-
Hiệu quả của Mô hình “Tổ hợp tác nấu đám tiệc” Phụ nữ phường Chánh Lộ
Qua 04 năm thực hiện, Tổ hợp tác nấu tiệc đã nấu 109 bữa tiệc với 894 bàn tiệc -
Hội LHPN tỉnh Nam Định tăng cường hỗ trợ phụ nữ tham gia hợp tác xã, tổ hợp tác
- Tập huấn kiến thức cho ban quản trị HTX/THT
- Thành lập mô hình “Tổ phụ nữ liên kết phát triển nghề đan cói xuất khẩu” -
“Chia sẻ nỗi đau” với hội viên phụ nữ mắc bệnh hiểm nghèo, khó khăn
Những năm qua, trên địa bàn phường Ngô Mây thuộc TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định có nhiều gia đình hội viên phụ nữ bị mắc bệnh hiểm nghèo, cuộc sống rất khó khăn, bế tắc. Thông qua mô hình “Chia sẻ nỗi đau”, Hội LHPN phường Ngô Mây đã vận động sự giúp đỡ của các hội viên phụ nữ có điều kiện, nhà hảo tâm, các đơn vị, các tổ chức đóng chân trên địa bàn, tổ chức được nhiều hoạt động từ thiện, giúp đỡ các hoàn cảnh chị em khó khăn như xây nhà tình thương, bếp ăn từ thiện, tặng quà cho người nghèo, cấp học bổng cho học sinh và tham gia những chương trình chung tay vì cộng đồng. -
TP.Hồ Chí Minh: Hiệu quả từ mô hình “Gia đình phòng, chống tệ nạn xã hội”
Là một mô hình CLB đặc thù, rất có hiệu quả trong giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và mắc TNXH, góp phần giữ gìn truyền thống văn hóa gia đình, thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”- Đó là đánh giá, nhận xét của cấp ủy, chính quyền, công an và người dân địa phương về hiệu quả của mô hình “Gia đình phòng, chống tệ nạn xã hội” của Hội LHPN đang được triển khai, nhân rộng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. -
Hội LHPN tỉnh Quảng Nam chú trọng phát triển các mô hình hoạt động
- Ra mắt mô hình điểm Câu lạc bộ “Phụ nữ tứ đức”
- Thành lập mô hình “Quầy hàng văn minh thương mại” -
Hoạt động bảo vệ môi trường
- Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh: Ra quân xây dựng Nhà sạch, vườn đẹp
- Hội LHPN tỉnh Hải Dương: Thành lập thêm 7 mô hình “Chi hội Phụ nữ phân loại rác tại hộ gia đình”. -
Nhiều mô hình hiệu quả giúp phụ nữ phát triển kinh tế
Nhiều mô hình tiết kiệm làm theo gương Bác, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững đang được các cấp Hội Phụ nữ chú trọng xây dựng, phát triển. -
Mô hình trồng nấm cho thu nhập ổn định
Mô hình Hợp tác xã trồng nấm Minh Anh cho người lao động thường xuyên thu nhập từ 2,5 - 5 triệu đồng/tháng -
Hòa Bình: Hiệu quả từ mô hình “Hòm tiết kiệm giúp phụ nữ nghèo”
Với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, Hội LHộI LHPN xã Bảo Hiệu (Yên Thủy, Hòa Bình) đã cùng nhau chung tay xây dựng mô hình “Hòm tiết kiệm giúp phụ nữ nghèo”. Mô hình này đang lan tỏa những làn gió mới trong phát triển kinh tế xã hội ở vùng đất chiêm trũng này. -
Nghề kết cườm giúp chị em thêm thu nhập
Sau gần hai tháng hoạt động, mô hình tổ kết cườm nghệ thuật (KCNT) của Hội LHPN Q.Tân Phú (TP.HCM) đã giúp nhiều chị em có việc làm, tăng thu nhập. -
Hội LHPN TP Hà Nội: Mô hình cho nữ lao động nhập cư
Nhân dịp kỷ niệm 86 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, tối ngày 13/10/2016, một chương trình văn nghệ rất đặc biệt đã diễn ra tại ủy ban nhân dân phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. -
Hội LHPN TP Hồ Chí Minh với mô hình Tổ tư vấn tại cộng đồng
Mô hình điểm Tổ tư vấn cộng đồng tại chi hội phụ nữ khu phố, ấp (TTVCĐ) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ra đời từ quý II/2012, mỗi tổ có từ 03 - 07 thành viên cư trú tại địa bàn dân cư là trí thức tình nguyện tham gia vì cộng đồng. Đến 2014, mô hình được nhân rộng tại 322 phường, xã - thị trấn trên địa bàn. Đến cuối tháng 4/2016, toàn Thành phố có 2.031 TTVCĐ thu hút 7.610 thành viên tham gia. trong đó lực lượng trí thức có 1.766. -
