóc, không chịu ăn, hay cào cào ở cổ, chảy nước miếng...thì cần nghĩ trẻ đã bị hóc, phải đưa đi bệnh viện kiểm tra

Nếu hóc hạt ở đường thở, trẻ sẽ ho sặc sụa, mặt tím tái, khó thở. Có thể ngưng một lát rồi bị lại (do hạt di chuyển). Nên đưa tới bệnh viện ngay để xử trí kịp thời. 

 

Nếu mắc xương cá nhỏ, găm vào amidal, họng, dưới đáy lưỡi thì đau ít, cảm giác nuốt vương vướng nhiều hơn. Nếu mắc xương gà, xương heo, xương mang cá, nằm ở vị trí sâu hơn (ở miệng của thực quản, hay trong lòng thực quản) thì nuốt rất đau và không ăn uống được.

 

Không thọc ngón tay vào cào, móc càng làm xương, hạt bị đẩy sâu vào trong gây nguy hiểm hơn.

 

Người lớn không nên cố móc hay dùng mẹo nhờ người đẻ ngược, bà mụ vườn để vuốt vì dễ làm trẻ bị sưng phù nắp thanh thiệt, nắp thanh môn, phù thanh quản, gây bít đường thở.

 

Biến chứng do hóc xương nhẹ nhất cũng là viêm, áp xe mủ trong lòng thực quản, nặng hơn thì xương đâm xuyên qua thành thực quản, gây ápxe ở cổ./.

Đàm Vân Thoa
(Theo VTV)

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video