• Phụ nữ Hà Quảng giúp nhau phát triển kinh tế

    Với nhiều hoạt động, hình thức cụ thể, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Hà Quảng triển khai hiệu quả phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế. Qua đó, giúp phụ nữ tự tin vươn lên làm chủ cuộc sống, đồng thời khẳng định vai trò, vị trí của tổ chức Hội trong các phong trào của địa phương.
  • Sơn La: Thu nhập 500 triệu đồng từ mô hình chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp

    Chị Lê Thị Mận, sinh năm 1978, hội viên chi hội phụ nữ bản Chiềng Kim, xã Chiềng Sàng, huyện Yên Châu được biết đến là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, luôn nhiệt tình trong mọi hoạt động của Hội, đồng thời là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng.
  • Huế: Giữ nét hồn quê qua từng vành nón lá

    Nghề làm nón lá bắt đầu xuất hiện và phát triển khi thành lập làng Vân Thê, xã Thủy Thanh với khoảng từ 10-15 hộ sản xuất chủ yếu phục vụ cho người dân phụ nữ làm đồng áng, đi chợ… Trên địa bàn toàn xã Thuỷ Thanh nói chung, làng Vân Thê nói riêng hầu như nhà nào cũng chằm nón lá. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây do nhiều nguyên nhân, nghề nón/chằm nón lá dần bị mai một, chỉ còn lại một số hộ ở làng Vân Thê chằm nón lá.
  • Cô gái H'Mông "biến" điểm nóng ma túy thành điểm sáng du lịch

    Với mong muốn thoát nghèo và góp phần cùng mọi người trong xã chống lại đói nghèo, tảo hôn và tệ nạn ma túy, cô y sĩ người H'Mông - Sùng Y Múa (SN 1984) đã quyết tâm khởi nghiệp làm du lịch cộng đồng. Sùng Y Múa là nhân vật được đề cử giải KOVA 2022 hạng mục Sống đẹp.
  • Hợp tác xã mắm cá mào gà giúp phụ nữ phát triển kinh tế

    Sự ra đời của hợp tác xã mắm cá mào gà Ðầm Dơi (Cà Mau) không chỉ nâng tầm giá trị mắm cá mào gà mà còn tạo điều kiện cho các thành viên, nhất là hội viên phụ nữ có việc làm ổn định; góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chị Duấn giữ lửa nghề truyền thống với nghề tráng bánh ướt

    Hàng trăm năm nay, bánh ướt luôn là một trong những món ẩm thực được yêu thích của người dân trong và ngoài tỉnh Quảng Bình tin dùng. Cùng với sự phát triển của các phương tiện sản xuất, nghề làm bánh ướt dần đã được các hộ gia đình, làng nghề chuyển sang làm bằng máy để nâng cao năng suất hơn. Tuy nhiên, việc làm bánh ướt thủ công vẫn cho ra những sản phẩm đậm đà, ưng ý và một trong những điển hình về nghề làm bánh ướt tráng bằng tay là chị Đào Thị Duấn ở tổ dân phố 2, phường Đồng Sơn.
  • Người phụ nữ Tày và hành trình làm thay đổi vùng quê nghèo

    Chị Hoàng Thị Hải, Giám đốc Hợp tác xã Nông sản an toàn Liên Minh, xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đã mạnh dạn thay đổi tư duy trong sản xuất. Hợp tác xã giờ là đầu mối là ngọn cờ đầu trong việc đưa nông sản địa phương đến với người tiêu dùng cả nước.
  • Bí quyết làm thương hiệu cho sản phẩm OCOP vùng đồng bào dân tộc thiểu số

    Học hết lớp 3 đã phải nghỉ học theo bố mẹ lên nương nhưng chị Triệu Thị Tá (tỉnh Bắc Kạn) đã tự thành lập được cơ sở sản xuất miến dong với thương hiệu mang tên mình, cho doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm triệu đồng.
  • Doanh nhân Nguyễn Ngọc Hương: Chọn cách thấu hiểu và tạo những khoảnh khắc đẹp cho gia đình