Quỹ hỗ trợ phát triển phụ nữ Quảng Bình: Hướng đến mục tiêu bền vững, chuyên nghiệp và phát triển
Thành lập ngày 5-11-2012, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển (HTPNPT) tỉnh Quảng có mục tiêu “Bền vững, chuyên nghiệp và phát triển”. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, mà hướng tới hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống thông qua hoạt động tín dụng- tiết kiệm với những khoản vay nhỏ; hỗ trợ kỹ thuật và liên kết thị trường, đồng thời lồng ghép các hoạt động của Hội vào nội dung sinh hoạt nhóm nhằm nâng cao kiến thức, năng lực cho phụ nữ và cộng đồng, góp phần củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh. -
Phụ nữ hậu phương Trường Sa
Phường Cam Nghĩa, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa có nhiều đơn vị quân đội đóng chân trên địa bàn. Nhiều gia đình hội viên Hội LHPN phường Cam Nghĩa có chồng, con, em là quân nhân công tác chủ yếu tại huyện đảo Trường Sa. -
“Biến rác thành tiền”
Tiến hành phân loại và thu gom rác thải tại nhà bán phế liệu gây quỹ hoạt động cho nhóm; đồng thời góp phần thực hiện tiêu chí 17 về xây dựng nông thôn mới và thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, năm 2012, Hội LHPN tỉnh Sóc Trăng đã chọn xã Tham Đôn và Ngọc Đông (huyện Mỹ Xuyên) làm điểm thực hiện 4 CLB “Phụ nữ biến rác thành tiền. -
Uống cà phê, đọc sách pháp luật
Mô hình Câu lạc bộ “Quán cà phê pháp luật” được hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã, phường, thị trấn triển khai rộng rãi với mục đích tạo điều kiện để hội viên và người dân tiếp cận, tìm hiểu kiến thức pháp luật, từ đó nâng cao ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước trong công việc, cuộc sống. -
Mô hình "Điểm sáng biên giới" của Hội LHPN tỉnh Bình Phước
Bù Đốp và Lộc Ninh là 02 huyện biên giới nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước, tiếp giáp với huyện Keosima (tỉnh Mundulkiri), huyện Mimot (tỉnh Congpongcham) và huyện Sanua (tỉnh Kratie) của Camphuchia với đường biên giới dài 187.6 km trên địa bàn 13 xã. -
Phụ nữ Quảng Bình đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp
Phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ Quảng Bình- vùng đất cách mạng nói riêng, những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ Quảng Trạch và Bố Trạch đã không ngừng đổi mới, nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, góp phần thúc đẩy quá trình bình đẳng, tiến bộ và phát triển của phụ nữ, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh -
Những cách làm sáng tạo của Hội LHPN huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau
Với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, những mô hình của Hội LHPN huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, chăm lo thiết thực cho đời sống của hôi viên, phụ nữ. -
Hội LHPN tỉnh Lạng Sơn: “Cải thiện điều kiện sống cho phụ nữ và trẻ em”
Dự án “Cải thiện điều kiện sống cho phụ nữ và trẻ em” do Tổ chức Terre des Hommes (TDH) – tổ chức phi chính phủ của nước Đức tài trợ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ được hưởng lợi từ các công trình phúc lợi, chị em phụ nữ đã phát huy tốt vai trò của mình, cùng nhau đoàn kết, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc. -
Chi, tổ phụ nữ tiết kiệm tốt, tương trợ tốt, nuôi dạy con tốt
