• Điện Biên: Cô gái dân tộc Mông giúp đồng bào làm giàu từ thổ cẩm dân tộc

    Từ nhỏ được tiếp xúc với nghề dệt thổ cẩm truyền thống của bà, của mẹ, cô gái dân tộc Mông Tráng Thị Cầu, ở xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã tìm tòi, sáng tạo trong nghề để biến sản phẩm thổ cẩm dân tộc mình trở thành hàng hóa giúp gia đình và bà con trong xã phát triển kinh tế.
  • Đồng Nai: Xuân Lộc phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình “Tổ Phụ nữ dân tộc”

    Qua mô hình các "Tổ Phụ nữ dân tộc", chị em phụ nữ đã phát huy được hiệu quả kinh tế, xã hội, đưa ra các sáng kiến riêng đặc trưng của dân tộc mình, tạo hiệu quả cao trong mọi mặt của đời sống.
  • Phú Thọ: Bền bỉ giữ gìn đặc sản, nâng giá trị hàng hóa truyền thống

    Vùng Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) vốn nổi tiếng với đặc sản thịt chua ống nứa, thịt chua hộp, nhưng sản phẩm lại chưa được xây dựng thành thương hiệu mạnh, có độ phủ rộng lớn trên thị trường. Chị Hà Thị Ngọc Điệp, Phó Giám đốc HTX thịt chua Thanh Sơn, vẫn bền bỉ thực hiện ước mơ đưa sản phẩm này đi khắp mọi miền Tổ quốc.
  • Biểu tượng của truyền hình Mỹ

    Bà Barbara Walters - nữ nhà báo nổi tiếng người Mỹ vừa qua đời ở tuổi 93. Trước đó, bằng tài năng của mình, bà Barbara đã vượt qua mọi định kiến và rào cản giới tính để trở thành người phụ nữ đầu tiên dẫn bản tin ở những kênh truyền hình lớn của Mỹ trong những năm 70 của thế kỷ trước.
  • Cà Mau: Chi hội trưởng Phụ nữ tạo sinh kế cho phụ nữ nông thôn

    Tiên phong sáng tạo, biến ý tưởng thành hiện thực trong việc tìm ra nguồn nguyên liệu mới cho mặt hàng đan đát thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, chị Dương Thị Bé Tư (sinh năm 1983, đảng viên, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp 9, xã Thới Bình, huyện Thới Bình) đã tạo sinh kế với thu nhập ổn định cho chị em phụ nữ nông thôn, góp phần vào công tác giảm nghèo của địa phương.
  • Lan tỏa những tấm gương phụ nữ Hà Tĩnh làm kinh tế giỏi

    Phong trào “Phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên, phụ nữ tại các xã, huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Qua phong trào này, nhiều chị em phụ nữ đã vượt qua khó khăn, tự tin, mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ngày càng khẳng định vị trí của mình trong gia đình và xã hội.
  • Người phụ nữ tiên phong làm du lịch ở buôn Tơng Jú

    Không chỉ phục hồi nghề dệt thổ cẩm, giúp nhiều phụ nữ trong buôn có thêm thu nhập từ nghề dệt, từng bước thoát nghèo, bà H’Yam Bkrông (SN 1965), còn là người tiên phong làm du lịch cộng đồng ở buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, góp phần thay đổi phương thức làm kinh tế cho phụ nữ ở địa phương.
  • Khánh Hòa: Hiệu quả từ mô hình Tổ phụ nữ thu mua nông sản thị trấn Tô Hạp

    Nhờ Hội LHPN thị trấn Tô Hạp (huyện Khánh Sơn, Khánh Hoà) thành lập Tổ phụ nữ thu mua nông sản mà các trái cây có giá trị thương mại cao như sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh, vú sữa, chôm chôm, mía tím… ở huyện miền núi này không còn phải chịu sự ép giá thu mua từ các thương lái.
  • Đời sống phụ nữ xứ dừa khởi sắc nhờ các mô hình, tổ hợp tác hiệu quả

    Các mô hình sinh kế, tổ hợp tác được các cấp Hội LHPN tỉnh Bến Tre triển khai có hiệu quả trong thời gian qua đã góp phần giúp cho đời sống của hội viên, phụ nữ trên địa bàn ngày càng phát triển, giúp nhiều chị em thoát nghèo bền vững.
  • Cô gái Dao thành lập hợp tác xã giúp nhiều chị em thoát nghèo

