-
Khi phụ nữ chọn nghề của nam giới
Chạy xe ôm, kéo hàng thuê, làm thợ mộc…, ít ai nghĩ rằng, những công việc đó lại được nhiều chị em chọn làm nghề mưu sinh chính. Như nhiều phụ nữ khác, các chị cũng mong nhận được hoa hồng ngày 8-3, nhưng có việc làm thường xuyên là điều họ muốn nhất… -
Ước nguyện "Hoa khuyết"
Cách đây ba năm, những phụ nữ khuyết tật ở xã Hưng Chính, Hưng Nguyên, Nghệ An đã đón nhận món quà 8/3 đầy ý nghĩa. Đó là lớp học nghề làm hoa lụa và sau đó thành lập tổ làm hoa lụa của nữ khuyết tật xã. Nhờ tổ làm hoa mà cuộc đời những chị em đã sang trang mới, bớt đi mặc cảm, tự tin trang trải cuộc sống. Thế nhưng, dưới sức ép tiêu thụ, những bông hoa nở trên đôi tay người khuyết tật đã không "tươi" được lâu. -
Vai trò của phụ nữ trong cơ quan dân cử: Còn nhiều thách thức
Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIII là 24,4%, cho thấy sự sụt giảm đáng kể, thấp nhất trong bốn nhiệm kỳ gần đây. Điều này cho thấy, vai trò của phụ nữ trong tham gia lĩnh vực chính trị nói chung và trong cơ quan dân cử nói riêng đang gặp nhiều thách thức. -
"Tại sao đàn ông kéo dài đến tuổi 60, phụ nữ lại phải dừng ở 55?"
Đây là ý kiến của Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội tại buổi tọa đàm về đẩy mạnh truyền thông nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các cơ quan dân cử tổ chức sáng 25/2. -
50 tuổi: Nữ sắp hưu, nam vẫn phát triển
GS Lê Thị Quý chia sẻ những rào cản cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội đối với sự phát triển của phụ nữ. Bà tin rằng, nếu được tạo điều kiện và cơ hội tương đương nam giới, phụ nữ sẽ phát huy được khả năng của mình. -
TPP tác động đến phụ nữ trên mọi lĩnh vực
Đối với phụ nữ Việt Nam, quá trình tham gia hội nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới) và bây giờ là tham gia TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương) và AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN), tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng như đặt ra nhiều thách thức mới. -
Vai trò của Hội LHPN Việt Nam trong hỗ trợ, thúc đẩy hội nhập
Trong những vấn đề mà hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra đối với phụ nữ Việt Nam, tôi muốn nhấn mạnh một số nội dung Hội LHPN Việt Nam cần lưu ý. -
“Ruy băng trắng” ngăn chặn bạo lực giới
Trên cơ sở tầm nhìn “Tất cả phụ nữ sống an toàn, thoát khỏi các hình thức bạo lực của nam giới”. Diễn đàn “Ruy băng trắng” bắt nguồn từ nước Úc năm 2003 là một hoạt động của Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UNIFEM, hiện nay là Cơ quan phụ nữ của Liên hợp quốc - UN Women). Từ năm 2007, diễn đàn này trở thành “Chiến dịch Ruy băng trắng” trên toàn cầu. Chiến dịch đã gắn kết một cách tích cực các nam giới tham gia vận động chính sách để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. -
“Cô gái dân tộc” Lê Thị Dần vẫn nặng gánh lo âu dù có 100 triệu đồng
Sau khi đoạt ngôi Quán quân chương trình Thách thức danh hài với giải thưởng 100 triệu đồng, “cô gái dân tộc” Lê Thị Dần đã quay về đời sống thường nhật với nỗi lo cơm áo gạo tiền. Chị tâm sự, dù số tiền thưởng đã cầm trong tay nhưng vẫn chưa dám tiêu gì, đến việc mua chiếc ti vi như dự định ban đầu lúc tham dự cuộc thi cũng chưa thực hiện được. -
Biến đau thương thành kinh nghiệm hữu ích
Bukola Oriola từng là phóng viên phụ trách giáo dục của Báo Thế hệ mới ở Lagos (Nigeria). Năm 2005, trong một lần đi dự hội nghị ở Mỹ, cô đoàn tụ với chồng là người Mỹ. Ban đầu,mọi chuyện khá thuận lợi nhưng sau khi sinh con thì thái độ của chồng dành cho cô bỗng thay đổi hẳn. -
Phụ nữ cần làm gì để không “trắng tay” sau ly hôn?