    Doanh nhân Nguyễn Ngọc Hương chia sẻ, trong sự nghiệp cũng như hôn nhân, không phải lúc nào chị cũng thấy hài lòng 100%. Nhưng chị biết học cách chấp nhận và hạnh phúc với những gì đã có.
  • Vươn lên làm giàu bằng nghề chổi tre, chổi chít

    Về xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, ai cũng biết chị Trần Thị Cúc là một trong những tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương mình.
  • Cô giáo Tày làm món thạch đen OCOP 3 sao

    Lạng Sơn có khoảng 4.000 ha trồng cây thạch đen, hàng chục cơ sở chế biến sản phẩm thạch lâu năm, song sản phẩm thạch đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao đầu tiên của tỉnh lại thuộc về cô giáo dân tộc Tày Chu Thị Hạnh.
  • Cô gái Hà Tĩnh vượt khó trở thành doanh nhân, hết lòng hướng đến người nghèo

    Xuất phát điểm không thuận lợi, song Nguyễn Thị Bích Ngọc đã nỗ lực vươn lên trên con đường học tập, trở thành doanh nhân. Chị đã tốt nghiệp danh dự Tiến sĩ tại Mỹ và có nhiều hoạt động xã hội, đóng góp cho cộng đồng với vai trò Á hậu doanh nhân.
  • Bình Định: HTX rau an toàn Lá Lành của chị Đinh Thị Lệ Huyền đem lại nguồn thực phẩm sạch đến nhiều người tiêu dùng

    Chị Đinh Thị Lệ Huyền sinh năm 1968, hội viên chi hội phụ nữ khu vực Hòa Cư, phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn được nhiều người biết đến bởi sự đảm đang và năng động trong phát triển kinh tế gia đình. Chị đã phát triển thành công ý tưởng khởi nghiệp trồng rau sạch trên chính mảnh đất quê hương, vừa cung cấp nguồn rau sạch, an toàn cho người dùng, vừa thực hiện mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với các hộ dân làm nông nghiệp ở địa phương.
  • Tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương với nghề may túi xuất khẩu

    Với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chị Hà Thị Cẩm, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá (sinh năm 1992) đã khởi nghiệp thành công với nghề may túi siêu thị xuất khẩu, giúp vợ chồng chị có thu nhập khá và tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương.
  • Xây dựng thương hiệu “trà sen Bách Diệp” - con đường ngắn để phát triển bền vững

    Bằng tình yêu sen Tây Hồ của thế hệ trẻ, bằng sự đam mê chị Nguyễn Thị Bách Diệp đã nghiên cứu, tạo ra những loại trà hương Sen Tây Hồ mà không nơi nào có được, mang cả tâm hồn và nét văn hóa của người Hà Nội.
  • Hội viên phụ nữ thu nhập 400 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi

    Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách thông qua Hội LHPN xã, chị Đào Thị Tuyết, hội viên chi hội phụ nữ thôn Đồng Nội, xã Đồng Tâm đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập đạt 400 triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho hai lao động nữ tại địa phương.
  • Gương phụ nữ làm kinh tế giỏi tại xã Quảng Ninh, Quảng Xương, Thanh Hóa

    Trong những năm qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc” đã lan tỏa sâu rộng trong toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Nhiều hội viên phụ nữ đã biết vượt qua khó khăn, vươn lên làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống gia đình và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Chị Phạm Thị Thương ở thôn Ninh Phúc, xã Quảng Ninh là một trong những điển hình ấy.
  • Người phụ nữ Bru - Vân Kiều U50 thoát nghèo nhờ nuôi lợn rừng

    Từ cuộc sống đói nghèo, cuộc sống chỉ dựa vào làm rẫy và sự hỗ trợ của Nhà nước thì nay gia đình chị Hồ Thị Xăm (bản Cây Cà, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ nuôi thứ lợn rừng đặc sản thịt chắc "như tập tạ".
  • Thái Bình: Nữ kỹ sư "bắt"cây nở hoa trên cánh đồng chiêm trũng