    Không cam chịu cái đói, cái nghèo, chị Lý Thị Ba đã cùng 10 chị em khác thành lập hợp tác xã. Các chị đã lựa chọn những cây trồng thế mạnh của địa phương để phát triển và kết quả đã khẳng định đây là hướng đi đúng.
  • Phụ nữ tham gia hợp tác xã để tăng hiệu quả sản xuất, thúc đẩy thương mại miền núi

    Tại nhiều vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số, hoạt động sản xuất đã có nhiều thay đổi đáng kể, từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún có giá trị thấp, đang hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh với nhiều loại nông sản, cây trái mang lại giá trị kinh tế cao, tạo bước chuyển mạnh mẽ cho vùng miền núi, vùng sâu vùng xa.
  • Ném Còn - nơi gửi khát vọng làm mẹ của phụ nữ Thái

    Trò chơi ném Còn của người Thái ở Tây Bắc không chỉ là môn thể thao trong ngày hội mà còn thể hiện khát vọng phồn thực, khát vọng làm mẹ của người phụ nữ.
  • Hội LHPN Việt Nam và CARD MRI cùng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ TYM trong các hoạt động tài chính vi mô

    Sáng 6/10, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, bà Trần Lan Phương đã có buổi tiếp đón và làm việc với Các tổ chức Tương hỗ thuộc Trung tâm Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Philippines (CARD MRI) do Tiến sĩ Jaime Aristotle B. Alip, Người sáng lập và Chủ tịch danh dự của CARD MRI làm trưởng đoàn đến thăm, làm việc tại TW Hội LHPN Việt Nam.
  • Thanh Hóa: Trao "cần câu" để phụ nữ làm nên sản nghiệp

    "Trao con giống, tạo sản nghiệp" là cách mà Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đang triển khai trong nhiều năm qua, nhằm "trao cần câu" để chị em chủ động thay đổi, vươn lên trong cuộc sống.
  • Thừa Thiên - Huế: Từ gánh hàng rau ở chợ đến giám đốc hợp tác xã nông sản

    Chị Kăn Ary (Hồ Thị Nga), dân tộc Cơ Tu (huyện A Lưới - Thừa Thiên Huế) được nhiều hội viên đồng bào dân tộc tin tưởng khi nói hay, làm giỏi. Chị làm nên chuyện từ những gánh hàng rau bày bán ở chợ...
  • Quảng Ninh: Làm giàu nhờ nuôi hàu

    Chị Thường nuôi hàu từ cách đây 4 năm. Năm đầu tiên chị thả 3-4 vạn giống, và thu lãi lớn. Thành công của năm đầu tiên trở thành động lực để năm tiếp theo chị mở rộng diện tích nuôi hàu lớn hơn
  • Cô gái Cơ Tu nặng lòng với nông sản sạch

    Nhiều người thấy ấn tượng khi đến tham quan gian trưng bày “nông lâm đặc sản sạch vùng cao huyện Tây Giang” của HTX Nông nghiệp sinh thái Rừng Xanh Rau Sạch tại “Hội chợ quốc tế Thương mại và Du lịch Hành lang Kinh tế Đông Tây 2022 (EWEC - Đà Nẵng 2022).
  • Hải Phòng: Nữ đảng viên trẻ gắn bó với đồng đất quê hương

    Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông, hưởng nước ngọt phù sa ngã 3 sông (sông Hóa, sông Luộc và sông Thái Bình), cô gái trẻ Cao Thị Hằng đã sớm ý thức được những tiềm năng lợi thế của quê hương Thắng Thủy (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Vì thế, chị đã nỗ lực, phấn đấu để làm giàu trên quê hương.
  • Xây dựng chuỗi liên kết để xuất khẩu sản phẩm từ tre bền vững

    Những năm gần đây, cây tre được các làng nghề, doanh nghiệp sử dụng tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Hiện, sản phẩm từ tre đã xuất khẩu (XK) đến gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
  • Những phụ nữ Tà Ôi góp sức đưa sản phẩm dệt zèng vươn xa