Mặc dù pháp luật đã quy định rõ về phân chia tài sản sau ly hôn nhưng không ít phụ nữ vẫn “tay trắng” sau chia tay, dù trước đó họ có nhiều đóng góp công sức, tiền bạc vào khối tài sản chung của vợ chồng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu, chị em cần làm gì để không “trắng tay” sau ly hôn? -
Tại sao phụ nữ thường im lặng trước bạo lực gia đình?
Việc phụ nữ im lặng trước bạo lực gia đình (BLGĐ) có liên quan gì đến các hoạt động can thiệp hình sự khi xử lý vụ việc BLGĐ? Tại sao Luật phòng, chống BLGĐ vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống? TS.Lê Hữu Anh, Phó trưởng Khoa Cảnh sát điều tra, Học viện cảnh sát nhân dân và TS.Tạ Thị Minh Lý, Chủ tịch Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo VN, cùng phân tích vấn đề này. -
Nỗi ám ảnh của nữ công nhân
Con đường dẫn vào ngôi làng nhỏ của xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nhập nhoạng tối. Ánh đèn cao áp lắp không đều nên Nguyễn Thị Oanh (SN 1997), quê ở Phú Thọ, bước thấp bước cao mua thức ăn ở chợ tạm gần gốc cây si của làng về nấu bữa tối. -
Nguy hiểm rình rập ở nhà trẻ tự phát
Chỉ trong vòng nửa tháng, hai vụ tai nạn xảy ra tại các điểm giữ trẻ không phép tại TP. Đà Nẵng đã khiến một trẻ tử vong, một trẻ nhập viện. -
Lời ru buồn sau “cổng Trời”
Trong những năm qua, nhờ nỗ lực truyền thông, sự vào cuộc của các ban, ngành nên đa số các trường hợp kết hôn tại vùng miền núi ở Thanh Hóa đã được thực hiện theo Luật Hôn nhân và Gia đình. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn vẫn còn diễn ra… -
Không cần ưu tiên, phụ nữ cần được đánh giá đúng
Đó là là quan điểm của bà Trần Thị Yến - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về bình đẳng giới, nhất là định kiến giới đối với phụ nữ làm lãnh đạo được chia sẻ trên Báo Gia đình & XH số ra ngày 16/12/2015. -
“Cánh tay nối dài” của ngành y tế khó vươn xa
Cô đỡ thôn, bản được xem là “cánh tay nối dài” của ngành y tế nhưng không ít người phải bỏ nghề. Thực tế ấy đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, giảm tỉ lệ tử vong mẹ và trẻ em ở những địa phương khó khăn. -
Bạn không đơn độc
Cuộc tọa đàm hành động để xóa bỏ bạo lực tình dục đối với phụ nữ do Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. HCM cùng Tổng lãnh sự quán Canada và Trung tâm nghên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tổ chức chiều 30/11 vừa qua đã cho thấy nhiều nạn nhân không còn im lặng trước bạo lực. -
Bình đẳng bao nhiêu là đủ: Để bình đẳng phải xóa sổ hy sinh?
