Bình Định: Dự án cây chè dây giúp phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế

07/06/2022
Dự án “Chuyển giao kỹ thuật trồng cây thuốc bản địa Chè Dây cho đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng liên kết chuỗi sản xuất dược liệu hiệu quả, bền vững nhằm cải thiện sinh kế, giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng tại xã An Toàn” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ, Hội LHPN huyện An Lão chủ trì thực hiện với tổng kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng tại xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
Hội LHPN huyện An Lão trao tặng giấy khen cho 4 cá nhân có thành tích tham gia tích cực trong các hoạt động của dự án Chè Dây An Toàn

Được thực hiện trong 30 tháng từ tháng 10/2020 đến tháng 4/2023, đến nay, dự án đã triển khai được các hoạt động đúng theo tiến độ, các quy mô và kết quả đúng theo dự án đề ra.

Cụ thể, đã khảo sát được 7 - 10 điểm trồng cây Chè Dây tự nhiên để phục vụ xây dựng mô hình và lập kế hoạch nhân rộng diện tích cây Chè Dây; Tổ chức tập huấn về chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng, thu hái, bảo tồn cây Chè Dây theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Kết quả đã chọn được 9 điểm tại 3 thôn, có 3 mô hình trồng 0,5 ha/mô hình/thôn và 3 mô hình 0,2 ha/mô hình/thôn trồng thâm canh cây Chè Dây tại vườn rẫy của nông dân đạt chuẩn GAOP-WHO theo hình thức liên kết chuỗi sản xuất, giúp tăng 20% thu nhập /năm cho người dân. Chọn 3 hộ dân ở 3 thôn để tiến hành chuyển giao kỹ thuật xây dựng vườn nhân ươm giống Chè Dây tại nhà, với quy mô 100 m2/hộ và mô hình 2.000 m3 trồng thâm cây tại rẫy của hộ dân đã hoàn thành xuống giống.

Theo nhận xét đánh giá của nhóm chuyên gia hiện tại cây Chè Dây đã sinh trưởng tốt đạt 100%. Dự kiến trong quý 2/2022 sẽ hướng dẫn hộ dân thực hiện mô hình thu hái theo đúng tiêu chuẩn GACP-WHO cũng như các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, tưới nước, bón phân đảm bảo sinh trưởng cho cây Chè Dây nhằm có thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, hạn chế khai thác tài nguyên rừng bừa bãi.

Triển khai dự án thời gian tới, Ban điều hành duy trì việc kiểm tra, giám sát việc ươm, nhân giống của chuyên gia tại vườn ươm của Bidiphar nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ số lượng và chất lượng cây giống cho các mô hình điểm; Tiếp tục vạn động 3 tổ liên kết bảo vệ diện tích Chè Dây mọc tự nhiên; Vận động hộ gia đình chăm sóc diện tích cây Chè Dây đạt kết quả bảo đảm sản phẩm đạt tiêu chuẩn GAOP-WHO; đôn đốc Công ty Bidiphar triển khai việc xây dựng chuỗi nhà máy sơ chế sản phẩm Chè Dây theo Chương trình ký kết 3 bên nhằm tạo đầu ra sản phẩm ổn định để nhân dân yên tâm mở rộng diện tích và chăm sóc, thu hái Chè Dây, góp phần tạo việc làm tại chỗ tăng thu nhập ồn định cuộc sống cho người dân.

Đăng Khảnh

Video