    Lấy tên Aza Koonh, một lễ hội của đồng bào Pa Cô - Tà Ôi, Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, để đặt cho Hợp tác xã (HTX) Dệt Zèng, Nghệ nhân ưu tú Mai Thị Hợp và đồng sự muốn bảo tồn và phát triển nghề dệt zèng gắn với gìn giữ giá trị truyền thống giàu bản sắc của dân tộc mình.
  • Nâng cao giá trị cây chuối vùng Tiên Phước

    Chuối có ở nhiều nơi trong các vườn, rẫy của hộ gia đình miền núi cùng với rất nhiều giá trị đời sống. Nhưng người nông dân lại chưa tận dụng hết lợi ích của chuối. Nhìn thấy được điều đó, chị Phạm Thị Mỵ Nương (SN 1990) đã bắt tay vào việc nghiên cứu các sản phẩm từ giống cây gần gũi với người Việt này.
  • Tạo hướng đi mới cho sản phẩm ăn kiêng từ các hạt dinh dưỡng

    Với mong muốn lan tỏa giá trị của nông sản Việt trong việc hỗ trợ sức khỏe con người, chị Tường Thị Thùy Anh sau khi tốt nghiệp Đại học Đà Lạt, chị cùng với ba đã phát triển sản phẩm của hợp tác xã (HTX) chuyên về hạt điều ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
  • Trên 100 sản phẩm của phụ nữ Quảng Nam đạt tiêu chuẩn OCOP

    Nhằm thúc đẩy, phát triển các Hợp tác xã (HTX), Tổ hợp tác (THT) do phụ nữ tham gia quản lý, thời gian qua các cấp Hội LHPN tỉnh Quảng Nam đã tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế hợp tác, THT, HTX.
  • Gia Lai: Cơ hội mới cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống

    Đối với đồng bào Gia Rai ở Gia Lai, nghề dệt thổ cẩm gắn liền với cuộc sống, là thước đo sự khéo léo của các chị em phụ nữ. Với mong muốn gìn giữ và phát huy nghề truyền thống, chính quyền địa phương đã nỗ lực giúp các nghệ nhân dệt vừa có thu nhập ổn định vừa góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.
  • Hà Giang: Chổi quét 3S từ rơm nếp - mô hình sinh kế hiệu quả cho phụ nữ và trẻ em gái

    Với phương châm "Khởi nghiệp ngay từ chính những thứ giản đơn, thân thuộc", mô hình "Chổi quét 3S" đã ra đời từ những nỗ lực của Hội LHPN huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) cùng các hội viên, phụ nữ.
  • Giúp phụ nữ nghèo có "cần câu cơm"

    Trải qua nhiều gian nan, vất vả, đến nay chị Mai đã ít nhiều thành công. Chị sẵn sàng giúp chị em có hoàn cảnh khó khăn học nghề, có việc làm để vươn lên thoát nghèo.
  • Doanh nhân nữ kết nối cùng phát triển trong nền kinh tế số

    Chương trình “Kết nối Doanh nhân nữ: Cùng nhau phát triển trong nền kinh tế số” là một trong những nỗ lực của Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp do nữ làm chủ vượt qua các khó khăn, thách thức của đại dịch Covid-19, thích ứng với nền kinh tế số và phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh thực tiễn mới.
  • Để chị em yên tâm với mô hình hợp tác xã

    Hợp tác xã là mô hình kinh tế tập thể được TP.HCM khuyến khích và có những chính sách hỗ trợ để phát triển. Trong đó, Hội Phụ nữ có vai trò khá quan trọng.
  • Liên kết phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển sản phẩm OCOP đặc sản Kon Tum

    Nỗ lực ra mắt dòng sản phẩm mới để giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn trong giai đoạn dịch Covid-19. Giờ đây, khi dịch đã đi qua, chị Lương Thi Mỹ Huệ một lần nữa đang tích cực thay đổi để thích ứng với giai đoạn bình thường mới.
  • Vượt nghèo nhờ Hội giúp vốn, phương tiện sinh kế

    Từ sự giúp sức ban đầu của Hội Phụ nữ, cộng với sự cần cù, chịu khó, đến nay nhiều chị em đã có cuộc sống ổn định, kinh tế khấm khá
  • Thừa Thiên Huế - Những phụ nữ dân tộc thiểu số giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động

    Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” đã đến với chị em vùng cao Thừa Thiên Huế, khi họ đào tạo năng lực khởi nghiệp, kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu và hỗ trợ vốn vay... Từ đó, xuất hiện mô hình phụ nữ người dân tộc thiểu số biết tính toán làm ăn và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.
  • Sơn La: Việc làm hay của cán bộ chi hội phụ nữ

    Năng động, nhiệt tình với công tác hội; gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua ở địa phương; năng động phát triển kinh tế gia đình, đó là những đức tính quý báu của các chị Chi hội trưởng, Chi hội phó Phụ nữ.
  • Chuyện về nữ điệp báo viên công an được truy tặng liệt sỹ sau 65 năm

    Bà Nguyễn Thị Tý là cán bộ điệp báo Công an quận Nam Sách (Hải Dương). Hoạt động trong lòng địch, bà dám hy sinh danh dự của người con gái tuổi đôi mươi, làm vợ tên sếp bốt Vạn Tải để giúp ta đánh thắng Đồn địch. 65 năm sau, liệt sĩ Nguyễn Thị Tý (tức Xề, Xứng) mới được minh oan và truy tặng Anh hùng liệt sỹ.
  • Phụ nữ Hậu Giang “5 sao”

    Những món chế biến từ cá thát lát đạt chuẩn 4 sao của Hợp tác xã Nông nghiệp Kỳ Như do chị Nguyễn Kim Thùy luôn làm thực khách một lần ăn bao lần nhớ...
  • Sức sống xanh của người phụ nữ phi thường

    Biến cố bất ngờ ập đến, có lúc tuyệt vọng và tìm đến cái chết, thế nhưng với nghị lực phi thường chị Nguyệt đã vươn lên làm chủ cuộc đời, không những thế còn thành lập hợp tác xã, tạo công ăn việc làm cho nhiều người khuyết tật có hoàn cảnh giống mình.
  • Phát triển HTX cần chắc, có chất lượng và quan tâm đến chuyển đổi số

    Ngày 8/7, Hội LHPN TPHCM và Liên minh Hợp tác xã (HTX) TPHCM tổ chức chuyên đề “Chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã” cho hàng trăm cán bộ, hội viên, thành viên ban quản lý tổ hợp tác, HTX trên địa bàn thành phố
  • Nuôi tằm con và liên kết sản xuất dâu tằm

    Chuyên môn hóa trong nuôi tằm là một cải tiến rất lớn với công nghệ tằm Lâm Đồng. Trong đó, việc tách biệt nuôi tằm con khỏi tằm trưởng thành đã giúp hầu hết nông dân rút ngắn thời gian cũng như nâng cao chất lượng giống tằm. Và, những nông dân chuyên nuôi tằm con thật sự là những người nuôi tằm giỏi.
  • Thanh Hóa: Cựu cán bộ Hội tạo việc làm với thu nhập ổn định cho hàng chục chị em

    Khi còn làm công tác Hội, bà Nguyễn Thị Sâm luôn trăn trở, tìm hướng giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn. Đến nay, trở thành Giám đốc HTX tiểu thủ công nghiệp Toàn Thắng, bà đã thực hiện được ước mơ ấy khi giúp hàng chục chị em, người khuyết tật có việc làm với thu nhập ổn định.
  • Bắc Kạn: “Sống khỏe” với mô hình chăn nuôi hiện đại

    Trong khi nhiều hộ dân gặp khó khăn vì dịch bệnh và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao thì HTX Hà Anh, xã Nguyên Phúc (Bạch Thông, Bắc Kạn) vẫn “sống khỏe” nhờ áp dụng mô hình quản lý, phương thức chăn nuôi khép kín, hiện đại.
  • Cà Mau: Khởi nghiệp từ phế phẩm bồn bồn

    Nghỉ làm công nhân tại Bình Dương, chị Phạm Thị Hồng Nguyên (ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) về quê tận dụng phế phẩm của cây bồn bồn để khởi nghiệp và đã thành công.
  • Lào Cai: Sáng tạo sản phẩm làm đẹp từ cây tía tô