Nếu gạt bỏ hy sinh thì liệu có ích kỷ? Không hy sinh cho nhau thì còn gì là chất keo tương tác trong các mối quan hệ? -
Nhiều phụ nữ di cư “đứng ngoài” hệ thống an sinh xã hội
Nước ta có hệ thống an sinh xã hội bao gồm các trụ cột như: Hệ thống Bảo hiểm xã hội (hưu trí, bảo hiểm y tế, chế độ trợ cấp, bảo hiểm xã hội ngắn hạn); Hệ thống trợ giúp xã hội (trợ cấp xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ nhóm yếu thế…); Hệ thống trợ cấp xã hội chung (trợ cấp gia đình, dịch vụ y tế cộng đồng, trợ cấp người cao tuổi…). Trên thực tế, nhiều phụ nữ ly hương phải chịu thiệt thòi, chấp nhận bị “bỏ rơi’ bên ngoài hệ thống an sinh này. Chỉ cần có biến động như có thành viên trong gia đình bị ốm đau thì cũng đủ khiến họ thêm khổ sở với cái nghèo... -
Tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội cho phụ nữ khuyết tật
Mặc dù Việt Nam có không ít chính sách hỗ trợ người khuyết tật (NKT) nhưng tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với NKT vẫn diễn ra. Với phụ nữ khuyết tật, sự phân biệt đối xử là một gánh nặng kép… -
Cần môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái
Từ năm 2006, Liên hợp quốc phát động chiến dịch kêu gọi toàn thế giới chung tay chấm dứt tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Các vụ tiến công bạo lực phụ nữ và trẻ em gái diễn ra khắp nơi trên thế giới, hầu hết đều liên quan đến bạo lực tình dục như cưỡng hiếp, quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục, cưỡng ép kết hôn. Trên toàn cầu, cứ ba phụ nữ thì có một người bị bạo lực về thể xác hoặc tình dục. -
Định kiến giới và thói quen đổ lỗi cho nạn nhân
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ 63 tỉnh/thành của Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong giai đoạn 2008-2015 cả nước đã xảy ra 258.213 vụ BLGĐ, riêng 6 tháng đầu năm 2015 đã là 13.204 vụ. Trên 70% nạn nhân là phụ nữ. -
Làm sao để xác định “lỗi” và công sức đóng góp?
Nếu như Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định tài sản khi ly hôn được phân chia mỗi bên một nửa thì quy định mới tại Luật Hôn nhân và Gia đình (sửa đổi) 2014 có thêm nội dung có thể dẫn tới việc tài sản phân chia “không đồng đều” giữa hai bên. Có thể hiểu về những quy định mới này như thế nào? Sẽ được áp dụng ra sao trong thực tế? -
Chưa thể hiện rõ việc lồng ghép giới trong dự thảo Luật Tiếp cận thông tin
Chiều 11/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Tiếp cận thông tin và Ủy ban pháp luật của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án luật này. Nhiều đại biểu cho rằng, vấn đề lồng ghép giới, các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong dự thảo Luật chưa được thể hiện rõ. -
Thách thức với doanh nghiệp nữ Việt Nam trước thềm AEC
Việt nam là nước có số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (sau Philippines), có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đất nước. Vậy, cho đến giờ, họ đã và đang làm những gì trước thềm Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)? -
Bản lĩnh là chính mình
Hình ảnh người phụ nữ hiện đại qua góc nhìn của 3 cây bút nam có điểm chung: bản lĩnh và tự tin làm chủ cuộc sống. -
Chính sách mới đối với lao động nữ: Tiến bộ nhưng…
Nghị định 85/2015/NĐ-CP ngày 01/10/2015 vừa được Chính phủ ban hành, quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ. Theo đó, lao động nữ được hưởng một số quyền lợi khi mang thai và nuôi con nhỏ. Người có trách nhiệm thực hiện là chủ sử dụng lao động. -
Phụ nữ đừng mãi ở “Hậu Phương”
Đó là chia sẻ của TS. Khuất Thu Hồng – Viện trưởng viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội được đăng tải trên báo Hải Quan phát hành ngày 18/10/2015 vừa qua. -
Bất bình đẳng giới, chị em có lỗi không?
Một vấn đề thực tế ở nước ta hiện nay là tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Nhưng lỗi có hoàn toàn thuộc về phái mạnh, hay chính phái nữ -
Phụ nữ “giữ”… bạo lực gia đình?
Không ít trường hợp phụ nữ hiểu rõ hành động bạo hành vợ con của chồng là vi phạm pháp luật nhưng không dám lên tiếng vì nếu công khai thì gia đình sẽ đổ vỡ.