    Ánh nắng vàng nhẹ mỏng manh cuối thu như mời gọi những nụ hoa mẫu đơn hé nở, cả cánh đồng rực rỡ, lung linh thắp sáng cả một vùng trời. Từ cánh đồng chiêm trũng, bỏ hoang, nữ kỹ Đoàn Thị Khuyên đã biến nơi đây thành "vương quốc hoa" đẹp như cổ tích.
  • Lâm Đồng: Trần Thị Diện - Nữ doanh nhân hết lòng vì công nhân nghèo

    Ngày nay, phụ nữ không những đảm việc nhà mà nhiều người còn giỏi cả việc kinh doanh, khéo léo chèo lái đưa doanh nghiệp của mình cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường. Ấn tượng hơn cả, còn có những nữ doanh nhân lấy việc giúp đỡ, cải thiện đời sống người lao động nghèo để làm mục tiêu hoạt động - bà Trần Thị Diện, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Đan len Quý Anh (TP Bảo Lộc) là một người như vậy.
  • Bình Định: Chị Nguyễn Thị Hiệp mạnh dạn phát triển kinh tế với nghề làm nhang

    Thời gian qua, trên địa bàn phường Hoài Hương có nhiều tấm gương hội viên phụ nữ phát huy đức tính cần cù, tích cực trong học tập, lao động sản xuất, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc và biết vượt qua khó khăn vươn lên làm kinh tế giỏi, ổn định cuộc sống gia đình, thoát nghèo bền vững. Một trong những điển hình đó là chị Nguyễn Thị Hiệp sinh năm 1976, hội viên chi hội phụ nữ khu phố Thiện Đức Đông, phường Hoài Hương.
  • Chế biến trà gừng từ “gừng ế” đắt hàng không tưởng

    Chứng kiến cảnh bố mẹ trồng gừng đến ngày thu hoạch nhưng giá bán quá thấp, không có người mua, chị Nguyễn Thị Thu Nguyệt (sinh năm 1989, trú tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) đã mày mò tìm cách chế biến thành sản phẩm để tiêu thụ.
  • U70 làm giàu từ nghề cây

    Ở tuổi gần 70, bà Đỗ Thị Vừng có hàng chục tỉ đồng trong tay, gia đình không thiếu thứ gì, nhưng hàng ngày bà vẫn ra đồng chăm sóc cây từ 6 - 8 tiếng.
  • Người phụ nữ Tày đưa sản phẩm trà diếp cá vào thị trường trà Việt

    Đây cũng là sản phẩm đạt giải cao nhất trong cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2021 và Top 10 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Lạng Sơn năm 2021. Đến nay số lượng khách hàng tin dùng sản phẩm Trà Diếp cá Vy Lụa vẫn ngày càng gia tăng ở mọi miền cả nước.
  • Hội viên phụ nữ trồng lan cho doanh thu 2,5 tỷ đồng mỗi năm

    Với nghị lực vượt khó, dám nghĩ, dám làm, chị Trần Thị Ngọc Thảo – hội viên phụ nữ chi hội ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đã vươn lên làm giàu chính đáng bằng mô hình trồng hoa lan dendrobium.
  • Quảng Ngãi: Làm giàu từ nấm bào ngư

    Chị Phan Thị Lơ nhận thấy nấm bào ngư là loại thức ăn ngon, dễ trồng, thời gian thu hoạch nhanh, thị trường tiêu thụ khá rộng nên đã vay vốn đầu tư. Đến nay, mô hình nấm bào ngư của gia đình chị đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Từ hộ cận nghèo vươn lên phát triển kinh tế, tạo việc làm cho phụ nữ địa phương

    Dám nghĩ, dám làm, được sự hỗ trợ của các cấp Hội LHPN, chị Hồ Thị Ngọc Mai (tỉnh Bình Định) đã tự tin phát triển kinh tế, nỗ lực vươn lên ngay trên mảnh đất quê hương mình.
  • Bình Định: Chị Hồ Thị Ngọc Mai cần cù sáng tạo, mạnh dạn, nỗ lực phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương

