• “Tổ Tư vấn cộng đồng tại chi hội” – Nơi chị em được trải lòng

    TP.Hồ Chí Minh hiện có 2.040 chi hội phụ nữ tại khu phố, ấp thuộc 322 phường, xã của 24 quận, huyện, thu hút gần 964 ngàn hội viên tham gia sinh hoạt, trong đó, một bộ phận phụ nữ là người cao tuổi, nông thôn, khuyết tật, đơn thân, dân tộc, công nhân… ít có điều kiện tiếp cận và hiểu biết pháp luật để có thể tự bảo vệ mình. Từ thực tế này, Ban Thường vụ Hội LHPN TP.Hồ Chí Minh quyết định chỉ đạo các cấp Hội thành lập “Tổ Tư vấn cộng đồng tại chi hội”.
  • Phát triển sản xuất theo hướng mô hình tổ liên kết và hợp tác sản xuất cho hội viên, phụ nữ

    Liên kết sản xuất theo hướng mô hình tổ liên kết, hợp tác xã là cách làm của Hội LHPN nhiều tỉnh thành đã mang lại nhiều lợi ích cho hội viên, phụ nữ như: giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị đầu ra, tạo sự ổn định trong tiêu thụ sản phẩm cũng như tăng cường sự đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào chăn nuôi, sản xuất, có môi trường tốt để cùng nhau phát triển kinh tế, làm giàu hiệu quả.
  • Các mô hình phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường

    “Hạn chế xả rác trên sông Kiến Giang”, “Phụ nữ với phong trào bảo vệ môi trường làng nghề” là các mô hình của Hội LHPN tỉnh Quảng Bình và Nam Định nhằm phát huy vai trò của phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường, thực hiện “3 sạch” và xây dựng nông thôn mới.
  • Đa dạng hóa mô hình thu hút phụ nữ tham gia tổ chức Hội

    Câu lạc bộ Nữ tín đồ Phật tử, Nữ cán bộ công chức, viên chức là những mô hình của Hội LHPN tỉnh Nam Định và tỉnh Bình Định nhằm đa dạng hóa loại hình sinh hoạt, góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Thu hút phụ nữ tham gia tổ chức Hội trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc XI.
  • Hội LHPN xã Tân Hòa Thành với mô hình câu lạc bộ “Ông bà chăm sóc cháu”

    Được thành lập và ra mắt vào tháng 8/2012, CLB “Ông bà chăm sóc cháu” của Hội LHPN xã Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đã đi vào hoạt động và đạt kết quả đáng phấn khởi. Với 30 thành viên, CLB tổ chức sinh hoạt ba tháng một lần, đã thu hút nhiều ông bà đang chăm sóc cháu dưới 5 tuổi tự nguyện tham gia; đến sinh hoạt các thành viên được Ban chủ nhiệm CLB truyền thông những kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho trẻ như: Nuôi con bằng sữa mẹ, thức ăn dậm cho trẻ thế nào là tốt, cách cai sữa mẹ cho trẻ, xử lý và chăm sóc khi trẻ bị bệnh, phòng chống các bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ, các món ăn dinh dưỡng hợp vệ sinh…
  • Đánh giá mô hình thực hiện Cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch vùng dân tộc – thiểu sô

    Hội thảo Đánh giá mô hình phụ nữ dân tộc thiểu số thực hiện Cuộc vận động Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch gắn với xây dựng nông thôn mới do Ban Dân tộc – Tôn giáo TW Hội phối hợp với Hội LHPN tỉnh Ninh Thuận tổ chức tại tỉnh Ninh Thuận. Tham gia hội thảo có trên 30 đại biểu gồm đại diện các ban, ngành trong tỉnh (Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông Dân, Sở Giáo Dục, Ban Dân tộc, Ban Tôn giáo, Sở Văn hóa…) và lãnh đạo hội phụ nữ các huyện, xã có đông dân tộc Chăm, Raglai.
  • Những thay đổi tích cực từ mô hình câu lạc bộ Nuôi dạy con tốt ở Long An

    Xã An Ninh Đông, An Ninh Tây (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) là hai xã điểm triển khai Đề án Giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt của Hội LHPN Việt Nam. Sau hơn 3 năm triển khai đề án đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần thay đổi cách nghĩ và cách làm của người dân nông thôn nơi đây không chỉ trong việc nuôi dạy con, mà còn cả trong vấn đề hướng nghiệp, định hướng tương lai cho con mình.
  • Phụ nữ Mông với mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống và tăng thu nhập

    Sản phẩm thổ cẩm của hội viên phụ nữ (Bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) đang được quảng bá rộng rãi cho khách hàng trong và ngoài nước. Mô hình này vừa góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn, vừa giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông nơi đây.
  • Hội Phụ nữ xã Vĩnh Thái: Tạo việc làm cho hội viên

