Kết quả tuần thi thứ 6 Cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”

15/06/2020
Cuộc thi Tìm hiểu 90 năm lịch sử hình thành và phát triển của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trên Cổng thông tin điện tử của Hội và trên Báo Phụ nữ Việt Nam từ tháng 5/2020. Trong tuần thi thứ sáu (từ 10h00 ngày 8/6/2020 đến 9h00 ngày 15/6/05/2020), đã có 38.580 lượt dự thi và 1191 lượt trả lời đúng cả 9 câu hỏi nội dung.

Ban Tổ chức Cuộc thi xin chúc mừng các cá nhân sau đây đạt giải trong tuần 6 cuộc thi:

01 Giải Nhất:

Nguyễn Thị Liên– Điện thoại: xxxxxx2108 – Tỉnh: Phú Yên- Dự đoán người trả lời đúng: 1190 – Thời gian tham gia: 10:29:23 | 11/06/2020

02 Giải Nhì:

Đinh Thị Thanh Hoa –Điện thoại: xxxxxx8838 – Tỉnh: Nghệ An- Dự đoán số người trả lời đúng: 1190– Thời gian tham gia: 08:09:13 | 13/06/2020

Cao Thị Thiên– Điện thoại: xxxxxx4263– Tỉnh: Nghệ An- Dự đoán số người trả lời đúng: 1189 – Thời gian tham gia: 20:52:25 | 13/06/2020

03 Giải Ba:

Nguyễn Thị Kiều Tiên– Điện thoại: xxxxxx2047 – Tỉnh: Bến Tre- Dự đoán số người trả lời đúng: 1200 – Thời gian tham gia: 15:09:13 | 11/06/2020

Nguyễn Thị Hiền Lương– Điện thoại: xxxxxx9022- Tỉnh: Nghệ An- Dự đoán số người trả lời đúng: 1200 – Thời gian tham gia: 07:55:50 | 15/06/2020

Nguyễn Thị Ngọc Anh– Điện thoại: xxxxxx3898 – Tỉnh: Nghệ An- Dự đoán số người trả lời đúng: 1200 – Thời gian tham gia: 07:57:59 | 15/06/2020

 

Đề nghị người trúng giải gửi ảnh chụp chứng minh thư nhân dân cho Ban Tổ chức để xác nhận trong vòng 01 tuần sau khi công bố giải thưởng. Giải thưởng sẽ được trao khi kết thúc lần thi của tuần cuối tháng.

Chi tiết xin liên hệ với Đ/c Phạm Bình Minh, chuyên viên Ban Tuyên giáo, TW

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Số điện thoại: 0243.9720041/ 0962.374.676 Email: minhphamussh@gmail.com

 

Ban Tổ chức xin công bố đáp án của tuần 6:

ĐÁP ÁN TUẦN 6

Câu 1: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là?

Đáp án: Phương án a. Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc

Câu 2. Nhiệm kỳ Đại hội dài nhất của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là trong khoảng thời gian nào?

Đáp án: Phương án c. 1961-1974

Câu 3: Đoàn kết chặt chẽ giữa phụ nữ các dân tộc, lao động chân tay và lao động trí óc, phụ nữ miền Nam và phụ nữ miền Bắc là nội dung được Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn vào thời điểm nào?

Đáp án: Phương án b. Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ ba

Câu 4. Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ 3 (8-11/3/1961) diễn ra ở đâu?

Đáp án: Phương án a. Hà Nội

Câu 5. Đại hội đại biểu Phụ nữ lần thứ III (tháng 3 năm 1961) đã phát động phong trào thi đua nào?.

Đáp án: Phương án a. Phong trào “Phụ nữ 5 tốt”

Câu 6. Nội dung chính của phong trào “Năm tốt” được phát động trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở miền Bắc?

Đáp án: Phương án c. Đoàn kết, sản xuất, tiết kiệm tốt; chấp hành chính sách tốt; tham gia quản lý tốt; học tập chính trị văn hóa kỹ thuật tốt; xây dựng gia đình, nuôi dạy con tốt

Câu 7. Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam được thành lập ngày tháng năm nào?