    Trong những năm qua đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn xã Hoài Sơn. Thông qua đề án, nhiều phụ nữ khó khăn đã được các cấp Hội hỗ trợ và làm ăn có hiệu quả, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Chị Hồ Thị Ngọc Mai, hội viên phụ nữ thôn La Vuông, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn là một điển hình.
  • Hà Giang: Chi hội trưởng phụ nữ năng động, làm kinh tế giỏi

    Đó là tấm gương chị Nguyễn Thị Dư, thôn Minh Tâm, xã Quang Minh, huyện Bắc Quang. Chị là một chi hội trưởng phụ nữ gương mẫu, năng nổ, nhiệt tình, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Gia đình chị cũng là tấm gương làm kinh tế giỏi của xã trong nhiều năm qua.
  • Bắc Giang: Ủ rác hữu cơ tại hộ gia đình góp phần nâng cao giá trị cuộc sống xanh ở Lạng Giang

    Là một trong những địa phương có hoạt động bảo vệ môi trường mạnh mẽ, trong những năm qua, các cấp Hội LHPN huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã thực hiện tốt các mô hình ủ phân hữu cơ từ rác hữu cơ tại nguồn, gắn bảo vệ môi trường với xây dựng nông thôn mới.
  • Nơi "sống khỏe" nhờ những chiếc chổi đót

    Nhiều thế kỷ qua, hàng trăm hộ dân làng Hà Ân (xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) "sống khỏe" nhờ làm nghề chổi đót. Mỗi ngày làng nghề này làm ra hàng nghìn chiếc chổi, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
  • Cô gái Dao thành lập hợp tác xã giúp nhiều chị em thoát nghèo

    Không cam chịu cái đói, cái nghèo, chị Lý Thị Ba đã cùng 10 chị em khác thành lập hợp tác xã. Các chị đã lựa chọn những cây trồng thế mạnh của địa phương để phát triển và kết quả đã khẳng định đây là hướng đi đúng.
  • Mẹ đơn thân vượt qua định kiến trở thành chủ homestay

    Là người tiên phong xây dựng mô hình homestay tại xã Nghĩa Phúc, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái vào năm 2020, chị Sầm Thị Tâm vấp phải không ít khó khăn. Nhưng với tinh thần quyết tâm vượt khó, không ngừng phấn đấu vươn lên, đến nay Homestay Bản Mường của chị đã thu hút được một lượng khách lưu trú đáng kể, trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách dừng chân tại đây.
  • Đi tìm chính mình từ những vụn vải tái chế

    Chị Vũ Ánh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) từng là nhân viên kế toán. Song, những áp lực công việc và cuộc sống khiến chị tìm hướng đi mới cho bản thân. Chị thực hiện công việc may vá từ những quần áo cũ, vải thừa và mở một không gian thủ công để kết nối những người cùng chung sở thích.
  • "Chưa thành công là do bạn cố gắng chưa đủ"

    Với suy nghĩ đó, dù đến với nghề phun thêu thẩm mỹ bằng con số 0, vay mượn 80 triệu đồng đi học nghề thất bại, nhưng sau chưa đầy 10 năm, Sao Ly đã trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này tại Việt Nam.
  • Nữ tỷ phú trên mảnh đất Cò Nòi

    Phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi và trồng cây ăn quả, mỗi năm thu nhập trên 1 tỷ đồng, chị Đỗ Thị Hoa, hội viên Chi hội phụ nữ bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn là tấm gương tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh giỏi ở tỉnh Sơn La.
  • Tưởng làm bánh chỉ để đi qua mùa dịch rồi thành bà chủ phân phối cho các siêu thị lớn