Mô hình “Chi, tổ phụ nữ tiết kiệm tốt, tương trợ tốt, nuôi dạy con tốt” (gọi tắt là mô hình 3 tốt) được triển khai trên địa bàn TP Hải Phòng từ năm 2014 là hoạt động cụ thể hóa triển khai Nghị quyết liên tịch 01 về “Quản lý giáo dục con em không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội” giữa TW Hội LHPN Việt Nam và Bộ Công an, bước đầu khẳng định được hướng đi đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng, đem lại lợi ích thiết thực đối với hội viên, phụ nữ và cộng đồng. -
Bến đỗ bình yên của phụ nữ bị bạo hành
Nhằm kịp thời giúp đỡ nạn nhân bị bạo hành, góp phần giảm bạo lực gia đình tại địa phương, Hội LHPN xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã thành lập mô hình địa chỉ tin cậy, bước đầu mang lại hiệu quảthiết thực, được các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân đánh giá cao. -
Người phụ nữ mạnh dạn phát triển từ nghề may truyền thống sang may xuất khẩu
Chị Trần Thị Miễn ở thôn Hương Sơn, xã Triệu Sơn, tỉnh Quảng Trị 49 tuổi đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề thợ may ở chợ Cạn. Nuôi 3 con ăn học, tạo dựng cuộc sống gia đình cũng chính là nhờ nghề may này, chị còn mạnh dạn mở xưởng, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nữ địa phương…. -
Mô hình Cổ phần Tài chính tự quản giúp phụ nữ dân tộc thiểu số ở Điện Biên phát triển kinh tế
Về bản Hua Ná, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên vào những ngày Tháng Tám lịch sử, đại diện của Hội LHPNVN, Hội LHPN 6 tỉnh Điện Biên, Bắc Kạn, Nam Định, Bắc Ninh, Sơn La, Lai Châu đã có cơ hội tham gia buổi sinh hoạt định kỳ hàng tháng của 26 chị em nhóm Hoa Ban Trắng với mô hình Cổ phần Tài chính tự quản (VSLA) đầy ấn tượng do Tổ chức CARE Quốc tế xây dựng và phát triển thông qua Hội LHPN các cấp. -
Mô hình hoạt động Hội
- Hội LHPN tỉnh Bến Tre với mô hình Tuyến đường ánh sáng an ninh
- Hội LHPN tỉnh Nam Định với mô hình Hội Phụ nữ với phong trào bảo vệ môi trường làng nghề -
Mô hình Câu lạc bộ phụ nữ của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên
Huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên là địa bàn có đa số phụ nữ sống ở nông thôn. Đời sống của chị em nơi đây còn vất vả do ít được tiếp cận thông tin, thành tựu khoa học công nghệ, thiếu vốn, thiếu kinh kiệm trong sản xuất, chăn nuôi, thiếu kỹ năng trong việc sắp xếp cuộc sống gia đình, nuôi dạy con. Đặc biệt, chị em còn tự ti, sống cam chịu khi bị bạo lực gia đình. -
Góp vốn xoay vòng giúp hội viên xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh
“Góp vốn xoay vòng xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh” là mô hình đầu tiên của Hội LHPN tỉnh Hòa Bình được triển khai tại chi hội phụ nữ xóm Cơi, xã Vũ Lâm, huyện Lạc Sơn. Mô hình đã được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ghi nhận, là một trong những cách làm thiết thực của Hội LHPN xã, góp phần nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, cải thiện chất lượng đời sống cho người dân ở địa phương. -
Phụ nữ hướng tới mô hình nông sản sạch
Sản xuất nông sản sạch, tự trồng rau, chăn nuôi để cung cấp thực phẩm cho gia đình, kinh doanh phát triển kinh tế là mô hình hiện được Hội LHPN nhiều cơ sở quan tâm, hướng dẫn hội viên phụ nữ làm. -
Những ngôi nhà trọ văn minh, nghĩa tình
Không chỉ cam kết về giá cả, đảm bảo vệ sinh, an toàn phòng cháy chữa cháy, nhiều khu nhà trọ văn minh - nghĩa tình do hội LHPN Q.Bình Tân, TP. HCM vận động xây dựng những năm qua là chốn yên bình của bao người xa quê. -
Vừa giúp phụ nữ nghèo, vừa góp phần bảo vệ môi trường
Mô hình “Phụ nữ thực hành tiết kiệm bảo vệ môi trường, chung tay giúp phụ nữ - trẻ em nghèo” ở Hội LHPN xã Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang là một mô hình hoạt động rất hiệu quả và có ý nghĩa thiết thực, vừa giúp đỡ phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, vừa góp phần bảo vệ môi trường.