    4 năm qua, với mô hình đan túi xách mỹ nghệ, Hội Phụ nữ xã Vĩnh Thái (TP. Nha Trang) đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hội viên, phụ nữ.
  • Phụ nữ Đăk Tăng không còn sinh con thứ 3

    Ngay từ những ngày đầu thành lập (5.2012), mô hình phụ nữ không sinh con thứ 3 của Chi hội Phụ nữ thôn Đăk Tăng (Ngọc Tụ, Đăk Tô, Kon Tum) thu hút trên 50% số chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ tham gia. Đến nay con số đăng ký vẫn ngày một tăng lên...
  • Tin hoạt động Hội

    Hội HLPN Gia Lai thành lập Câu lạc bộ “Gia đình không có người tham gia các đạo lạ”
  • Mô hình chi hội phụ nữ tiêu biểu ở Đà Nẵng

    Chỉ sau bốn năm, mô hình "Giải thưởng Chi hội phụ nữ tiêu biểu" đã trở thành động lực thi đua mạnh mẽ của mỗi chi hội và hội viên phụ nữ Đà Nẵng.
  • Tây Ninh: thành lập nhiều mô hình kinh tế - xã hội

    Tổ phụ nữ hợp tác sản xuất, tổ phụ nữ may gia công, nhóm phụ nữ phát huy truyền thống dân tộc... là một trong các mô hìnhh thu hút, hỗ trợ hội viên của các cấp Hội LHPN tỉnh Tây Ninh quý 2 vừa qua
  • Một số kinh nghiệm từ mô hình tập hợp phụ nữ tôn giáo của Hội LHPN tỉnh Hà Nam.

    Hà Nam có hơn 100.000 người dân theo đạo Phật, trong đó có trên 90% là phụ nữ. Toàn tỉnh có gần 600 ngôi chùa, có khoảng 400 tăng, ni, trong đó ni sư chiếm trên 90%. Những năm qua, lực lượng nữ chức sắc và nữ tín đồ phật tử đã có những đóng góp quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng chương trình nông thôn mới ở từng địa phương. Nhiều nữ chức sắc đã tham gia tích cực phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội Phụ nữ tại địa bàn khu dân cư, sống “tốt đời, đẹp đạo”, có uy tín với hội viên, phụ nữ cao tuổi.
  • Tổ phụ nữ bảo vệ nữ quyền

    Năm 2011, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TX.Long Khánh đã thành lập Tổ phụ nữ trợ giúp pháp lý miễn phí nhằm giúp đỡ vấn đề pháp lý cho phụ nữ và trẻ em, nhất là trẻ em gái. Sau 4 năm hoạt động, Tổ phụ nữ trợ giúp pháp lý miễn phí đã tư vấn cho 436 trường hợp, giải quyết những vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình và quyền lợi cho nữ giới.
  • Các hoạt động chào mừng 40 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

    Tổ chức lễ tri ân các anh hùng liệt sỹ, triển lãm ảnh Đường xuân chiến dịch 1975, gặp mặt phụ nữ tham gia kháng chiến. là những hoạt động của Hội LHPN tỉnh Quảng Trị, Bảo tàng PNVN và Hội LHPN tỉnh Hậu Giang tổ chức trong dịp kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước,
  • Phụ nữ Như Cố- Bắc Kạn với mô hình phòng, chống bạo lực gia đình

    Bạo lực gia đình mà nạn nhân của nó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, kinh tế gia đình và các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các nạn nhân bị bạo lực hầu hết đều không tìm đến các tổ chức đoàn thể nhờ giúp đỡ, trừ những vụ nghiêm trọng phải xử lý hình sự. Câu lạc bộ “Phụ nữ cùng chia sẻ” ở xã Như Cố - Huyện Chợ Mới - Bắc Kạn nổi lên như một địa chỉ tin cậy mà chị em nơi đây đến sinh hoạt, chia sẻ và gửi gắm tâm tư của mình…
  • Những mô hình hiệu quả của phụ nữ trong nông nghiệp

    Dựa vào điều kiện riêng của địa phương mình gắn liền với sinh hoạt Hội để xây dựng những mô hình hay, những cách làm hiệu quả, phụ nữ Thái Bình và phụ nữ Hậu Giang tuy cách xa về địa lý nhưng lại rất gần về ý tưởng.
  • “CLB Mẹ hiền, Dâu thảo”, mô hình hay góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc

    Ở ấp Phụng An, xã Song Phụng, tỉnh Sóc Trăng, có một mô hình sinh hoạt của Hội Phụ nữ mang lại hiệu quả rất thiết thực- “CLB Mẹ hiền, Dâu thảo”. Đây là mô hình không phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - văn hóa, địa bàn sinh sống… của các vùng miền trên cả nước mà mọi nơi đều có thể áp dụng.
  • Hội LHPN Việt Nam: Tăng cường phối hợp đồng bộ trong công tác tuyên truyền