    Chị Trần Thị Thu Sương (sinh năm 1983) tại Huế. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm chuyên ngành tiếng Pháp, chị làm về du lịch.
  • Giám đốc 9x xương thuỷ tinh viết tiếp ước mơ cho những người yếu thế

    Dù phải từ bỏ giấc mơ vào Đại học do hoàn cảnh khó khăn, thế nhưng cô gái 9X Vũ Thị Quyên (Hà Nội) vẫn nỗ lực vươn lên, tự tìm kiếm công việc cho bản thân và trở thành người sáng lập công ty thiết kế đồ hoạ, tạo công ăn việc làm cho gần 100 người có hoàn cảnh khác nhau.
  • Thái Nguyên: Người phụ nữ Nùng làm giàu từ cây chè

    Chị Hứa Thị Anh (SN 1983), dân tộc Nùng, ở xóm Soi Vàng, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, đang là chủ cơ sở chế biến chè đặc sản có tiếng. Ngoài trồng chè giỏi, gia đình chị còn mạnh dạn mở xưởng sản xuất chè, mỗi năm cho ra lò hơn chục tấn chè khô.
  • Nữ tiểu thương chan hòa và hết lòng vì mọi người

    Người nữ tiểu thương Nguyễn Thị Thanh Diệu, 39 tuổi, được nhiều bạn hàng yêu mến nhờ có tấm lòng “lá lành đùm lá rách” và sự nhiệt thành trong mọi công việc, nhất là những việc vì cộng đồng. Đến nay chị đã có tám năm tuổi Đảng.
  • Sơn La: Từ hộ nghèo tự tin vươn lên làm chủ cuộc sống

    Chị Đinh Thị Oanh (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) chia sẻ về hành trình vươn lên thoát nghèo bền vững, tự tin làm chủ cuộc sống nhờ được tuyên truyền truyền tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, được tiếp cận với các chương trình, dự án hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.
  • Vĩnh Long: Chung kết hội thi "Ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp" năm 2022

    Kỷ niệm 92 năm thành lập Hội LHPN Việt Nam,, Hội LHPN tỉnh Vĩnh Long tổ chức vòng chung kết hội thi “Ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp” năm 2022.
  • Bình Định: Xuất khẩu cơm nếp khô mang về thu nhập gần 140 triệu đồng mỗi năm

    Chị Trần Thị Ánh Nguyệt, sinh năm 1972 là hội viên phụ nữ đang sinh hoạt tại chi hội phụ nữ khu phố 4, phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn. Chị được biết đến là một người phụ nữ hoạt bát, luôn nhiệt tình trong mọi phong trào hoạt động của Hội và là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng với mức thu nhập ổn định.
  • Doanh nghiệp do nữ làm chủ khởi sắc sau đại dịch

    Cũng như nhiều doanh nghiệp trong tỉnh, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh từ tháng 7/2021, cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Thúy Chiến CNC của chị Nguyễn Thị Thu Vân (Cần Giuộc, Long An) phải hoạt động cầm chừng. Từ tháng 4/2022, hoạt động của cơ sở bắt đầu khởi sắc và đến thời điểm hiện tại đã phục hồi được 70%.
  • Nỗ lực phát triển sản phẩm thủ công truyền thống

    43 tuổi, đang điều hành 3 công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm sơn mài và trang sức, mỹ phẩm làm từ ngọc trai, doanh nhân Nguyễn Thị Minh Thu luôn đề cao triết lý kinh doanh: Muốn chia sẻ và truyền cảm hứng cho mọi người để cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn...
  • Phục dựng nghề đan cói truyền thống, đưa hàng Việt xuất ngoại

    Khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng, chị Hoàng Thị Oanh và phục dựng thành công nghề đan cói đã thất truyền, thậm chí tạo ra nhiều dòng sản phẩm cói để xuất khẩu ra nhiều nước châu Á, Hoa Kỳ...
  • Quảng Ninh: Người phụ nữ dám nghĩ, dám làm trên đất đảo Thanh Lân