Vì cho rằng đàn ông là thủ phạm gây nên bạo lực gia đình (BLGĐ), còn phụ nữ là nạn nhân nên công tác tuyên truyền phòng chống bạo lực lâu nay của chúng ta chỉ tập trung vào nam giới. Nhưng một trong những nguyên nhân khiến BLGĐ tồn tại xuất phát từ việc “giữ” bạo lực của phụ nữ. -
Những phụ nữ "vác tù và hàng tổng"
Đó là những cán bộ chi, tổ Hội phụ nữ ở cơ sở dù không được hưởng lương hay bất kỳ một chế độ đãi ngộ nào từ ngân sách Nhà nước nhưng vẫn làm việc tận tâm, góp phần chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ ở địa phương. -
Lựa chọn giới tính trước sinh - hậu quả, nguyên nhân và giải pháp hạn chế
Lựa chọn giới tính trước sinh đã đang và sẽ gây hậu quả khó lường về nhiều mặt cho xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân và hướng khắc phục tình trạng này như thế nào? -
Quyền tham gia của trẻ em - phụ thuộc vào người lớn
Quyền tham gia của trẻ em là một trong 4 nhóm quyền quan trọng được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em được Đại hội đồng LHQ thông qua vào năm 1989. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước này. Tuy nhiên, từ thực trạng về quyền tham gia của trẻ em ở nước ta cũng như ý kiến của các chuyên gia cho thấy, vấn đề này vẫn đang còn nhiều bất cập. -
Công bố khảo sát về điều kiện sống của lao động nữ di cư
Kết quả khảo sát tại các DN ở Bắc Ninh, Đồng Nai và TP.HCM cho thấy thu nhập bình quân của lao động nữ trong các DN FDI ở mức trên dưới 5.000.000 đồng/người/tháng. Nguồn thu nhập chủ yếu từ tiền lương, làm thêm giờ, phụ cấp, tiền thưởng… -
Gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN: Lãng phí nhân lực sau xuất khẩu lao động?
Một trong số những mục tiêu hàng đầu của hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) là đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thế nhưng, đây lại là mục tiêu kém hiệu quả nhất, khi phần lớn lao động Việt Nam từ nước ngoài trở về hoặc không chấp nhận làm những công việc “xa lạ”, hoặc lâm cảnh thất nghiệp dài dài… -
Thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN: Để người lao động Việt Nam không bị “hụt hơi”
Cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập sẽ tạo ra bước ngoặt lớn cho nền kinh tế Đông Nam Á. Trong đó, lĩnh vực lao động, việc làm càng trở nên sôi động, song cũng có không ít khó khăn, thách thức mà lao động Việt Nam phải chống chọi. Tuy vậy, đến giờ nhiều lao động vẫn thiếu thông tin về AEC. -
Phim truyền hình với góc nhìn phiến diện về phụ nữ nhiều “sạn giới”
Có một điều đáng ngạc nhiên là ngay cả một nhà biên kịch nổi tiếng với nhiều tác phẩm phim truyền hình được dư luận quan tâm nhưng khi PV hỏi về vấn đề “sạn giới” và định kiến giới trong phim truyền hình, nhà biên kịch phim này đã trả lời bằng một câu hỏi: “Sạn giới là gì? Tôi không biết từ này”! -
Phim truyền hình với góc nhìn phụ nữ: “Dị ứng” với “Sóng ngầm”
Gần đây, nhiều bộ phim truyền hình dài tập được phát sóng vào khung “giờ vàng” trên Đài Truyền hình Việt Nam có những nhân vật nữ được khắc họa phiến diện, một chiều, nặng định kiến giới đã làm méo mó hình ảnh người phụ nữ nói chung, cán bộ Hội LHPN nói riêng, gây phản ứng, bất bình trong khán giả, phần nào ảnh hưởng tới việc triển khai thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. -
'Hiếp dâm' vợ có vô tội?
