-
Nam Định: Nâng cao chất lượng sống cùng mô hình “Khuôn viên gia đình nông thôn mới kiểu mẫu”
Với mục tiêu góp phần cùng các cấp các ngành xây dựng nông thôn mới bền vững và phát triển, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu gắn với 8 tiêu chí của Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, mô hình “Khuôn viên gia đình kiểu mẫu” đã được Hội LHPN huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định triển khai vào năm 2019. -
Thừa Thiên Huế: Phụ nữ Nam Đông tham gia xây dựng nông thôn mới
Gia đình chị Hồ Thị Mường, chi hội thôn Đa Phú, xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế được công nhận là gia đình “5 không, 3 sạch ”. Nhà chị rất ngăn nắp, thoáng đãng, sạch sẽ lại còn trồng được 1 con đường hoa dài hơn 50m, góp phần mang lại cảnh đẹp cho làng xóm. -
Kon Tum: Phụ nữ DTTS ở Đăk Glei với mô hình trồng sâm dây
Từ khi “Tổ hợp tác phụ nữ DTTS trồng sâm dây” tại 2 xã Ngọc Linh và Mường Hoong do Hội LHPN tỉnh phối hợp cùng Hội LHPN huyện Đăk Glei thành lập đi vào hoạt động, đến nay, nhiều chị em hội viên, phụ nữ đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để trồng và mở rộng diện tích vườn sâm dây của gia đình. -
Nam Định: Câu lạc bộ “Gia đình phụ nữ công giáo gương mẫu” ở thôn Bùi Chu
Nhằm tạo tính gắn kết tình làng nghĩa xóm và phát huy tích cực vai trò của chị em phụ nữ Công giáo trong xây dựng gia đình hạnh phúc, sống tốt đời đẹp đạo, phát triển kinh tế gia đình, Hội LHPN xã Xuân Ngọc (Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định) đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) “Gia đình phụ nữ công giáo gương mẫu”. -
Thanh Hóa: Hội LHPN Thọ Xuân tích cực góp phần nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế
Với mục tiêu nâng tỷ lệ hội viên phụ nữ nói riêng, người dân nói chung tham gia mua BHYT, chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện hiệu quả mô hình 'Tổ, nhóm phụ nữ tiết kiệm giúp nhau mua thẻ BHYT”. Sau hơn 1 năm triển khai, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực và được nhân rộng trên phạm vi toàn huyện. -
Thừa Thiên Huế: Khởi nghiệp với mô hình nuôi cá mú
Xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế là một xã miền núi, bãi ngang đặc biệt khó khăn, mật độ dân cư thưa thớt sống rải rác trên tuyến đường Quốc lộ 49B. Ở đây, ngư nghiệp là một thế mạnh của địa phương, nhiều hộ phát triển kinh tế nhờ nghề ngư, trong đó có gia đình chị Huỳnh Thị Kim Ánh thôn Hòa An. -
Khánh Hòa: Câu lạc bộ “Phụ nữ phòng, chống bạo lực gia đình”
Câu lạc bộ “Phụ nữ phòng, chống bạo lực gia đình” (CLB) được thành lập ở xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa từ năm 2016 với 33 thành viên tham gia. 3 năm qua, hoạt động của CLB đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp các thành viên trong CLB nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng chăm sóc gia đình, nuôi dạy con tốt; tự tin, mạnh dạn khẳng định vai trò vị trí của mình trong gia đình và xã hội. -
Nhân rộng mô hình “xanh, sạch, đẹp” trong các cấp hội phụ nữ Phong Điền
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phong Điền vừa tổ chức ra mắt mô hình xanh, sạch, đẹp và phát động phong trào Sử dụng giỏ nhựa đi chợ, hạn chế túi ni lông và sản phẩm nhựa một lần" tại thôn Công Thành, xã Phong Sơn. -
Lào Cai: Những đổi thay tích cực từ mô hình cổng trường ATGT
Một buổi tan trường của các em học sinh Trường tiểu học thị trấn Bắc Hà (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai), các bậc phụ huynh đã xếp xe ngay ngắn, thẳng hàng lối trước hai bên cổng trường để đón trẻ, cảnh chen lấn và nguy cơ mất an toàn giao thông vào giờ cao điểm đã hạn chế đến mức thấp nhất, nhờ ý thức, trách nhiệm của phụ huynh được nâng lên rõ rệt sau khi triển khai mô hình cổng trường ATGT “mẫu”. -
Quảng Trị: Phụ nữ xã Mò Ó giúp nhau thoát nghèo từ mô hình nuôi dê
Nhận thấy nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với khí hậu, địa hình nên từ năm 2014, Hội Phụ nữ xã Mò Ó, huyện Đakrông phối hợp với tổ chức Plan hỗ trợ các hội viên, phụ nữ con giống để nuôi dê theo phương thức quay vòng. Nhờ nuôi dê mà nhiều gia đình hội viên, phụ nữ dần thoát nghèo, có của ăn của để…