    Chị Vũ Thị Loan (thôn 2, xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh) được biết đến là người phụ nữ làm kinh tế giỏi, không chỉ giúp ích cho gia đình mà còn góp phần phát triển kinh tế cho vùng đất đảo Thanh Lân.
  • Hà Tĩnh: Lan tỏa những tấm gương phụ nữ vượt khó làm kinh tế giỏi

    Những năm qua, phong trào “Phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế” đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên, phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh. Với phẩm chất cần cù, tinh thần vượt khó cùng sự hỗ trợ, tiếp sức từ các chương trình, đề án, của tổ chức Hội, nhiều chị em phụ nữ đã vượt qua khó khăn, tự tin, mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ngày càng khẳng định vị trí của mình trong gia đình và xã hội.
  • Nữ triệu phú tự thân gốc Việt thành danh trên đất Mỹ

    Chỉ mới 27 tuổi Jenny Q.Ta (hay còn được gọi là Jenny Tạ) đã trở thành nữ triệu phú tự thân có khối tài sản kếch xù, được mệnh danh là "nàng Lọ Lem phố Wall", Mỹ.
  • Bảo vệ môi trường với xà phòng thảo mộc

    Quan tâm tới môi trường của con trẻ trong tương lai, chị Nguyễn Thị Hiền Phương (SN 1992) đã nghiên cứu chế biến xà phòng từ những loại thảo mộc an toàn với người tiêu dùng và lan tỏa giá trị của bảo vệ môi trường.
  • Người phụ nữ quyền lực của Google

    Susan Wojcicki được gọi là "người mẹ của Google" theo nhiều nghĩa. Bà chính là người đã góp công sức để xây dựng gã khổng lồ công nghệ đứng ở vị trí hàng đầu thế giới như hiện nay.
  • Làm giàu từ lagim - Bước đột phá của phụ nữ dân tộc thiểu số

    Lagim là mô hình trồng các loại rau-củ-quả trong nhà kính cho thu hoạch hàng tháng đảm bảo chi phí trang trải cho cuộc sống gia đình.
  • An Giang: Mô hình “Nấm mối nàng Nương” mang thực phẩm sạch tới người tiêu dùng

    Mô hình tận dụng rơm rạ sản xuất phôi nấm mối đen do chị Châu Thị Nương ngụ xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là mô hình kinh tế hiệu quả, tạo việc làm ổn định cho 10 phụ nữ ở nông thôn với mức thu nhập gần 8 triệu đồng/tháng/người, qua đó góp phần nâng cao tiềm năng, vai trò của người phụ nữ.
  • Bình Định: Chị Lê Thị Thu vừa làm kinh tế giỏi vừa tích cực tham gia công tác xã hội

    Nhắc đến chị Lê Thị Thu, sinh năm 1953, ở khu phố Tân Thành 2, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, người dân nơi đây ai cũng khá quen thuộc, bởi chị là gương điển hình trong làm kinh tế giỏi với việc thu mua cá ngừ đại dương và cung ứng xăng, dầu, đá lạnh cho tàu thuyền vươn khơi.
  • Ném Còn - nơi gửi khát vọng làm mẹ của phụ nữ Thái

    Trò chơi ném Còn của người Thái ở Tây Bắc không chỉ là môn thể thao trong ngày hội mà còn thể hiện khát vọng phồn thực, khát vọng làm mẹ của người phụ nữ.
  • Nam Định: Phụ nữ xã Nghĩa Lợi gìn giữ nghề đan cói truyền thống

    Trải qua nhiều thăng trầm, cùng với thời gian, nghề đan cói truyền thống tại xóm Đồng Nam, xã Nghĩa Lợi (Nghĩa Hưng, Nam Định) vẫn luôn được người dân gìn giữ và phát triển, tạo dựng được giá trị kinh tế cho địa phương.
  • 4 “mẹo” kinh doanh trái cây online hiệu quả

