-
Thái Bình: Sức bật mới từ mô hình “Phụ nữ phát triển kinh tế với trồng cây vụ đông”
Từ việc các hộ dân chỉ quen trồng rau màu với diện tích canh tác nhỏ lẻ, chưa có thị trường tiêu thu ổn định nay mô hình “Phụ nữ phát triển kinh tế với trồng cây vụ đông” ở xã Đông Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đã tạo sức bật mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần phát triển kinh tế bền vững cho địa phương. -
Chuyện về người phụ nữ nâng tầm cây sả ở vùng đất nghèo
Chứng kiến người dân vật lộn với cây trồng sả nhưng không mang lại kết quả, bà Nguyễn Thị Bình đã tìm tòi, học hỏi và nâng tầm thứ cây trồng chủ lực ở vùng quê nghèo của tỉnh Hòa Bình từ đó góp phần gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân tộc Mường, Dao. -
Sản xuất tinh dầu sả, tinh dầu tràm đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm
Khởi nghiệp với vốn là con số 0, chị Trần Thị Như Oanh (xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đã mạnh dạn vay 80 triệu đồng để đầu tư 6ha đất, cùng với diện tích 4ha gia đình có, trồng sả trên tổng diện tích 10ha. -
"Tổ phụ nữ mua bán trái thốt nốt" hỗ trợ phụ nữ Khmer phát triển kinh tế
Ngay sau khi thành lập, “Tổ phụ nữ mua bán trái thốt nốt” ở xã An Tức (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã ngày càng phát huy được hiệu quả, góp phần giúp cuộc sống của hội viên, phụ nữ là người Khmer ngày càng tốt hơn. -
Biến rác thành nước rửa chén, tạo thu nhập cho hội viên, phụ nữ
Mô hình khởi nghiệp sản xuất và kinh doanh nước rửa chén sinh học Bình Ngọc (xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) được phát triển từ mô hình "Phụ nữ tái chế chất thải hữu cơ thành nước tẩy rửa sinh học". -
Tạo đột phá cho đặc sản địa phương
“Khoa học công nghệ đã mang lại những lợi thế về giá trị gia tăng một cách đột phá cho sản phẩm của khu vực, tiếp cận được với thị trường ở trong nước, phấn đấu vào hệ thống phân phối hiện đại", ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương), cho biết. -
Phụ nữ người Nùng vươn lên làm giàu nhờ trồng na
Nhờ cây na, những gia đình tại xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đổi đời, biến một vùng đất nghèo khó, hoang sơ thành nơi phát triển, tiến bộ. -
Lào Cai: Hành trình gìn giữ nghề thổ cẩm của người La Chí
Trước nguy cơ mai một nghề dệt truyền thống của người La Chí, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai đã nỗ lực cùng người dân khôi phục và gìn giữ nghề thổ cẩm của đồng bào La Chí, đến nay đã gặt hái những thành quả đáng ngưỡng mộ. -
Quảng Ngãi: Trao yêu thương đến với trẻ em, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn
- 62 trẻ mồ côi được nhận đỡ đầu - Sẻ chia Áo dài “0 đồng” - Cho đi là còn mãi -
Niềm vui lớn từ thùng thiện nguyện nhỏ của phụ nữ xã Nhơn Hải, tỉnh Bình Định
Mô hình “Thùng thiện nguyện” do BCH Hội LHPN xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định xây dựng vào đầu năm 2019 là sự sáng tạo trong việc xây dựng mô hình thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần tạo thêm nguồn thu để làm tốt lĩnh vực an sinh xã hội ở địa bàn. -
Làng văn hóa du lịch giúp phụ nữ dân tộc Jrai thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao vị thế
Mô hình du lịch cộng đồng “Làng Văn hóa du lịch Jrai xã Ia Mơ Nông, Chư Păh, Gia Lai” được chị H’Uyên Niê thành lập mong muốn góp phần bảo vệ tài nguyên bản địa, bảo tồn bản sắc văn hóa. Đồng thời mô hình cũng giúp chị em trong làng thay đổi nếp nghĩ cách làm, tự giác vươn lên làm ăn, nâng cao vị thế khẳng định vai trò của bản thân trong gia đình và ngoài xã hội. -
Quảng Trị: Hiệu quả từ mô hình “Phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình”
Với mục đích tuyên truyền vận động phụ nữ chủ động tham gia bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội cơ sở triển khai, tuyên truyền toàn thể cán bộ hội viên thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường với những việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Trong đó, tập trung vận động cán bộ hội viên tham gia thực hiện tốt mô hình “Phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình”. -
Nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng an toàn cho phụ nữ và trẻ em
- Trà Vinh: Chú trọng giáo dục, chăm sóc, thực hiện an toàn cho trẻ em - An Giang: An Cư ra mắt Tổ Phụ nữ “Tư vấn pháp luật cộng đồng” -
“Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” góp phần xây dựng làng quê đáng sống ở Quảng Trị
Xác định điểm nhấn trong phong trào phụ nữ xây dựng nông thôn mới gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã lựa chọn mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” là mô hình cốt lõi trong triển khai thực hiện. -
Phú Thọ: Xây dựng mô hình phụ nữ khởi nghiệp từ giống lúa nếp khoái đen
Lúa nếp Khoái Đen bông to dài, chất lượng gạo thơm ngon, mềm, dẻo, vị đậm, có hương thơm đặc trưng. Giống nếp này khi chín, vỏ hạt ngả màu cau khô, hơi đen, khi xát ra hạt gạo tròn, trắng đục, có thể nấu xôi, gói bánh chưng, nấu rượu… đem lại thu nhập cao cho người dân. Đây là giống lúa dài ngày, ưa những chân ruộng trũng, nhiều nước, có thể chịu ngập từ 1 đến 2 ngày. -