Đáp án: Phương án b. 8/3/1961

Câu 8. Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam là ai?

Đáp án: Phương án b. Nguyễn Thị Tú

Câu 9: Nội dung chính của phong trào “Năm tốt” được phát động ở miền Nam?

Đáp án: Phương án d. Đấu tranh chống địch tốt; đoàn kết lao động sản xuất tốt; phục vụ tiền tuyến, đảm đang công tác hậu phương tốt, quản lý gia đình và nuôi dạy con tốt, rèn luyện tư cách đạo đức tốt

 

THÔNG TIN THAM KHẢO TUẦN 6

1. Đại hội Đại biểu Phụ nữ Việt Nam lần thứ III được tổ chức từ ngày 8 đến ngày 11/3/1961 tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 650 đại biểu đại diện cho hàng triệu hội viên, phụ nữ. Đại hội vinh dự đón 19 đoàn đại biểu phụ nữ quốc tế, đặc biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến dự và nói chuyện với Đại hội.

Đại hội tổng kế những đóng góp và thành tích của phong trào phụ nữ, của Hội LHPN Việt Nam trong quá trình tham gia thực hiện 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (1958-1960); góp phần đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam và nhất là những thành tích to lớn của phụ nữ Việt Nam trong phong trào Đồng Khới 1959-1960.

Trong lịch sử của Hội LHPN Việt Nam, nhiệm kỳ thứ III là nhiệm kỳ dài nhất, gắn liền với lịch sử chống Mỹ, cứu nước của cả dân tộc.

Trong nhiệm kỳ này, Đại hội đã quyết định nhiệm vụ phong trào phụ nữ trong những năm sau đó là: Tăng cường đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ hơn nữa những tầng lớp Phụ nữ, cùng toàn dân kiên quyết tham gia cách mạng xã hội chủ nghĩa, đưa sự nghiệp giải phóng phụ nữ tiến lên trình độ cao hơn, mang tính sâu sắc và triệt để hơn; kiên quyết cùng toàn dân đấu tranh giành hoà bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, giải phóng phụ nữ và thiếu nhi miền Nam khỏi ách tàn bạo của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm; tăng cường đoàn kết hữu nghị với phụ nữ thế giới, đấu tranh cho hoà bình dân chủ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đồng thời Đại hội kêu gọi phụ nữ ra sức phấn đấu góp phần hoàn thành vượt mức và trước thời hạn kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

Cũng tại Đại hội Đại biểu Phụ nữ lần thứ III đã quyết định sửa đổi Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chỉnh đốn tổ chức Hội, chủ yếu là tổ chức cơ sở cho thích hợp với điều kiện sinh hoạt, sản xuất và công tác của các tầng lớp phụ nữ trong cách mạng xã hội chủ nghĩa; Hệ thống tổ chức Hội tiếp tục được củng cố từ Trung ương đến cơ sở, nhờ đó vai trò, vị trí của tổ chức Hội được nâng cáo.

Về tổ chức, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc, giữa hai kỳ Đại hội là Ban Chấp hành Trung ương Hội do Đại hội toàn quốc bầu ra. Thành phần Ban Chấp hành có Hội trưởng, Phó hội trưởng và các Uy viên thường trực. Ban Thường trực có chức năng chỉ đạo về tổ chức và hoạt động của Hội. Đảng đoàn Trung ương Hội do Hội trưởng làm Bí Thư, có nhiệm vụ chỉ đạo, theo dõi hoạt động của Hội, báo cáo tình hình của Hội lên Đảng đoàn cấp trên.

2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam ra đời:

Ngày 8/3/1961, giữa lúc cách mạng miền Nam chuyển sang thế tấn công, xuất phát từ yêu cầu thực tế của cách mạng miền Nam và nguyện vọng chính đáng của phụ nữ miền Nam, Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam Việt Nam chủ trương thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam.

