• Quảng Trị: Tỏa sáng những tấm gương phụ nữ khởi nghiệp

    Bắt tay vào khởi nghiệp, mặc dù gặp vô vàn những khó khăn, thử thách nhưng các chị đã không nản chí, luôn phát huy tính cần cù, chịu thương, chịu khó, tích cực lao động sản xuất, vượt qua khó khăn một cách xuất sắc để chạm đỉnh thành công.
  • Gìn giữ nghề làm đường phèn ở Quảng Ngãi

    Đường phèn là loại đặc sản nổi tiếng của Quảng Ngãi, do đó, du khách mỗi khi đến đây đều chọn mua đường phèn làm quà. Đường phèn được kết tinh ở dạng trong suốt, tựa như những thỏi thạch anh, với nhiều hạt đường hình lập thể. Khi ăn, thỏi đường phèn vỡ ra, giòn tan, vị ngọt thanh, thấm dịu vào đầu lưỡi.
  • Ninh Bình: Nữ doanh nhân “Chắt lọc tinh hoa từ bàn tay vàng nông dân Việt”

    Sinh ra và lớn lên ở xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, thường chứng kiến bà con nông dân chật vật với sản xuất nông nghiệp nhưng đa phần không hiệu quả, thu nhập thấp, bấp bênh đã khiến chị Nguyễn Thị Lành luôn canh cánh trong lòng nỗi trăn trở làm thế nào để nâng tầm giá trị nông sản địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
  • Quảng Ngãi: Điều kiện kinh tế của chị Trương Thị Lệ Quyên ngày càng khấm khá với mô hình trồng nấm bào ngư

    Từ năm 2021, chị Trương Thị Lệ Quyên, 27 tuổi, hội viên phụ nữ thôn Phong Niên Hạ, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh đã có ý tưởng khởi nghiệp trồng nấm bào ngư. Đến nay, trang trại trồng và sản xuất phôi nấm bào ngư của vợ chồng chị Quyên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Huế: Gương hội viên phụ nữ làm giàu từ ruộng vườn

    Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.
  • Sản xuất túi nylon tự hủy tạo việc làm cho 100 lao động với mức thu nhập 4-6 triệu đồng/tháng

    Dám nghĩ, dám làm, chị Hà Thị Cẩm (32 tuổi, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá) đã khởi nghiệp thành công từ nghề may túi xuất khẩu được làm từ chất liệu hạt nhựa tự hủy thân thiện với môi trường. Công việc này đã giúp gia đình chị Cẩm có thu nhập khá và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương và các xã lân cận.
  • Quảng Ngãi: Mô hình sản xuất đũa gỗ của chị Nguyễn Thị Xuân Nguyệt giải quyết việc làm cho nhiều lao động nữ

    Nhờ có giải pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả cùng với việc đẩy mạnh phát triển thị trường, chị Nguyễn Thị Xuân Nguyệt (65 tuổi), ở thôn Đề An, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành đã thành công với mô hình sản xuất đũa gỗ. Hướng đi này đã tạo nét riêng cho xã, góp phần tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn.
  • Kết hợp thảo dược với tôm: Hướng đi bền vững và khác biệt của cô gái Phú Yên

    Khởi nghiệp nông nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng và càng đặc biệt khó hơn với những người không có đào tạo chuyên ngành. Chị Nguyễn Thị Sơn Hải (SN 1984), sinh sống tại Sơn Hoà, Phú Yên là một trường hợp như vậy.
  • Người phụ nữ tâm niệm: “cho nghề chứ không cho tiền”

    Trong thời đại hiện nay, người phụ nữ Việt Nam đang hướng tới rèn luyện các phẩm chất tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang, đặc biệt là sự tự tin, làm chủ kinh tế bản thân, độc lập tài chính để góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc. Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, hội viên phụ nữ, thành viên CLB Xây dựng gia đình hạnh phúc khu phố 3, phường 19, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu như vậy.
  • Quảng Ngãi: Chị Phạm Thị Hồng phấn đấu nâng hạng sao OCOP cho sản phẩm cá đét rim, cá cơm rim Hồng Tiến

    Từ nguồn nguyên liệu tại chỗ như cá đét, cá cơm… vợ chồng chị Phạm Thị Hồng ở xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi đã phát triển nhiều sản phẩm mang đậm hương vị, bản sắc vùng quê biển trở thành “đặc sản”, được công nhận là sản phẩm OCOP, tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước.
  • Quảng Ngãi: Cô gái “biến tấu” cá bống Sông Trà thành sản phẩm đặc sản