    Hào hứng giới thiệu gần 20 sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ thảo dược bản địa, chị Trần Anh Xuân (Đội 4, thôn Sả Séng, xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai) chia sẻ, chị đến với Sa Pa như một mối duyên. Tình yêu với mảnh đất này đã ngấm vào máu, thôi thúc chị cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với người dân vùng cao.
  • Hà Giang: Người phụ nữ muốn trở thành động lực để đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu

    Là phụ nữ dân tộc thiểu số trẻ, chị Lưu Thị Hoa luôn nung nấu ý chí vươn lên, phát triển kinh tế gia đình, giúp đỡ những người xung quanh
  • Nữ giáo sư người Việt đạt Giải thưởng liên ngành của Hiệp hội hoá học Hoàng gia Anh

    Giáo sư người Việt Nguyễn Thị Kim Thanh đã chiến thắng Giải thưởng liên ngành (Interdisciplinary Prize) của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia Vương quốc Anh (RSC) cho những đóng góp quan trọng trong nghiên cứu cơ bản về tổng hợp hóa học và các phân tích tính chất vật lí của vật liệu nano plasmonic và từ tính cho các ứng dụng y sinh.
  • Hòa Bình: Người đưa thương hiệu thổ cẩm Chiềng Châu ra biển lớn

    Thành lập gần 10 năm nay, Hợp tác xã Dệt thổ cẩm và Dịch vụ du lịch Chiềng Châu (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) của bà Vì Thị Oanh đã trở thành bệ đỡ giúp nhiều bà con, chị em phụ nữ trong xã thoát nghèo bền vững.
  • Sơn La: Người phụ nữ Thái làm thay đổi bản nghèo

    “Bản Bướt giờ đây đã thoát đói nghèo rồi. Người dân trong bản chuẩn bị bắt đầu cho vụ thu hoạch măng, sắn mới. Nơi đây từng được coi là xứ “nghèo bền vững”, đến nay đã thay da đổi thịt”, chị Cao Thị Tâm (dân tộc Thái) - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tân Xuân 269 phấn khởi nói về sự đổi thay của buôn làng.
  • Bến Tre: Người phụ nữ học hết lớp 8 lập kỳ tích từ nông sản miền Tây

    Gọi cô Thinh là người phụ nữ chân đất truyền cảm hunwgs, vì vốn xuất thân là nông dân thì giờ cô Thinh vẫn chỉ là nông dân, nhưng là nông dân 4.0 tiên tiến.
  • Hiệu quả mô hình liên kết sản xuất của phụ nữ ở Lâm Đồng

    Với sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lâm Hà, phụ nữ huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã tham gia các mô hình liên kết sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế. Không chỉ cải thiện kinh tế gia đình, họ còn góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
  • "Chuyển đổi số" và "khai thông dòng tiền" là liều vaccine cho doanh nhân nữ

    Hội thảo "Tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng để phục hồi và phát triển doanh nghiệp" đã thu hút sự tham dự trực tiếp và trực tuyến của hơn 150 đại biểu là đại diện một số cơ quan Bộ, ban, ngành, VCCI, tổ chức quốc tế, đại diện các Hiệp hội/Hội/Câu lạc bộ Doanh nhân các tỉnh/thành phố, các doanh nghiệp và các doanh nhân nữ trên cả nước.
  • Vĩnh Long: Phát triển kinh tế với cây lục bình

    Nhìn vào sự phát triển của hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Quyết Thắng (xã Bình Ninh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long), ít ai ngờ rằng, chủ của HTX này là một phụ nữ khuyết tật.
  • Có Hội, chúng tôi “ra trận” không còn cảm thấy cô đơn, lạc lõng

    “Thương trường là chiến trường”, nhưng nhờ có sự hỗ trợ của Hội mà nhiều chị em phụ nữ “ra trận” đã không còn cảm thấy cô đơn, lạc lõng!
  • Những cô gái trẻ khởi nghiệp cùng công nghệ số

    Họ là những cô gái 8X, 9X có đam mê lớn với lĩnh vực công nghệ thông tin, cùng hội tụ lại và sáng tạo ra một sản phẩm Smartos được người dùng đánh giá cao. Sản phẩm đã được trao giải thưởng triển vọng tại cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp lần thứ 4 với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp nâng tầm thương hiệu OCOP” do Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.
  • Nữ doanh nhân đón đầu xu hướng kinh tế tuần hoàn