Ngay khi vừa thành lập, Hội LHPN Giải phóng miền Nam đã công bố Chương trình, điều lệ và mục tiêu hoạt động, đồng thời tuyên bố gia nhập Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam với mục tiêu phấn đấu:

- Đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các giới, các lực lượng cách mạng, thực hiện nam nữ bình đẳng và bình quyền, bảo đảm các quyền độc lập, tự do dân chủ, cải thiện đời sống cho mọi tầng lớp nhân dân;

- Hội LHPN Giải phóng miền Nam kêu gọi toàn thể phụ nữ miền Nam gia nhập Hội, đoàn kết, thống nhất, cùng hành động đấu tranh trong một đoàn thể cách mạng của chị em là Hội LHPN Giải phóng miền Nam; cùng nhau đấu tranh giải phóng cuộc đời nô lệ và giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

Ban Chấp hành lâm thời Trung ương Hội LHPN Giải phóng miền Nam gồm 19 uỷ viên, có đủ các thành phần là công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, các tôn giáo, tiê biểu cho mặt trận đại đoàn kết của giới. Bà Nguyễn Thị Tú (nguyên Tổng Thư ký Hội Phụ nữ Việt Nam) được bầu làm Hội trưởng; các bà Lê Thị Riêng, Mí Đoan làm Phó Hội trưởng.

3. Phong trào 5 tốt:

Phong trào 5 tốt: Tại Đại hội đại biểu Phụ nữ lần thứ III, ngày 8/3/1961, Hội LHPN Việt Nam phát động phong trào thi đua “5 tốt” ở miền Bắc với nội dung: Đoàn kết, sản xuất, tiết kiệm tốt; chấp hành chính sách tốt; tham gia quản lý tốt; học tập chính trị văn hóa kỹ thuật tốt; xây dựng gia đình, nuôi dạy con tốt.Phong trào được đông đảo hội viên, phụ nữ cả nước nhiệt tình hưởng ứng, được các cấp, các ngành ủng hộ có tác động lớn trong toàn dân.

Để triển khai phong trào “5 tốt”, Hội LHPN Việt Nam đã có những chỉ đạo cụ thể, đi sâu hướng dẫn các cấp Hội động viên hội viên, phụ nữ, cách sắp xếp gia đình, nuôi dạy con cái thông qua các buổi sinh hoạt tổ, câu lạc bộ, tổ chức chức nói chuyện.

Các cấp Hội chủ động phối hợp với các ngành chức năng như giáo dục, y tế để phát triển nhà trẻ, lớp mẫu giáo, mở các lớp học chữ, học nghề cho chị em. Hội còn đi sâu nghiên cứu những chính sách liên quan đến lao động  nữ để kịp thời tham mưu sửa đổi, bổ sung những chế độ chính sách còn thiếu.

Trong việc triển khai phong trào, Trung ương Hội còn chú trọng xây dựng và mở rộng hoạt động trong địa bản cư dân ven biển vì trước đây, phần lớn chị em thường ở nhà trông nom con cái, không tham gia sản xuất, thu nhập gia đình phụ thuộc vào sự kiếm sống từ nghề đi biển của chồng; chị em ít tham gia sinh hoạt Hội. Trước tình hình đó, Ban Thường trực Trung ương Hội tập trung vận động chị em vùng ven biển tích cực thực hiện phong trào 5 tốt, tham gia sản xuất, xây dựng hợp tác xã.

Nội dung và cách thức triển khai của phong trào thi đua 5 tốt phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của tất cả tầng lớp phụ nữ, nên được chị em nhiệt tình hưởng ứng, chỉ trong thời gian ngắn đã có trên 20 vạn phụ nữ đăng ký phấn đấu thực hiện.

Phong trào thi đua “5 tốt” ở miền Nam do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam phát động với các nội dung: Đấu tranh chống địch tốt; đoàn kết lao động sản xuất tốt; phục vụ tiền tuyến, đảm đang công tác hậu phương tốt, quản lý gia đình và nuôi dạy con tốt, rèn luyện tư cách đạo đức tốt.

Phong trào được phát động ngay giữa lúc Mỹ triển khai chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở Việt Nam. Qua phong trào, Trung ương Hội LHPN Giải phóng miền Nam đã huy động được lực lượng phụ nữ tích cực hưởng ứng, tham gia đấu tranh và xây dựng hậu phương.

TÂM ĐIỂM

CÁC ĐỀ ÁN

Video