-
Bình Định: Chi hội trưởng nhiệt huyết, gắn bó hơn 10 năm với phong trào, công tác Hội địa phương
Hơn 10 năm tham gia công tác Hội, chị Nguyễn Thị Tam sinh năm 1972, chi hội trưởng phụ nữ khu phố An Dưỡng 2, phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn đã có nhiều đóng góp tích cực trong phong trào phụ nữ, góp phần không nhỏ trong việc đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với hội viên phụ nữ. Ngoài ra, chị còn là một trong những tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi tại địa phương. -
Bắc Kạn: Cô gái Tày đam mê nông nghiệp
Đam mê công việc đồng áng, tốt nghiệp đại học, cô gái Tày Ma Thị Ninh trở về quê theo đuổi ý tưởng khởi nghiệp của bản thân. -
Hậu Giang: Người phụ nữ khuyết tật tạo việc làm cho phụ nữ cả xóm
Bị khuyết tật từ nhỏ, bằng chính nghị lực vươn lên, bà Nguyễn Thị Mười (huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) không chỉ phát triển nghề thủ công đan lục bình mà qua đó còn tạo công ăn việc làm cho nhiều chị em phụ nữ tại địa phương. -
Hải Dương: Phụ nữ Liên Hòa làm giàu nhờ cây vú sữa tím
Với đặc thù được thiên nhiên ưu đãi cho vùng quê Liên Hoà mảnh đất bồi phù sa của con sông Rạng, nhiều phụ nữ thôn Thái Nguyên, xã Liên Hoà, huyện Kim Thành (Hải Dương) đã mạnh dạn chuyển đổi, trồng cây vú sữa tím, làm giàu cho gia đình. -
Hiệu quả mô hình liên kết sản xuất của phụ nữ ở Lâm Đồng
Với sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lâm Hà, phụ nữ huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã tham gia các mô hình liên kết sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế. Không chỉ cải thiện kinh tế gia đình, họ còn góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương. -
Ước mơ lớn của một cô gái Mông
“Sau khi hoàn thành khóa học này, việc đầu tiên em mong muốn được làm là sử dụng những kiến thức, những trải nghiệm quý đã học được ở Úc, lựa chọn để áp dụng vào phát triển du lịch cộng đồng ở quê hương” - Sùng Mỹ Yên, dân tộc Mông chia sẻ. -
CEO nữ của doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên tại Cuba
Ít người biết rằng, vị Tổng giám đốc doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đầu tư tại Cuba là một cô gái trẻ. Chị được xem như một “đại sứ” trong quan hệ phát triển kinh tế giữa hai nước Việt Nam - Cuba. -
Phụ nữ Hà Giang cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ
Hà Giang là tỉnh có đặc thù phần lớn hội viên, phụ nữ thu nhập phụ thuộc chính vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình chưa biết quy hoạch, cải tạo vườn, còn trồng nhiều loại cây tạp và chưa biết áp dụng học học kỹ thuật vào sản xuất, thậm chí còn có hộ để vườn bỏ hoang, do đó việc phát triển kinh tế vườn hộ chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, hiệu quả kinh tế thấp, chưa tạo ra thu nhập ổn định. -
Lào Cai: 9X đưa trang phục truyền thống của người Mông đến bạn bè quốc tế
Say mê sáng tạo trang phục truyền thống, 9X Giàng Thị Chá (người Mông) đã “thổi hồn” vào những bộ trang phục của dân tộc mình, giới thiệu và bán cho nhiều bạn bè quốc tế. -
Quảng Ngãi: Người mẹ góa miền biển hơn 20 năm gắn bó gánh đậu hũ nuôi con
Chị Nguyễn Thị Ngọ (57 tuổi) ở làng chài Phước Thiện, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn gắn bó với gánh đậu hũ đến nay đã hơn 20 năm. Người phụ nữ có làn da rám nắng, người đậm với ánh mắt và nụ cười hiền từ, trên đôi vai luôn quàng gánh đậu hũ tần tảo để nuôi các con khôn lớn. -
