-
ĐBQH đề xuất bổ sung ngày Gia đình Việt nam là ngày nghỉ lễ
Cân nhắc lựa chọn bổ sung ngày nghĩ lễ, Tết, ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) tha thiết đề nghị Quốc hội bổ sung ngày 28/6 – ngày Gia đình Việt Nam để người dân có thêm một ngày nghỉ trong năm. Sum họp gia đình trong xã hội hiện đại đầy cám dỗ, theo ông, điều này rất có ý nghĩa với mỗi người. Lựa chọn này cũng được nhiều ĐBQH đồng tình. -
Đề xuất quy định bảo vệ thai sản tốt hơn cho lao động nữ
Hôm nay, ngày 23/10, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Trong đó, các đại biểu đặc biệt quan tâm tới vấn đề làm thêm giờ ảnh hưởng tới lao động nữ, lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ. -
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Hà tiếp xúc cử tri tại Bắc Giang
Ngày 30/9, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, đã tiếp xúc cử tri, lắng nghe cử tri là nữ giới tại Bắc Giang về một số vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em. -
Hội thảo tham vấn “Dự thảo báo cáo đảm bảo quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ tại Việt Nam”
Quyền tiếp cận tư pháp của phụ nữ được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam về cơ bản đã phù hợp với quy định trong công ước của Liên hợp quốc, tuy nhiên thực tế triển khai thực hiện vẫn còn nhiều vướng mắc. -
Phản biện xã hội, góp ý chính sách phải xuất phát từ thực tiễn
Đó là một trong những nội dung tại tham luận của đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên TƯ Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX,nhiệm kỳ 2019-2024, ngày 19/9/2019. -
Hướng đến thực hiện nguyên tắc bình đẳng giới trong Luật Ngân sách nhà nước
Sáng 17/9, tại Hà Nội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội phối hợp với Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam tổ chức Hội thảo chia sẻ thông tin về ngân sách có trách nhiệm giới, hướng đến việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng giới trong Luật Ngân sách nhà nước. -
Quy định tuổi nghỉ hưu cần đảm bảo bình đẳng, có lộ trình
Đây là một trong những nội dung được nhiều đại biểu nêu lên tại Hội nghị phản biện xã hội dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) chiều qua, 11/9 tại Hà Nội. -
Tin hoạt đông Hội LHPN tỉnh Bắc Giang
- Tọa đàm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
- Sơ kết 02 năm Chương trình phối hợp giữa Hội LHPN và Liên đoàn Lao động tỉnh. -
Tăng tuổi nghỉ hưu: Bổ sung đánh giá cơ sở chênh lệch tuổi giữa nam và nữ
Trong 6 nội dung quan trọng tập trung bàn thảo tại phiên họp 36 Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến dự thảo BLLĐ (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu ban soạn thảo bổ sung thêm các đánh giá tác động, trong đó có vấn đề bình đẳng giới khi quy định độ tuổi hưu của nam và nữ. Việc làm rõ lộ trình tăng tuổi hưu, tránh hiểu lầm trong nhân dân, cũng được đặt ra tại phiên họp này. -
Chú trọng cơ hội bình đẳng để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau
Sáng 12/8 tại Hà Nội, TW Hội LHPN Việt Nam với sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế đã tổ chức Hội thảo “Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau”. -
Cần thay đổi cách tiếp cận, tăng quyền cho phụ nữ
Đây là những nội dung được nhiều đại biểu đề cập đến trong phiên kỹ thuật thứ 3 của Hội thảo chính sách “Thách thức và giải pháp để phụ nữ DTTS không bị bỏ lại phía sau”. -
Để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau
Việc làm và Rào cản - 2 vấn đề lớn liên quan đến phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) đã được tập trung “mổ xẻ” tại 2 phiên kỹ thuật của Hội thảo chính sách “Thách thức và giải pháp để phụ nữ DTTS không bị bỏ lại phía sau” diễn ra ngày 8/8 ở Hà Nội. -
Chỉ còn 1 phương án tăng tuổi nghỉ hưu?
