-
Ninh Bình: Nữ doanh nhân “Chắt lọc tinh hoa từ bàn tay vàng nông dân Việt”
Sinh ra và lớn lên ở xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, thường chứng kiến bà con nông dân chật vật với sản xuất nông nghiệp nhưng đa phần không hiệu quả, thu nhập thấp, bấp bênh đã khiến chị Nguyễn Thị Lành luôn canh cánh trong lòng nỗi trăn trở làm thế nào để nâng tầm giá trị nông sản địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. -
Quảng Ngãi: Điều kiện kinh tế của chị Trương Thị Lệ Quyên ngày càng khấm khá với mô hình trồng nấm bào ngư
Từ năm 2021, chị Trương Thị Lệ Quyên, 27 tuổi, hội viên phụ nữ thôn Phong Niên Hạ, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh đã có ý tưởng khởi nghiệp trồng nấm bào ngư. Đến nay, trang trại trồng và sản xuất phôi nấm bào ngư của vợ chồng chị Quyên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. -
Huế: Gương hội viên phụ nữ làm giàu từ ruộng vườn
Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn. -
Sản xuất túi nylon tự hủy tạo việc làm cho 100 lao động với mức thu nhập 4-6 triệu đồng/tháng
Dám nghĩ, dám làm, chị Hà Thị Cẩm (32 tuổi, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá) đã khởi nghiệp thành công từ nghề may túi xuất khẩu được làm từ chất liệu hạt nhựa tự hủy thân thiện với môi trường. Công việc này đã giúp gia đình chị Cẩm có thu nhập khá và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương và các xã lân cận. -
Quảng Ngãi: Mô hình sản xuất đũa gỗ của chị Nguyễn Thị Xuân Nguyệt giải quyết việc làm cho nhiều lao động nữ
Nhờ có giải pháp sản xuất kinh doanh hiệu quả cùng với việc đẩy mạnh phát triển thị trường, chị Nguyễn Thị Xuân Nguyệt (65 tuổi), ở thôn Đề An, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành đã thành công với mô hình sản xuất đũa gỗ. Hướng đi này đã tạo nét riêng cho xã, góp phần tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn. -
Kết hợp thảo dược với tôm: Hướng đi bền vững và khác biệt của cô gái Phú Yên
Khởi nghiệp nông nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng và càng đặc biệt khó hơn với những người không có đào tạo chuyên ngành. Chị Nguyễn Thị Sơn Hải (SN 1984), sinh sống tại Sơn Hoà, Phú Yên là một trường hợp như vậy. -
Người phụ nữ tâm niệm: “cho nghề chứ không cho tiền”
Trong thời đại hiện nay, người phụ nữ Việt Nam đang hướng tới rèn luyện các phẩm chất tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang, đặc biệt là sự tự tin, làm chủ kinh tế bản thân, độc lập tài chính để góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc. Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, hội viên phụ nữ, thành viên CLB Xây dựng gia đình hạnh phúc khu phố 3, phường 19, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh là tấm gương tiêu biểu như vậy. -
Quảng Ngãi: Chị Phạm Thị Hồng phấn đấu nâng hạng sao OCOP cho sản phẩm cá đét rim, cá cơm rim Hồng Tiến
Từ nguồn nguyên liệu tại chỗ như cá đét, cá cơm… vợ chồng chị Phạm Thị Hồng ở xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi đã phát triển nhiều sản phẩm mang đậm hương vị, bản sắc vùng quê biển trở thành “đặc sản”, được công nhận là sản phẩm OCOP, tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước. -
Quảng Ngãi: Cô gái “biến tấu” cá bống Sông Trà thành sản phẩm đặc sản
Từ nguồn nguyên liệu chính là con cá bống sông Trà, với niềm đam mê đặc sản quê hương và sự năng động, sáng tạo, chị Thượng Thị Bình Uyên (33 tuổi) ở thôn An Phú, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành đã chế biến thành công các sản phẩm “đặc sản” từ cá bống là Cơm cháy cá bống sông Trà, Bánh phồng cá bống sông Trà được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, tin dùng. -
Tìm được đầu ra cho sản phẩm từ ý tưởng giản đơn
Loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm trong những ngày đầu khởi nghiệp, chị Trần Thị Việt Liên (SN 1978) đã tìm ra hướng đi mới, đó là lấy bò khô rắc lên bánh tráng, thay vì bán bò khô đơn lẻ. Tiếp tục sáng tạo các hương vị mới, đến nay, Davifood đã trở thành thương hiệu đồ ăn vặt độc đáo của thành phố Đà Nẵng.
Video
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.