Cô gái Dao Đỏ ứng dụng công nghệ vượt qua đại dịch phát triển du lịch cộng đồng
Mạnh dạn thay đổi tư duy, tăng cường sự đoàn kết các cá nhân trong cộng đồng, cô gái người Dao Đỏ Lý Tả Mẩy (bản Tả Phìn, thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai) đã góp phần xây dựng du lịch cộng đồng, nâng cao bình đẳng giới tại bản. -
Thanh Hóa: Phụ nữ Như Xuân đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế
Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững, gắn với mô hình cụ thể, hiệu quả, Hội LHPN huyện Như Xuân đã thực sự trở thành chỗ dựa cho hàng nghìn lượt hội viên phụ nữ vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng. -
Bắc Ninh: Người làm nên tinh hoa “Tỏi An Thịnh”
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất thuần nông An Thịnh (Lương Tài), bà Hán Thị Lý, Giám đốc Công ty TNHH TMDV Du lịch và Giáo dục Gia An luôn ước mơ có thể làm giàu trên chính mảnh đất quê hương và giúp đỡ được nhiều người dân trong làng còn gặp khó khăn. -
Cô chủ “nghiện” mắm và ước mơ mang mắm Huế ra thế giới
Từ một chủ quán bún bò Huế, Tôn Nữ Kim Quý đã làm phong phú hơn món mắm, mang hương vị xứ Huế đến với thực khách trong nước và quốc tế. -
Ninh Thuận: Nữ Nghệ nhân xứng danh “bàn tay vàng thổ cẩm”
Dành trọn vẹn tình yêu cho sản phẩm thổ cẩm dân tộc, nghệ nhân Thuận Thị Trụ thành lập cơ sở dệt thổ cẩm rồi phát triển lên thành công ty, cách điệu hơn 50 mẫu hoa văn và đưa thổ cẩm Mỹ Nghiệp xuất khẩu ra khắp thế giới. -
"Chắp cánh" cho đặc sản của Măng Đen
Với ước vọng gìn giữ sản vật của đại ngàn, chị Trần Thị Kim Huệ đã xây dựng thương hiệu thịt hun khói, sản phẩm đặc sản của Măng Đen (Kon Tum) nức tiếng gần xa. -
Hòa Bình: Tiền đề tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ Yên Trị
Về Yên Trị (huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình), chắc hẳn ai cũng ấn tượng với những đoạn đường hoa trải dài khắp các đường làng ngõ xóm. Ở đây nhà nhà trồng hoa, người người chăm sóc hoa, họ yêu cây hoa của xóm làng như yêu cây cảnh của gia đình mình vậy. -
TP. HCM: Những sản phẩm handmade độc - lạ của phụ nữ khuyết tật
Nhìn những sản phẩm thủ công tinh xảo tại chương trình “Vẻ đẹp vầng trăng khuyết”, ít ai nghĩ rằng đó là sản phẩm của các chị em phụ nữ khuyết tật. Vượt lên số phận, họ đã nỗ lực gấp nhiều lần để tìm thấy giá trị của bản thân và khẳng định năng lực qua từng sản phẩm. -
Đắk Lắk: Thu nhập hơn 400 triệu đồng mỗi năm từ mô hình chăn nuôi tổng hợp
Những năm gần đây, phát triển kinh tế gia đình từ mô hình chăn nuôi tổng hợp đã và đang là hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với đời sống hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Ea H’Leo. Thông qua mô hình, nhiều hội viên phụ nữ đã vươn lên phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng. Chị Võ Thị Nhẫn, chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn 5, xã Ea Khal là một trong những tấm gương tiêu biểu vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi. -
Những đồng vốn tạo sinh kế cho phụ nữ vùng biên
Tổ hợp tác chăn nuôi dê Lộc An là 1 trong 2 mô hình kinh tế của phụ nữ huyện Lộc Ninh (Bình Phước) được nhận vốn hỗ trợ mô hình sinh kế do TƯ Hội LHPN trao tặng. Những đồng vốn “trĩu tình” này sẽ giúp thêm nhiều phụ nữ dân tộc thiểu số vùng biên nơi đây xây dựng thành công thương hiệu dê núi Lộc An để vươn tới một cuộc sống đủ đầy hơn.
Video
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.