    Từ nguồn nguyên liệu chính là con cá bống sông Trà, với niềm đam mê đặc sản quê hương và sự năng động, sáng tạo, chị Thượng Thị Bình Uyên (33 tuổi) ở thôn An Phú, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành đã chế biến thành công các sản phẩm “đặc sản” từ cá bống là Cơm cháy cá bống sông Trà, Bánh phồng cá bống sông Trà được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, tin dùng.
  • Tìm được đầu ra cho sản phẩm từ ý tưởng giản đơn

    Loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm trong những ngày đầu khởi nghiệp, chị Trần Thị Việt Liên (SN 1978) đã tìm ra hướng đi mới, đó là lấy bò khô rắc lên bánh tráng, thay vì bán bò khô đơn lẻ. Tiếp tục sáng tạo các hương vị mới, đến nay, Davifood đã trở thành thương hiệu đồ ăn vặt độc đáo của thành phố Đà Nẵng.
  • Mô hình làm bánh lá truyền thống của phụ nữ Đồng Xoài, Bình Phước

    Từ vài trăm cái bánh lá truyền thống ban đầu được gói vào những ngày Tết, ngày rằm theo đơn đặt hàng, đến nay gia đình chị Đặng Thị Điệp (khu phố Xuân Đồng, phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đã làm ra hàng ngàn cái bánh trong 1 tháng, mang đến nguồn thu nhập tăng thêm cho gia đình.
  • Đồng Tháp: Nữ đảng viên khởi nghiệp với món “Chạo tôm”

    Tham gia công tác Hội LHPN từ năm 2019 và vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng từ năm 2021, với tinh thần vượt khó, nữ đảng viên Trần Thị Cẩm Loan (sinh năm 1977), chi hội trưởng phụ nữ khóm Tân Hòa, phường An Hòa, thành phố Sa Đéc đã mạnh dạn khởi nghiệp với sản phẩm “chạo tôm” từ 3 năm nay. Bằng sự khéo léo, đam mê chế biến các món ăn từ nguồn nguyên liệu đặc trưng tôm sông, sản phẩm “chạo tôm” của chị Cẩm Loan đã tạo sự khác biệt, thu hút khách hàng trong và ngoài địa phương.
  • Nữ doanh nhân đưa sắc tím hoa ban vào các món bánh dân tộc kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Ký ức về người bà nhỏ bé mà vĩ đại, về những câu chuyện nơi chiến trường xưa đã khơi niềm cảm hứng cho nữ doanh nhân Hà Nội Trịnh Hồng Giang nghiên cứu những sản phẩm, set quà tặng ý nghĩa kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; chào mừng năm Du lịch quốc gia và Lễ hội Hoa Ban 2024.
  • Chị Nguyễn Thị Minh Tâm khởi nghiệp với loài hoa lạ mang tên Đa Lộc

    Với tinh thần “dám nghĩ dám làm”, chị Nguyễn Thị Minh Tâm (sinh năm 1987), Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hoa Đa Lộc, TX. Bến Cát đã quyết định bỏ việc văn phòng để rẽ sang làm nông nghiệp khởi nghiệp với loài hoa lạ mang tên Đa Lộc.
  • Hành trình nâng tầm giá trị của trái bưởi non

    Mô hình kinh tế mà chị Nguyễn Thị Thanh Tâm (SN 1988 tại Đà Nẵng) đang thực hiện là một mô hình kinh tế tuần hoàn. Với mô hình này, chị Tâm đã làm ra sản phẩm giúp nâng tầm giá trị trái bưởi non, tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, giảm thiểu ô nhiễm môi trường để ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Vượt qua bệnh tật, khởi nghiệp ở tuổi U60

    Khởi nghiệp ở tuổi ngoài 50, bà Đào Thị Hà, chủ cơ sở nuôi trồng đông trùng hạ thảo Phúc Khang (tỉnh Nam Định), chia sẻ với PNVN về hành trình khởi nghiệp của mình.
  • Bến Tre: Thành công với mô hình phát triển kinh tế từ nuôi thỏ sinh sản

    Chị Võ Ngọc Thùy ở ấp Bình Chiến, thị trấn Bình Đại, tỉnh Bến Tre là gương điển hình về việc sử dụng nguồn vốn của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh đạt hiệu quả cao.
  • Hà Giang: Gương phụ nữ dân tộc Tày làm giàu từ mô hình kinh tế hộ

    Đó là chị Hoàng Thị Hoa, dân tộc Tày, ngụ tại tổ 11, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên. Với những thành tích trong phát triển kinh tế, chị đã được Hội LHPN huyện Vị Xuyên biểu dương, khen ngợi và trao tặng nhiều giấy khen từ năm 2021 đến nay.

Ý TƯỞNG KN KÊU GỌI VỐN

CHÍNH SÁCH VAY VỐN

Video

Thăm dò ý kiến

Tham gia đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh

  • Đồng ý
  • Khác
Xem kết quả