Chiều 6-8, tại phiên họp toàn thể lần thứ 14, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho ý kiến sơ bộ về định hướng giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). -
Muốn thúc đẩy đổi mới sáng tạo thì chính sách phải mở và sáng tạo
Nhấn mạnh tư duy làm chính sách, pháp luật trong CMCN 4.0, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, muốn thúc đẩy đổi mới sáng tạo thì bản thân chính sách, cơ chế cũng phải thoáng, mở và sáng tạo. Đây chính là cơ hội lịch sử mà những người làm công tác pháp luật cần tích cực dấn thân, còn không đó là sự cản trở. -
Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong tham gia phản biện, xây dựng luật pháp, chính sách
- Hội LHPN tỉnh Hà Nam: Phản biện xã hội đối với Dự thảo Kế hoạch chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPT) của UBND tỉnh
- Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). -
Từ 1/1/2020, người đã uống rượu, bia không được lái xe
Sáng nay, 14/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. -
Cần có danh mục cụ thể các ngành nghề nâng tuổi nghỉ hưu
Làm thêm giờ, tuổi nghỉ hưu đối với nam giới và phụ nữ, lao động khu vực phi chính thức... là những chế định được các đại biểu quan tâm và cho ý kiến thẳng thắn tại hội nghị phản biện xã hội góp ý cho dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) ngày 3/6/2019 tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tổ chức -
Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu phải nằm trong “bài toán” tổng thể
Dự án Bộ luật Lao động sửa đổi hiện đã được trình và đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIV. Trong đó, nội dung nâng tuổi nghỉ hưu và lộ trình nâng như thế nào là phù hợp đang trở thành vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận và sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân. -
Bộ trưởng LĐTBXH: 'Sẽ là gánh nặng cho thế hệ sau nếu không điều chỉnh tuổi nghỉ hưu'
Nhấn mạnh về tính cần thiết phải điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo dự thảo Bộ luật Lao động, Bộ trưởng LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho rằng sẽ nhiều bất cập nếu vẫn duy trì độ tuổi nghỉ hưu như luật hiện hành. Điều này ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có bối cảnh Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. -
Lộ trình điều chỉnh tuổi hưu theo 3 nhóm ngành nghề
Theo các phương án về điều chỉnh tuổi hưu, có 3 nhóm tuổi tùy vào ngành nghề cụ thể để đề ra mức tuổi nghỉ hưu sớm hơn hoặc muộn hơn phù hợp. Dao động số tuổi trong phạm vi điều chỉnh là từ 50 đến 67 tuổi. -
Tăng tuổi nghỉ hưu kéo theo tình trạng ‘tắc nghẽn’ lao động?
Với phương án tăng tuổi nghỉ hưu nam lên 62, nữ lên 60, sẽ có 400.000 người/năm tiếp tục làm việc, trong khi vẫn có khoảng 200.000 sinh viên ra trường thất nghiệp, gây ra tình trạng tắc nghẽn thị trường lao động. -
Bình đẳng giới - chiến lược phát triển vùng dân tộc thiểu số
Đó là vấn đề được xác định tại hội thảo quốc gia “Khuyến nghị lồng ghép giới trong đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2021-2025 với tầm nhìn đến năm 2030 tại Đà Nẵng từ ngày 23 đến 24/5/2019. -
Tích cực đóng góp xây dựng Dự thảo Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới quốc gia đáp ứng đánh giá thực chất tình hình phát triển giới tại Việt Nam
Sáng 16/5/2019, TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn các chuyên gia trong lĩnh vực giới, thống kê về Dự thảo Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển giới quốc gia nhằm giúp Hội thực hiện tốt hơn chức năng giám sát, phản biện xã hội về luật pháp, chính sách liên quan đến phụ và bình đẳng giới. -
Nên tăng tuổi nghỉ hưu ngay với nữ lao động chuyên môn kỹ thuật cao
Đối với nhóm lao động nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt thì cần điều chỉnh ngay mốc nghỉ hưu tương đương nam giới để họ có thêm thời gian cống hiến... -
Tăng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60, nam 62: Lao động nữ chịu tác động nhiều hơn
Bộ LĐ-TB&XH vừa đưa ra Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) để lấy ý kiến người dân, trong đó đề xuất 2 phương án nâng tuổi nghỉ hưu của nam và nữ để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến. -
Cần gia hạn hợp đồng cho lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Đó là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo mới đây bàn về “điều kiện làm việc phù hợp với gia đình có con nhỏ” cần sửa đổi trong Bộ luật Lao động do Ủy Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc Hội phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam tổ chức. -
