Video

Hội LHPN tỉnh Bình Thuận sơ kết Dự án “Kết nối các nguồn lực trong việc giảm thiểu rác thải đại dương”, giai đoạn 2020-2022

29/06/2022
Rác thải nhựa và ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối mang tính toàn cầu. Với sự hỗ trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF/SGP) thông qua Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), Hội LHPN tỉnh được giao chủ trì tổ chức triển khai, thực hiện dự án vi mô nhỏ với tên gọi “Dự án Kết nối các nguồn lực trong việc giảm thiểu rác thải đại dương” trên địa bàn huyện Phú Quý, Tuy Phong, thành phố Phan Thiết, giai đoạn 2020 - 2022 với tổng kinh phí tài trợ và đối ứng gồm 3,3 tỷ đồng.
Hội viên phụ nữ đổi rác thải lấy cây xanh tại xã Hàm Hiệp, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận

Sau 1 năm triển khai thực hiện, ban Điều hành dự án tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực và truyền thông như: 03 lớp TOT cho nhóm cán bộ nòng cốt, 13 lớp tập huấn cho hộ gia đình, thành viên tham gia các mô hình, phát hành Bộ tài liệu tuyên truyền với 05 chuyên đề, Videoclip, in ấn cấp phát 3.400 tờ rơi, lắp đặt 09 pano tại các khu dân cư, cấp phát 516 thùng rác các loại; xây dựng 09 mô hình tàu cá và mô hình Tàu du lịch không sử dụng rác thải nhựa, khu dân cư hộ gia đình phân loại rác thải tại nhà, mô hình Kinh tế tuần hoàn tại Trường THPT Ngô Quyền (Phú Quý); mô hình sinh kế hỗ trợ 135 triệu đồng cho 27 phụ nữ tham gia Tổ thu mua ve chai, phế liệu, Tổ tự quản tham gia làm phân compost…, bước đầu các Tổ thu mua hơn 65,52 tấn rác thải các loại (Đồng, nhôm, sắt, nhựa… ) trong đó, nhựa tại chế khoản 17,14 tấn; huyện Phú Quý vận động doanh nghiệp thành lập và vận hành Nhà máy xử lý rác và tái chế rác hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp với công suất 70 tấn/ngày; tổ chức hơn 40 đợt ra quân thu gom rác thải 01 tháng/lần vào ngày thứ 7 hoặc chủ nhật…

Các hoạt động của dự án đã phát huy hiệu quả tại địa phương, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về chống rác thải nhựa, không sử dụng sản phẩm nhựa dùng 01 lần, sử dụng sản phẩm sứ, thủy tinh, inox… hộ gia đình thực hiện phân loại rác thải tại nhà và làm phân compost, phát huy hiệu quả rác thải hữu cơ và nhựa tái chế, nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường, xây dựng và nhân rộng các mô hình/tổ “Đổi chai nhựa lấy cây xanh”, “Tổ phụ nữ phân loại rác tại nguồn”, “Đổi chai nhựa lấy giỏi đia chợ”, “Đổi rác thải tái chế lấy kinh phí hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em nghèo”, để xây dựng môi trường sống “xanh, sạch, hiện đại”.

Ông Võ Đức Thuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong phát biểu tham luận tại hội nghị sơ kết Dự án

Để kết thúc dự án vào tháng 9/2022, Nhóm chuyên và các các địa phương tiếp tục thực hiện các nội dung hoạt động còn lại, gặp gỡ và tuyên truyền đến các chủ tàu cá, ngư dân về ý thức và trách nhiệm trong việc sử dụng sản phẩm nhựa, túi nilong trên tàu khi đi đánh bắt ngoài khơi, thu gom rác thải nhựa vào bờ và xử lý theo quy định; hỗ trợ và hướng dẫn hộ gia đình thực hiện phân loại rác thải, nhân rộng các mô hình…Các cấp cấp Hội thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ và cộng đồng tham gia hưởng ứng thực hiện phòng, chống rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương bằng những hành động thiết thực nhất. Hãy nói không với rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương, chung tay bảo vệ môi trường, phục hồi các hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy lùi dịch bệnh”.

Hà Giang

MÔ HÌNH HAY

Thăm dò ý kiến

Xin ý kiến về chuyên đề an toàn cho phụ nữ và trẻ em năm 2019

  • Chuyên đề thực sự cần thiết
  • Cần tuyên truyền rộng hơn về thực hiện chuyên đề
  • Ý kiến khác
Xem kết quả