    Chiều ngày 26/3/2015, TW Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức triển khai kế hoạch công tác tuyên truyền của Hội LHPN Việt Nam năm 2015. Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa dự và chỉ đạo hội nghị.
  • Những mô hình tiêu biểu của Hội Phụ nữ

    Trên khắp cả nước, Hội Phụ nữ cơ sở đã chủ động, sáng tạo dựa vào điều kiện riêng của địa phương mình để xây dựng những mô hình hay, những cách làm hiệu quả, trong đó nhiều mô hình tiêu biểu được nhân rộng và duy trì bền vững.
  • Phụ nữ Đình Bảng xây dựng gia đình đạt 10 tiêu chí

    Bằng nhiều hình thức triển khai thực hiện phong trào xây dựng “Mái nhà xanh”, đến nay Hội LHPN phường Đình Bảng (thị xã Từ Sơn) đã có 100% gia đình hội viên đăng ký thực hiện và gần 92% số hộ đạt 10 tiêu chí của mô hình.
  • Mô hình “Gia đình phụ nữ không có ma túy” của Hội LHPN tỉnh Thái Bình

    Năm 2013, Hội LHPN tỉnh Thái Bình chọn 2 xã Thanh Tân huyện Kiến Xương và xã Vũ Lạc, Thành phố Thái Bình để chỉ đạo thành lập mô hình điểm "Gia đình phụ nữ không ma túy" nhằm nâng cao kiến thức cơ bản về phòng chống ma túy, giúp chị em phụ nữ có được nhận thức để phòng chống ma túy một cách có hiệu quả từ gia đình; đồng thời để mỗi hội viên phụ nữ trở thành một tuyên truyền viên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phòng chống ma túy, từ đó nhằm giảm và không phát sinh người nghiện ma túy tại địa phương.
  • Mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế

    Trong những năm qua, các cấp Hội đã tập trung triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế: dạy nghề, tạo việc làm, lựa chọn, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế về sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện địa phương.
  • Cách làm riêng của một CLB 20 năm liền không có hội viên sinh con thứ ba

    Ban chủ nhiệm CLB không ngại khó, ngại khổ trực tiếp đến từng hộ để gặp gỡ, vận động và từ sự sẻ chia, cảm thông, thuyết phục rất chân tình ấy, các cặp vợ chồng đã hiểu được ý nghĩa của việc không sinh con thứ ba, tự nguyện đăng ký tham gia sinh hoạt CLB và thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
  • Tổ dịch vụ nấu ăn của Phụ nữ Bắc Phong

    Đi đầu trong phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, Hội Phụ nữ xã Bắc Phong (Thuận Bắc, Ninh Thuận) có nhiều mô hình làm ăn mới mang lại hiệu quả cao, góp phần giảm nghèo cho hội viên. Trong đó, mô hình Tổ dịch vụ nấu ăn giúp nhiều chị em có thêm thu nhập, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
  • Điện Biên: “Xây tổ ấm” theo cách của Hội Phụ nữ

    Trong những năm qua, bằng nhiều hình thức hoạt động, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động để thu hút phụ nữ tham gia vào hoạt động của Hội, như: Tham gia vào câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, “Xây dựng gia đình 5 không – 3 sạch”... Đặc biệt, qua 4 năm thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không - 3 sạch” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động bằng những hoạt động thiết thực đã tạo chuyển biến tích cực tại các cơ sở Hội.
  • Trồng rừng để gây quỹ Hội

    Trồng rừng để xây dựng quỹ Hội là cách làm độc đáo của chi hội phụ nữ Tam Đồng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
  • Các mô hình của Hội Phụ nữ góp phần bảo vệ môi trường

    Mô hình ứng dụng công nghệ phát triển chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo quy mô hộ gia đình; mô hình “tiết kiệm xanh” là những cách làm hay của Hội LHPN Hà Nam, Bắc Giang trong việc chung tay bảo vệ môi trường.
  • Bình Phước: Nhiều mô hình giúp hội viên, phụ nữ giảm nghèo bền vững

    Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nêu cao tinh thần tiết kiệm gắn với rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức “Tự tin, Tự trọng, Trung hậu, Đảm đang”, trong năm 2014, các cấp Hội LHPN tỉnh Bình Phước đã triển khai nhiều hình thức hỗ trợ hiệu quả kết hợp với tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ giúp nhau giảm nghèo bền vững. Đáng mừng là những mô hình hiệu quả này đang ngày càng được duy trì và nhân rộng.

TIN TỨC SỰ KIỆN

HOẠT ĐỘNG HỘI

XÂY DỰNG TỔ CHỨC HỘI

KIẾN THỨC, KỸ NĂNG