Những quốc gia áp dụng hình phạt nặng với tội tấn công tình dục
Tấn công tình dục là vấn nạn nhức nhối ở nhiều nơi. Do đó, nhiều nước đã ban hành các bộ luật chặt chẽ, quy định các mức án phạt phù hợp nhằm bảo đảm công lý cho các nạn nhân. -
Hoàn thiện pháp luật để thúc đẩy phụ nữ tham gia thị trường lao động
Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ở nhóm quốc gia có nhiều tiến bộ trong thực hiện bình đẳng giới và hoàn thành sớm Mục tiêu thiên niên kỷ về tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Tuy nhiên một số quy định pháp luật dành riêng cho nữ, dựa trên quan niệm bảo vệ lao động nữ nhưng vô hình trung đang làm mất cơ hội việc làm của lao động nữ. -
Luật cần quy định chi tiết, cụ thể hơn về quấy rối tình dục nơi làm việc
Đó là một trong số nhiều ý kiến góp ý tại Hội thảo tham vấn chuyên gia về chính sách bình đẳng giới và lao động nữ trong Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi. Hội thảo do Hội LHPN Việt Nam tổ chức sáng 27/12. -
Tăng cường phối hợp, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng chính sách, pháp luật
Sáng ngày 06/12/2018, TW Hội LHPN Việt Nam và TW Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng chính sách, pháp luật, nghiên cứu khoa học pháp lý, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý và giám sát thi hành pháp luật, hòa giải ở cơ sở giai đoạn 2018 -2022. -
Uống rượu có trách nhiệm, văn hóa và góc nhìn đại biểu Quốc hội
Chuyện uống rượu có trách nhiệm, có văn hóa và phòng chống tác hại của rượu bia đã gây nóng nghị trường trong ngày hôm qua 16/11 khi các đại biểu nêu ý kiến về dự thảo luật này. -
Tin hoạt động Hội
- Gia Lai: TW Hội tổ chức tham vấn ý kiến sửa đổi, bổ sung chính sách đối với lao động nữ trong dự thảo Bộ Luật lao động
- Phú Thọ: Truyền thông phòng, chống HIV/AIDS. -
Hoàn thiện quy định về bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động (sửa đổi)
Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 5, thông qua vào tháng 10 năm 2019 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Hoàn thiện những quy định về bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) cũng giúp Việt Nam bảo đảm tốt hơn sự thống nhất của hệ thống pháp luật. -
Đảm bảo quyền lợi cho nữ công nhân, sớm giải quyết nợ lương lao động vệ sinh môi trường
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đề nghị , đối với tình trạng nợ lương của công nhân vệ sinh môi trường, ngành tài chính, ngành lao động, các công ty dịch vụ công ích, các địa phương phối hợp giải quyết, không để kéo dài sang năm sau. -
4 vấn đề cần hoàn thiện để thúc đẩy bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động
Hội thảo tham vấn về thúc đẩy bình đẳng giới trong sửa đổi Bộ luật Lao động sáng 19/10, các vấn đề về thu hẹp, tiến tới xóa bỏ khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ; hoàn thiện các quy định phòng, chống quấy rối tình dục nơi làm việc; bảo đảm, thúc đẩy bình đẳng giới, không phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong thực hiện chức năng thai sản, chăm sóc con nhỏ… đã được đặt ra với những đòi hỏi về sự thay đổi cách tiếp cận và hoàn thiện. -
Để phụ nữ không bị loại bỏ đầu tiên trong cách mạng công nghiệp 4.0
Lao động nữ quá 35 tuổi bị thải loại khỏi khu công nghiệp ngày càng phổ biến. Trong số họ, có đến 82,6% phải bán hàng rong; 12,1% làm công việc tự do. Họ càng phải đối diện với nhiều khó khăn hơn, đặc biệt là bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. -
Hoàn thiện chính sách đảm bảo bình đẳng giới và quyền lợi chính đáng cho lao động nữ
Ngày 2/8, Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia các vấn đề bình đẳng giới và liên quan đến quyền lợi của lao động nữ nhằm phản biện xã hội dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) dự kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 5/2019. -
Hội LHPN tỉnh Vĩnh Long đề xuất thành công Đề án chăm sóc, bảo vệ trẻ em gái tránh bị xâm hại tình dục và hỗ trợ trẻ em bị tổn thương
Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Long vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Chăm sóc, bảo vệ trẻ em gái tránh bị xâm hại tình dục và hỗ trợ trẻ em bị tổn thương giai đoạn 2018 - 2022”. Đề án do Hội LHPN tỉnh Vĩnh Long chủ trì thực hiện. -
Xử lý mạnh tay hành vi o ép lao động nữ
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. -
Chấm dứt hợp đồng lao động đối với phụ nữ có thai: Bị phạt tới 20 triệu đồng
Đây là một trong những nội dung được đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. -