Hiện nhiều người vẫn nghĩ rằng việc xâm hại tình dục trong hôn nhân là vấn đề của bạo lực gia đình chứ không phải tội phạm hình sự. Đây chính là “khoảng trống” của pháp luật và là một trong những nguyên nhân làm cho các vụ bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng ngày càng nhiều hơn. -
Chủ tịch VCCI: “Phụ nữ là tài nguyên... chưa được khai thác nhiều”
"Nhiều dự báo đã chỉ ra trong nền kinh tế tương lai phụ nữ sẽ vươn lên làm chủ", Đó là ý kiến của Chủ tịch Phòng Công nghiệp và thương mại (VCCI) Vũ Tiến Lộc trao đổi với BizLIVE được đăng tải trên baomoi.com ngày 8/3 vừa qua. -
Bất bình đẳng giới, chị em có lỗi không?
Một vấn đề thực tế ở nước ta hiện nay là tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Nhưng lỗi có hoàn toàn thuộc về phái mạnh, hay chính phái nữ đã tạo cơ hội cho sự bất bình đẳng giới này? -
Bất bình đẳng ngay từ họ và tên
Ở các nước phương Tây, trong một thời gian dài, sau khi kết hôn, đa số người vợ sẽ bị “mất” họ của mình và thay vào đó sẽ mang họ chồng, dù muốn dù không. -
Phụ nữ cứu tinh của các nền kinh tế
“Khả năng phát triển kinh tế lớn nhất trên thế giới không phải là Trung Quốc hay Ấn Độ mà là phụ nữ” đó là nhận định khá bất ngờ của Liên hợp quốc. Cách đánh giá này đã nhận được sự đồng tình của phần lớn các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái kéo dài, vai trò “cứu tinh” của phụ nữ càng thể hiện rõ. -
Bức tranh nữ quyền nhìn từ bản đồ phụ nữ tham chính
Ở khắp nơi trên thế giới, phong trào nữ quyền đang diễn ra mạnh mẽ, kể cả những khu vực nổi tiếng bảo thủ như Trung Đông hay nghèo đói như châu Phi. Phụ nữ đã và đang chứng minh rằng họ có thể điều hành tốt chính phủ, gánh vác trách nhiệm về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc gia. -
Định kiến giới cản trở hạnh phúc của phụ nữ khuyết tật?
Phụ nữ khuyết tật đang phải chịu 3 lần phân biệt đối xử: Bị phân biệt đối xử vì họ là phụ nữ, bị phân biệt đối xử vì họ bị khuyết tật và bị phân biệt vì họ là phụ nữ khuyết tật! -
Người phụ nữ "gàn dở" viết đơn xin hiến xác cho y học
Thời gian đầu, khi nghe tin bà Nguyễn Thị Khôi (SN 1961), trú ở xóm Hồng Lĩnh, xã Nhân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) viết đơn xin hiến xác cho y học sau khi qua đời ai cũng ngạc nhiên và cho bà là “gàn dở”, “không bình thường”… Nhưng mặc kệ mọi người ngăn cản, bà vẫn tâm niệm cái chết của mình sẽ không vô ích. -
Sự kiện – Bình luận: Chạnh lòng cô dâu Việt
Chỉ trong vài ngày đã có liên tiếp những sự kiện không hay liên quan đến cô dâu Việt khiến không ít người Việt Nam phải xót xa. -
Tình hình phụ nữ tự tử hại theo con nhỏ, vấn đề cần suy nghĩ
Trong thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ mẹ tử tự và ép con cùng chết. Họ ép con cùng uống thuốc trừ sâu, dùng dao đâm chết con, ôm con nhảy xuống sông, hay cùng con nhảy lầu tự tử… Những vụ việc này đã trở thành vấn đề nổi cộm, gây tâm lý hoang mang, sự nhức nhối trong toàn xã hội và cộng đồng. -
Diễn đàn hội viên: Góp ý xây dựng Hội Phụ nữ vững mạnh
Từ ngày 18/9, nhiều cơ sở Hội đồng loạt tổ chức diễn đàn hội viên (HV) với các chủ đề xoay quanh việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động Hội. Nhiều ý kiến hay, thiết thực đã được đưa ra tại các diễn đàn.
Video
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.