    Phát triển kinh tế tuần hoàn đang là xu hướng được nhiều quốc gia thực hiện, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt. Tại Việt Nam, mô hình này đang được nhiều doanh nghiệp do nữ làm chủ áp dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.
  • 2 nữ doanh nhân đưa doanh nghiệp vượt khó thành công

    Đứng trước những khó khăn, thách thức do dịch Covid-19, nhiều nữ chủ doanh nghiệp đã nỗ lực đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khủng hoảng...
  • Đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam lên nhóm các quốc gia đứng đầu khu vực

    Sáng ngày 31/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Đại hội đại biểu toàn quốc VCCI lần thứ VII, nhiệm kỳ 2021-2026, với tên gọi mới là Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
  • Đồng Tháp: Nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất

    Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) nói chung, công nghệ cao nói riêng đã và đang được nông dân (ND), doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh thực hiện. Nhờ áp dụng những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật trong sản xuất đã giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho ND, DN.
  • Làng nghề làm cá khô lớn nhất Đồng Tháp

    Một trong những món đặc sản mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến thăm Tam Nông là cá khô của Làng khô Phú Thọ, xã Phú Thọ. Không cầu kỳ, hoa mỹ, cá khô Phú Thọ có hương vị thơm ngon đặc trưng, là sản phẩm kết tinh của sản vật miền Tây sông nước cùng bàn tay cần cù, chịu thương chịu khó của người dân nơi đây.
  • Tuyên Quang: Ý tưởng thành lập Hợp tác xã của 3 nữ sinh người Tày được vinh danh

    3 cô gái người dân tộc Tày đến từ Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang vừa được vinh danh với ý tưởng thành lập hợp tác xã dệt thổ cẩm để mang đến thu nhập tốt hơn cho người dân.
  • Lâm Đồng: Bỏ Sài Gòn về rừng dựng nhà, thu nhập 40-50 triệu/tháng

    Năm 2015 đôi vợ chồng trẻ đã nói với nhau về ước mơ tới Đà Lạt sinh sống và làm một căn nhà nhỏ bên suối. Vì vậy, lúc ở Sài Gòn cả 2 đã bắt đầu lên kế hoạch cho việc này.
  • Viết nên câu chuyện thành công từ cỏ cây

    Chị Lương Anh Thư (sinh năm 1982) là giáo viên dạy Mỹ thuật tại thành phố Đà Nẵng. Với niềm đam mê sản phẩm từ thiên nhiên, chị đã tìm tòi nguyên, dược liệu tại quê nhà để tạo nên sản phẩm xà bông thảo mộc Hiyou Farm.
  • Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 đồng hành cùng phụ nữ tự tin phát triển kinh tế

    Thời gian qua, Hội LHPN Việt Nam đã phối hợp với chương trình “Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0” đưa các khóa đào tạo phát triển kinh doanh tiến gần hơn với đông đảo phụ nữ trên toàn quốc, giúp chị em có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng trong kinh doanh, tự tin phát triển kinh tế.
  • Lâm Đồng: Phụ nữ vùng sâu khởi nghiệp từ cây atisô

    Hơn 3 năm xây dựng “Tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị cây atisô”, phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) xã vùng sâu Đạ Sar, huyện Lạc Dương đã tích cực hưởng ứng tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ đó, có thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
  • Bến Tre: Phụ nữ Châu Thành tham gia hoạt động Hội với phong trào khởi nghiệp giúp nhau phát triển kinh tế

    Nhiệm kỳ qua, phong trào phụ nữ khởi nghiệp, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Châu Thành triển khai với nhiều hoạt động thiết thực hiệu quả, mang lại nhiều cơ hội cho chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ vùng nông thôn có điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
  • Kon Tum: Hội LHPN xã Đăk Dục giúp nhau thoát nghèo bền vững

    Để đồng hành cùng hội viên phụ nữ và hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, Hội LHPN xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi) đã chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho phụ nữ trong xã gắn với giới thiệu, tạo việc làm cho lao động nữ.
  • Các nữ doanh nhân đối diện và vượt qua khủng hoảng cuộc đời thế nào?