Đề xuất đưa quyền tình dục vào Luật Dân số
Tại Hội thảo Tham vấn về dự thảo Luật Dân số, do TƯ Hội LHPN Việt Nam tổ chức ngày 27/11, GS.TS Hoàng Bá Thịnh đề xuất đưa nội dung quyền tình dục vào dự thảo Luật Dân số vì đây là vấn đề ảnh hưởng nhiều đến hôn nhân và gia đình. -
Giữa quy định của pháp luật và việc thực hiện còn khoảng cách
Sáng 9.11, tiếp tục Phiên thảo luận tại Hội trường về thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, nhiều ĐBQH nhất trí cho rằng, hệ thống pháp luật về bình đẳng giới thời gian qua đã tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, công tác bình đẳng giới vẫn còn những tồn tại, hạn chế, vẫn còn khoảng cách về giới. -
ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh: Tôi vẫn kiên trì với đề xuất của mình
Đó là chia sẻ của đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh với PV PNVN xung quanh việc Dự thảo Luật Hành chính công do bà chủ trì xây dựng nhận được ý kiến của Chính phủ cho rằng chưa cần thiết ban hành. -
Có căn cứ khởi tố vụ án người phụ nữ tố bị hiếp dâm
Luật sư Đào Thị Bích Liên cho rằng, quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Công an điều tra Công an huyện Tận Thạnh, tỉnh Long An liên quan đến vụ việc chị T.P.TL (SN 1983) tố bị khống chế hiếp dâm 2 lần là chưa đảm bảo khách quan mang tính pháp lý. -
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng chứa đựng nhiều yếu tố giới
Chiều 29/8/2017, TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội nghị tham vấn ý kiến chuyên gia về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật các tổ chức tín dụng. -
Xâm hại tình dục: Những vấn đề cần sửa từ luật
Nâng tuổi bị hại, thay đổi quan điểm đánh giá chứng cứ, mở rộng hành vi xem xét trách nhiệm hình sự về xâm hại tình dục trẻ em... là những vấn đề được các đại biểu nêu lên tại hội thảo góp ý dự thảo Bộ luật Hình sự do Hội LHPN Việt Nam tổ chức chiều 22/3. -
Cần thể chế hóa vai trò tham gia quản lý Nhà nước của Hội LHPN Việt Nam
Đó là ý kiến của đa số đại biểu tham dự Hội thảo tham vấn việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 56/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND các cấp trong việc đảm bảo cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước do Hội LHPN Việt Nam tổ chức ngày 13/12/2016. -
Xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính cần đảm bảo tính chặt chẽ, phù hợp
Ngay sau khi Bộ Y tế, cơ quan chủ trì soạn thảo đề cương dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính triệu tập hội nghị lần thứ nhất (chiều 12/12) bàn về khung đề cương, những vấn đề lớn được xác định trong dự thảo luật, sáng 13/12, TW Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến chuyên gia về những vấn đề về lồng ghép giới, bình đẳng giới… trong đề cương dự thảo Luật này. -
Sửa đổi Bộ luật Lao động để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới
Những vấn đề mà dư luận rất quan tâm như độ tuổi nghỉ hưu của lao động, thời gian làm việc, phân biệt đối xử giới tính, vấn đề quấy rối tình dục. . .được các đại biểu bàn luận sôi nổi tại Hội thảo “Đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức. -
Cần mở rộng đối tượng và xã hội hóa trợ giúp pháp lý
Sáng 10/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà, đoàn đại biểu tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đã phát biểu tại phiên thảo luận. -
Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2015:Băn khoăn với xử lý hình sự trẻ phạm tội
Sáng 26/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015. Trước đó, tại phiên thảo luận ở tổ, có nhiều ý kiến khác nhau về việc xử lý hình sự với trẻ em phạm tội và tước quyền sống chung với gia đình của các em. -
Yêu cầu khách quan về lồng ghép giới trong dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi)
Dự thảo Luật Du lịch sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 vào tháng 10 tới. Để có thêm căn cứ làm cơ sở góp ý phản biện của Hội vào dự thảo Luật, ngày 21/9, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức hội thảo chuyên gia “Lồng ghép giới trong dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi)”. -
Đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu cả nam và nữ lên 62
Sau 3 năm thi hành Bộ luật Lao động, nhiều ý kiến tiếp tục trung đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của nữ và nam ngang bằng nhau, nhằm đẳm bảo bình đẳng giới và sử dụng nguồn lực lao động. -
Vấn đề giới trong dự thảo Luật Quy hoạch dưới cái nhìn của các chuyên gia
