Khởi nghiệp với 100k, xây dựng thương hiệu kính áp tròng số 1 Việt Nam

17/05/2021
Từ khoản vốn chỉ vẻn vẹn 100.000 đồng, giờ đây cô gái 9X tỉnh lẻ Trân Phan đã là “bà chủ” của chuỗi thương hiệu kính áp tròng Doll Eyes mang tầm quốc tế. Câu chuyện khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng của cô luôn là nguồn cảm hứng cho các chị em phụ nữ đang nung nấu ý định bước vào con đường kinh doanh.
Trân Phan, CEO thương hiệu Doll Eyes

Là khách mời tham gia hội thảo "Phụ nữ Việt: Mở khóa bản thân - Khởi sự thành công" do Hội LHPN Việt Nam bảo trợ, Trân Phan - Sáng lập & CEO Doll Eyes kể lại hành trình đường khởi nghiệp của mình.

Năm 19 tuổi, cô sinh viên Phan Trân từ Nha Trang và TP Hồ Chí Minh học đại học. Hoàn cảnh gia đình nghèo khó, để trang trải chi phí sinh hoạt, Trân đã làm đủ nghề, từ dạy học kèm, nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế, rửa chén, kinh doanh qua mạng, bán buôn quần áo... Khi làm công việc rửa chén, Trân cảm nhận được hết những bất tiện của cặp kính cận thị dày cộp mình đang đeo. 

Trong một dịp, được bạn tặng kính áp tròng (contact lens), sử dụng và cảm nhận được sự thuận tiện của kính áp tròng, Trân bắt đầu tìm hiểu và ngạc nhiên khi biết rằng, tại Việt Nam lúc đó không có một cửa hàng kính áp tròng nào thật sự chuyên nghiệp và uy tín. 

Ý tưởng kinh doanh nảy ra, nghiên cứu thị trường và Trân nhận ra đây chính là cơ hội cho mình. Cô gái sinh năm 1993 bắt tay vào xây dựng thương hiệu Doll Eyes với giấc mơ xây dựng thương hiệu kính áp tròng số 1 Việt Nam.

Từ khoản vốn chỉ vẻn vẹn 100.000 đồng, cô gái 9X tỉnh lẻ Trân Phan đã là “bà chủ” của chuỗi thương hiệu kính áp tròng Doll Eyes mang tầm quốc tế

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng

Với nhiều người 100k không là gì cả, nhưng với Trân lúc đó, 100k là một số tiền giá trị. Với Trân số vốn ban đầu ít ỏi, Trân nhận đặt hàng (order) và lấy tiền trước của khách để có lợi nhuận trung gian. Đồng thời, cô cũng lao vào làm đủ nghề khác nhau để từng bước tích góp làm vốn cho công ty của mình. Tháng 9/ 2014, từ số vốn ban đầu vỏn vẹn chỉ 100,000, cô mở được cửa hàng đầu tiên.

“Khi bạn chỉ có một đồng thì bạn không được phép sai, phải sử dụng số tiền đó cho đúng”.- Trân Phan

Quãng thời gian khi mới bắt đầu Doll Eyes, là những ngày tháng nỗ lực không ngừng của cô gái trẻ. Sáng đi học, chiều làm thêm, tối ship hàng, khuya lên mạng học hỏi cách kinh doanh. Mỗi ngày, Trân chỉ có vỏn vẹn 3 tiếng để ngủ. 

Có những khi kiệt sức, trầm cảm, từng có ý định buông xuôi vì khó khăn, vì mất phương hướng, nhưng suy nghĩ "cuộc sống này không có ông bụt nào ngoài chính bản thân bạn" đã giúp Trân vượt qua những ngày vất vả đó. Với một chiếc bàn xếp nhỏ, một chiếc laptop cũ. Trân đã viết ra những cho bản thân mình và Doll Eyes.

Hình ảnh những tiệm kính với tông màu hồng xinh xắn của Doll Eyes đã chứng minh, những nỗ lực khi bắt đầu khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng của Trân Phan

Khởi nghiệp thành công nhờ "phục vụ bằng cả trái tim"

Đến nay, Doll Eyes đã có hơn 30 cửa hàng khắp cả nước, trở thành chuỗi thương hiệu Việt được định giá chục triệu đô la cùng mục tiêu mở rộng hơn 200 cửa hàng và phát triển ra Đông Nam Á. 

Điều đặc biệt, khi các công ty khởi nghiệp thường phải có vốn hậu thuẫn phía sau mới có thể phát triển với tốc độ như vậy, như với Trân Phan, cô sở hữu 100% công ty và không phụ thuộc vào bất kỳ cổ đông hay quỹ đầu tư nào. 

Trân Phan chia sẻ, việc quản lý một chuỗi cửa hàng trên toàn quốc không hề dễ dàng, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh đúng đắn và rất nhiều yếu tố khác. Trân vẫn luôn đi theo hướng marketing không tốn phí, đó là tập trung vào chất lượng sản phẩm tốt, phục vụ khách hàng chu đáo, để khách hàng có thể cảm nhận dịch vụ, sản phẩm của mình. Nếu hài lòng, họ sẽ giới thiệu cho những người xung quanh. Từ đó, hệ thống khách hàng ngày càng mở rộng, công việc kinh doanh tốt hơn. 

Không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm, luôn tuân thủ đúng tiêu chí ban đầu đặt ra: "phục vụ bằng cả trái tim" Trân Phan đã khởi nguồn cảm hứng kinh doanh, khởi nghiệp cho nhiều bạn trẻ.

Trân Phan là nhà sáng lập và điều hành thương hiệu kính Doll Eyes.

Bí quyết thành công của Trân Phan:

- Vô sản là một khối tài sản, khiến những người nghèo không có gì trong tay phải hành động để thay đổi vận mệnh.

- Ai cũng có thể giàu có, quan trọng là bạn có muốn hay không

- Biết phát triển bản thân và không bao giờ ngừng cố gắng.

https://phunuvietnam.vn/

Video