    Trong cuộc sống, khủng hoảng có thể ập đến bất cứ lúc nào, cho nên đừng bất ngờ khi nó xảy ra và khi nó đến rồi thì phải biết chấp nhận, đối diện và tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng đó.
  • Lào Cai: Nâng tầm giá trị mận Bắc Hà

    Là người dân tộc Phù Lá, chị Sải Thị Bích Huế, sinh năm 1989, trú tại thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, đã khởi nghiệp từ quả mận, một loại nông sản thế mạnh của địa phương.
  • Hợp tác xã Đặc sản Đồng Tháp kết nối và vươn xa

    Mới thành lập, nhưng bằng những chiến lược phát triển phù hợp, các sản phẩm của HTX Đặc sản Đồng Tháp không chỉ được thị trường cả nước biết đến thông qua sự hiện diện trên các sàn thương mại điện tử mà ngay cả thị trường truyền thống cũng chiếm được cảm tình từ người tiêu dùng.
  • Yên Bái: Gìn giữ và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông

    Với vai trò tổ trưởng, chị Lý Thị Ninh đã cùng các thành viên Tổ hợp tác Thêu dệt thổ cẩm truyền thống (xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) từng bước vượt khó vươn lên, tự tin khởi nghiệp, giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình.
  • Bắc Giang thành lập HTX Phụ nữ khởi nghiệp nông lâm nghiệp LOFICO Xuân Thành

    Hợp tác xã Phụ nữ khởi nghiệp nông lâm nghiệp LOFICO Xuân Thành tại xã Hương Lạc, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang được thành lập với 70 thành viên tham gia.
  • Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

    Hiện nay Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Theo NĐ 98/2018/NĐ-CP) đã thực hiện được 3 năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rất nhiều các Hợp tác xã và Doanh nghiệp chưa hiểu rõ nội dung của Nghị định này. Đây là một thiệt thòi rất lớn đối với các đơn vị đang tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Vậy làm thế nào để nhận được sự hỗ trợ của nhà nước về liên kết tiêu thụ nông sản theo Nghị định 98?
  • Chuẩn bị cho công tác kiểm toán hợp tác xã

    Thực hiện theo QĐ 1318 ngày 22/07/2021 của TTCP về việc "Phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 – 2025". Trong đó, mục 3 của phần Giải pháp đề cập đến vấn đề Tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tình hình thực hiện chính sách pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã để chấn chỉnh, phòng ngừa sai phạm và làm cơ sở hoàn thiện thể chế, chính sách cho kinh tế tạp thể mà nòng cốt là Hợp tác xã.
  • Hà Giang: Mong ước giản dị của nữ giám đốc trẻ người Mông

    Là một phụ nữ người Mông, từ chỗ không có công việc ổn định, nhưng với ý chí và nghị lực của mình, Sùng Thị Si (ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) đã vượt qua nhiều gian khó, trở thành tấm gương cho nhiều thanh niên dân tộc thiểu số noi theo.
  • OCOP là gì? Như thế nào là sản phẩm OCOP?

    Chương trình OCOP được thực hiện theo QĐ số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) giai đoạn 2018-2020. Đến hết năm 2020 đã có 63/63 tỉnh, thành phố thực hiện và đã đạt được 4.451 sản phẩm OCOP của 2.491 chủ thể.
  • Hướng dẫn thành lập hợp tác xã

    Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
  • Hà Nội: Đạt OCOP 4 sao từ ý tưởng thưởng trà của người Việt

    Tiếp nối, kế thừa tinh hoa trà Việt của cha ông, chị Trần Thị Thuần và các thành viên HTX Tâm Ngọc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã sản xuất ra những món trà thảo dược tốt cho sức khỏe. Trong đó, 3 sản phẩm đã đạt được chứng nhận OCOP 4 sao.
  • Quảng Bình: Bà chủ hải sản dân vận khéo phát triển kinh tế

    Chị Đào Thị Tám - Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ, chế biến thủy sản Long Tám (ở thôn Đồng Dương, xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới, Quảng Bình) giàu lên từ nước mắm, mực khô. Bên cạnh đó, chị Tám còn làm "Dân vận khéo", 'kéo' nhiều hộ dân trong xã phát triển kinh tế.

Ý TƯỞNG KN KÊU GỌI VỐN

CHÍNH SÁCH VAY VỐN

Video

Thăm dò ý kiến

Tham gia đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh

  • Đồng ý
  • Khác
Xem kết quả