Sáng 15/9/2016, tại Hà Nội, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức hội thảo chuyên gia về “Lồng ghép giới trong dự thảo Luật Quy hoạch”. Hội thảo đã thu nhận được nhiều ý kiến chuyên sâu về giới của các chuyên gia. -
Cần bảo đảm lồng ghép giới trong Dự thảo luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hội thảo tham vấn ý kiến các chuyên gia về lồng ghép giới trong dự thảo luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội vào sáng 14/9/2016. Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà và Phó Chủ tịch Hội Bùi Thị Hòa chủ trì hội thảo. -
Có thể tẩy chay quảng cáo lạm dụng thân thể phụ nữ
Lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam cho rằng việc dùng hình ảnh phản cảm của phụ nữ dù mục đích gì cũng là sai trái. Vì thế chị em cần có những thái độ đúng đắn, nghiêm túc về cách quảng cáo phản cảm, thậm chí có thể tẩy chay sản phẩm quảng cáo theo cách này. -
Chính phủ ‘siết’ điều kiện thực hiện mang thai hộ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 98/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2015/NĐ-CP về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. -
Hội LHPN Việt Nam chủ động tham gia xây dựng, phản biện và giám sát luật pháp, chính sách về bình đẳng giới
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi để Hội LHPN Việt Nam tham gia các hoạt động liên quan đến góp ý xây dựng luật, giám sát và phản biện xã hội, trong đó phải kể đến Hiến pháp năm 2013, Quyết định 217-QĐ/TW về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. -
“Tôi đề xuất dự án luật do thực sự mong muốn có sự thay đổi trong quản trị quốc gia”
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Trần Thị Quốc Khánh là một trong những đại biểu hiếm hoi đề xuất dự án luật tại Quốc hội khóa XIII và được Chính phủ ủng hộ. Bà đã dành cho PV báo Đời sống & Pháp luật cuộc trao đổi về công việc không đơn giản này cùng với những trăn trở của một ĐBQH giàu kinh nghiệm.
Website TW Hội LHPN Việt Nam xin đăng lại bài báo này: -
Một số ý kiến đề xuất, đóng góp vào dự thảo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi)
Trẻ em luôn là đối tượng cần được gia đình và toàn xã hội đặc biệt quan tâm trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc thể chế hoá mối quan tâm này một cách cụ thể, toàn diện, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội là đòi hỏi mang tính cấp thiết. Dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) với tên gọi mới: Luật Trẻ em đã được kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XIII cho ý kiến, thảo luận chuẩn bị cho kỳ họp thứ 11 vào tháng 3 tới sẽ thông qua. Dự thảo luật lần này đã đưa ra các quy định mang tính toàn diện, bắt kịp được những thay đổi của sự phát triển, sự thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật cùng tâm, sinh lý và sự phát triển tự nhiên của trẻ em. -
Lồng ghép giới trong dự thảo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi)
Dự án Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) đã được kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XIII cho ý kiến, thảo luận chuẩn bị cho kỳ họp thứ 11 vào tháng 3 tới sẽ thông qua. Để có thêm cơ sở và căn cứ về lý luận và thực tiễn góp ý vào dự thảo Luật này, sáng 24/02/2016, tại Hà Nội, TW Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Ủy ban Nhân quyền Úc tổ chức hội thảo “Lồng ghép giới trong dự thảo Luật Bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi)”. Hội thảo có sự tham gia của khá đông đảo các đại biểu đại diện các cơ quan/ tổ chức Trung ương; một số ủy ban của Quốc hội; bộ ngành liên quan; các chuyên gia giới có kinh nghiệm và đại diện một số cơ quan nghiên cứu. Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa chủ trì hội thảo. -
Nghe đàn ông nói về nghỉ thai sản khi vợ sinh
Một trong những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội áp dụng từ 1/1/2016 là người chồng được nghỉ tối đa 14 ngày hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con. Hầu hết phụ nữ được hỏi đều phấn khởi với quy định này. Còn với đàn ông, họ nói gì? -
Chính sách đối với lao động nữ: Hay nhưng thiếu đồng bộ
Nhiều chính sách ưu việt dành cho lao động nữ làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp vừa được bổ sung thêm được nhiều chị em đón nhận nhưng để thực thi thì doanh nghiệp cần được hỗ trợ. -
Dự thảo Luật Dân số: Lo ngại gia tăng phá thai không an toàn
Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) vừa phối hợp với Trung tâm Sáng kiến, Sức khỏe và Dân số tổ chức Tọa đàm với thanh niên về Dự thảo Luật Dân số. Trong các nội dung của Dự thảo Luật, quy định hạn chế phá thai khiến nhiều người quan tâm. Có ý kiến cho rằng, điều này có thể dẫn tới gia tăng phá thai không an toàn, nhất là với vị thành niên, thanh niên(TN). -
Hội LHPN Hà Nội góp ý dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
Vừa qua, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) sửa đổi với sự tham gia của đại diện các sở, ban ngành và cán bộ Hội LHPN TP, các quận, huyện, thị xã của Hà Nội. -
Tiếp tục đề xuất sửa đổi Bộ luật Hình sự (sửa đổi) dưới góc độ giới
Thực hiện vai trò đại diện chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của hội viên, phụ nữ, Hội LHPN Việt Nam đã và đang thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng pháp luật, giám sát và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đền quyền lợi của phụ nữ và bình đẳng giới, trong đó có dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). -
HỘI LHPN Việt Nam tham gia phản biện xã hội Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
Vừa qua, Hội LHPN Việt Nam tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp phụ nữ đối với Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó tập trung sâu hơn vào các điều, khoản có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới. Các cấp Hội đã nghiêm túc triển khai hoạt động lấy ý kiến góp ý dự thảo và được toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ tại 63 tỉnh/thành phố hưởng ứng và tích cực tham gia. -
Tham vấn ý kiến lồng ghép giới và phòng chống mua bán người vào dự thảo Bộ luật Hình sự và Bộ luật TTHS sửa đổi
Hôm nay (18-6), tại Hà Nội, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tổ chức “Hội thảo tham vấn ý kiến về lồng ghép giới và phòng chống mua bán người trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi). -
Hội LHPN Việt Nam: Tích cực tham mưu, đề xuất chính sách cho phụ nữ, trẻ em
Trong những năm qua với trách nhiệm cao và sự nỗ lực không ngừng, công tác tham mưu chính sách cho phụ nữ, trẻ em của Hội LHPN Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tiếp theo thành công của Hội trong đề xuất về quy định số năm đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ Hội cấp cơ sở thì thành công trong đề xuất về Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số” được Chính phủ đồng ý và cụ thể hóa bằng Nghị định 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 một lần nữa khẳng định vai trò của Hội trong công tác tham mưu chính sách bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em. -
Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng góp ý vào dự thảo Bộ luật Hình sự
Vừa qua, Hội LHPN tỉnh Lâm đồng đã tổ chức ý dự vào thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), tập trung vào các nội dung, điều, khoản có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng; vướng mắc, bất cập và những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung có liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. -
Lồng ghép giới trong luật để bảo đảm bình đẳng giới thực chất
Nhằm có cơ sở làm công văn góp ý tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII khi họp bàn để thông qua hai dự thảo luật Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, chiều 18/5, với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Bộ Ngoại giao, TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo tham vấn lấy ý kiến các chuyên gia về vấn đề lồng ghép giới trong hai dự thảo luật này. -
Tôi có phải trả khoản vay của chồng khi ly hôn ?
Hỏi: Chồng tôi vay tiền của một số người bạn. Nay chúng tôi ly hôn, anh ấy nói số tiền đó anh ấy sử dụng để tham gia đầu tư nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình, tôi phải có trách nhiệm trả nợ cùng anh ấy. Đề nghị giúp tôi tìm hiểu xem tôi có phải liên đới chịu trách nhiệm khoản tiền đó không? -
Phụ nữ và pháp luật
Tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức về Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); đối thoại chính sách tín dụng cho hội viên phụ nữ… là những hoạt động cụ thể, thiết thực của Hội LHPN Gia Lai, Lào Cai để phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội tham gia đóng góp, hiểu biết về chính sách, pháp luật của Nhà nước. -
Hội LHPN tỉnh Đắc Lắc: lấy ý kiến góp ý Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
Chiều 12-3, Hội LHPN tỉnh Đắc Lắc đã phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Bộ luật Dân sự và Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hoà tham dự hội nghị
Video
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.