-
Phát triển làng nghề vùng DTTS - Nặng tính “cào bằng”
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022 phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Trong Chương trình có 2 dự án thành phần phát triển làng nghề cho đồng bào DTTS; tuy nhiên, còn có những băn khoăn khi mà các dự án thành phần trong Chương trình vẫn còn mang tính “cào bằng”, chưa tính đến đặc thù của từng nghề cụ thể. -
Ưu tiên đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành văn bản số 2184/BGDĐT-GDDT về hướng dẫn triển khai thực hiện Tiểu dự án 1 của Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025. -
100% phụ nữ nghèo, DTTS mang thai được thực hiện xét nghiệm sàng lọc bệnh tật trước sinh
UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện gói dịch vụ xét nghiệm sàng lọc bệnh tật trước sinh và sơ sinh miễn phí từ năm 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh. -
Chênh lệch giữa các vùng và nhóm dân tộc ảnh hưởng tới chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Thông tin được đưa ra tại Hội thảo về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em do Bộ Y tế tổ chức. -
Phụ nữ vùng cao mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế
Với sự chịu thương, chịu khó cùng tư duy nhạy bén, các mô hình kinh tế hộ gia đình và các hợp tác xã do chị em phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ đã từng bước tiếp cận ứng dụng khoa học hiện đại để đưa các sản phẩm nông, lâm sản địa phương vươn xa hơn trên thị trường. -
Hỗ trợ phụ nữ vùng dân tộc thiểu số phát triển kinh tế
Các cấp Hội phụ nữ huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La luôn năng động sáng tạo, thi đua sản xuất, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ… Qua đó, nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, biên giới, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn Yên Châu ngày càng phát triển. -
Quảng Nam: Phụ nữ Cơ Tu giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống
Tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm truyền thống của ông bà Cơ Tu và đang chứng kiến dần sự mai một của nó, chị Bling Thị Treng (46 tuổi), dân tộc Cơ Tu, hiện ở tại Tổ đoàn kết Đhrồng (thôn Aréh – Đhrồng), xã Tà Lu, huyện Đông Giang (Quảng Nam) vẫn đang nỗ lực tìm mọi cách gìn giữ và phát huy nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. -
Gương sáng phụ nữ Công giáo làm kinh tế giỏi
Chị Phạm Thị Thịnh sinh năm 1976, là hội viên phụ nữ Công giáo thôn Châu Sơn, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang là tấm gương phụ nữ điển hình có tinh thần cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. -
Tăng cơ hội để phụ nữ dân tộc thiểu số tham gia công bằng vào thị trường lao động
Trung tâm Phân tích và Dự báo - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (CAF), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức hội thảo "Công việc chăm sóc không lương đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam -
Sinh con tại nhà ở vùng đồng bào DTTS - Những câu chuyện đau lòng
Thay vì tìm đến các cơ sở y tế, nhiều phụ nữ ở các xã vùng cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn lựa chọn hình thức sinh con tại nhà. Chính quan niệm sai lệch này là nguyên nhân gây ra những cái chết thương tâm cho sản phụ và trẻ sơ sinh, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng dân số. Bên cạnh đó, một nguyên nhân sâu xa khác khiến cho một số phụ nữ không dám đến cơ sở y tế do họ là đối tượng tảo hôn.