Giúp bà con có thêm kiến thức về pháp luật và bình đẳng giới
Tuy mới đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng các tổ truyền thông cộng đồng (TTCĐ) ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng được các hình thức tuyên truyền đa dạng, phù hợp với từng nội dung, đối tượng người dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về bình đẳng giới (BĐG), giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ (PN) và trẻ em (TE). -
Đồng hành với phụ nữ và trẻ em bị bạo hành
Sau 2 năm hoạt động, CLB tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực sự là chỗ dựa của phụ nữ, trẻ em bị bạo hành, xâm hại trên địa bàn. CLB luôn có mặt kịp thời để bảo vệ quyền lợi cũng như động viên, khích lệ tinh thần dám đứng lên đòi quyền lợi của các nạn nhân. -
Kiên Giang: Một số kết quả từ hai mô hình điểm "Gia đình 5 có, 3 sạch" và "Dịch vụ nấu ăn"
Qua 1 năm triển khai thực hiện, hai mô hình điểm xây dựng “Gia đình 5 có, 3 sạch” và “Dịch vụ nấu ăn” tại xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. -
Phát huy giá trị của cây sâm nam núi Dành - niềm tự hào của người dân Bắc Giang
Theo chồng về quê hương Liên Chung (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang), chị Nguyễn Thị Kim Dung đã dành trọn tình yêu dành cho nơi này. -
Hợp tác xã thổ cẩm Tả Phìn đem việc làm đến cho chị em phụ nữ
Hợp tác xã thổ cẩm Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) được thành lập từ hàng chục năm về trước, cho đến nay vẫn duy trì phát triển bền vững. Nhờ đó, đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng trăm chị em phụ nữ ở địa phương. Phóng viên Báo PNVN đã có cuộc trao đổi với bà Lý Mẩy Pham xoay quanh vấn đề này. -
Người phụ nữ ở ấp đảo khởi nghiệp từ hạt muối biển
Với mong muốn tạo ra sản phẩm là quà tặng cho du khách du lịch khi đến với ấp đảo Thiềng Liềng (huyện Cần Giờ, TPHCM), chị Nguyễn Thị Bạch Tuyết đã tìm tòi và cho ra mắt sản phẩm muối biển thảo dược. -
Hội LHPN tỉnh Ninh Bình: Xây dựng được trên 700 mô hình dân vận khéo
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Kết luận số 43-KL/TW ngày 7/1/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25 về "Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới", các cấp Hội LHPN tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết. -
Quảng Trị: Tổ hợp tác Ba Tầng tạo việc làm cho phụ nữ Bru - Vân Kiều
Được hỗ trợ đầu tư và thành lập tổ hợp tác đã giúp hàng chục phụ nữ DTTS ở vùng biên Quảng Trị có sinh kế mới từ sản phẩm măng rừng - một sản phẩm sạch đang được thị trường ưa chuộng. -
Mô hình “Phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng men vi bản địa IMO” tại Hải Dương
Mô hình “Phân loại và xử lý rác thải hữu cơ bằng men vi bản địa IMO” tại phường Tân Dân, thành phố Chí Linh và xã Thượng Quận, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là hai mô hình xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn bước đầu có hiệu quả. -
Kinh tế tập thể tạo sinh kế cho phụ nữ miền núi A Lưới
Những mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã đã giúp hàng ngàn phụ nữ người Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu ở vùng đại ngàn Trường Sơn thuộc huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) có thu nhập ổn định và giữ được văn hóa -
Phụ nữ Hương Thuỷ làm chủ kinh tế
Những tổ liên kết hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, khởi nghiệp được thành lập và duy trì có hiệu quả, nguồn vốn vay ưu đãi kịp thời đến tay người có nhu cầu… góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho hội viên Hội HLHPN thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế khởi nghiệp và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ. -
Bắc Giang: Nhiều mô hình hay thu hút phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội
Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, Hội LHPN các cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có sáng kiến, mô hình hay thu hút, tập hợp phụ nữ tham gia sinh hoạt Hội. -
TP. HCM: Thêm một hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý được thành lập
Định hướng đến năm 2030, Hợp tác xã Tâm Vĩnh Phát sẽ phát triển khoảng 500 cơ sở spa mini, tạo việc làm cho 1.000 lao động. -
Bắc Ninh: Hiệu quả từ mô hình “3 có, 3 biết” ở phường Khúc Xuyên
Thực hiện khâu đột phá “Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh” nhiệm kỳ 2022-2027 và Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội LHPN các cấp thành phố, trọng tâm là địa bàn dân cư, giai đoạn 2021-2025”, mô hình “3 có, 3 biết” đã được triển khai tại phường Khúc Xuyên (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) bước đầu đạt hiệu quả tích cực. -
Khi phụ nữ làm nghề ve chai được mặc đồng phục
Ở phường An Đông (TP. Huế) có một tổ tự quản nghề ve chai do dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) hỗ trợ.