    Với kinh nghiệm hơn 14 năm kinh doanh trái cây và các mặt hàng ẩm thực online cũng như bán trực tiếp tại cửa hàng, chị Hoàng Thị Phượng (SN 1990) và chị gái mình đã xây dựng thương hiệu "Thực Phẩm Sạch" uy tín trên thị trường. Sau đây là một số chia sẻ của chị Phượng về kinh doanh trái cây online hiệu quả.
  • Thái Nguyên: Mẹ đơn thân biến đồi hoang thành khu trang trại gần trăm tỷ đồng

    Suốt mấy chục năm qua, chị Nguyễn Hiền ở xóm Đồi Chè, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã dày công tạo dựng trang trại rộng lớn. Nỗ lực không biết mệt mỏi của chị đã gây dựng được cơ ngơi bề thế, trị giá cả trăm tỷ đồng.
  • Những phụ nữ dân tộc thiểu số tiêu biểu trong thực hiện 2 Đề án 938 và 939

    Tại Hội nghị sơ kết 5 năm (2017-2022) thực hiện Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” (Đề án 938) và Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” (Đề án 939) do Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức ở Hà Nội, nhiều chị phụ nữ dân tộc thiểu số đã được vinh danh.
  • Lạng Sơn: Chị Hiển khởi nghiệp từ mô hình trồng hồng không hạt Bảo Lâm

    Công tác phát hiện, bồi dưỡng điển hình tiên tiến luôn được các cấp Hội trên địa bàn huyện Cao Lộc quan tâm triển khai. Đã có nhiều gương điển hình tiên tiến, mô hình, cách làm hay của cán bộ, hội viên phụ nữ trong huyện được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, là gương sáng trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Tiêu biểu trong đó là chị Hoàng Thị Hiển, sinh năm 1985, hội viên phụ nữ thôn Chè Lân, xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc.
  • Hà Giang: Mô hình phát triển chăn nuôi kết hợp trồng trọt của chị Thêm mang lại nhiều lợi ích về kinh tế

    Chị Nguyễn Thị Thêm tại thôn Lùng Pục, xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên là một điển hình của xã trong phát triển chăn nuôi kết hợp với làm vườn cho thu nhập cao. Những năm qua, gia đình chị là tấm gương để tuyên truyền cho người dân trong xã học tập và làm theo.
  • Thanh Hóa: Chị Khánh tạo việc làm cho 12 lao động với xưởng thủ công mỹ nghệ

    Trong những năm qua, phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc đã lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, hội viên, phụ nữ Thanh Hóa. Trong đó, tiêu biểu phải nhắc đến chị Phạm Thị Khánh, hội viên phụ nữ thôn Thành Đông, xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc.
  • Gương phụ nữ dân tộc Mường phát triển kinh tế từ nguồn vốn vay chính sách

    Chị Bùi Thị Hương, sinh năm 1978, hội viên chi hội phụ nữ thôn Đồng Thành, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình là phụ nữ dân tộc Mường, tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng từ nguồn vốn vay chính sách.
  • Hải Dương: Thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong chăn nuôi

    Chị Trịnh Thị Phúc, sinh năm 1966, hội viên phụ nữ thôn Kinh Nguyên, xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình, tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, chăn nuôi.
  • Vì yêu hương trầm mà khởi nghiệp kinh doanh trầm hương

    “Càng hiểu trầm, tình yêu với trầm càng lớn trong chúng tôi” - đó là chia sẻ của chị Ninh Vũ. Sinh ra và lớn lên tại huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, hiện chị là Trưởng phòng giao dịch của một ngân hàng tại Hà Nội.
  • Tậu nhà, vài mảnh đất tại Sài thành từ hàng cháo má heo vỉa hè

    Vợ chồng anh Tuấn - chị Thuận đã lập nghiệp trên mảnh đất phương Nam ngót nghét 20 năm nay. Hàng cháo vỉa hè sơ sài nhưng đã giúp anh chị nuôi đủ 3 con ăn học, mua nhà đất để an cư.
  • Thừa Thiên - Huế: Từ gánh hàng rau ở chợ đến giám đốc hợp tác xã nông sản

    Chị Kăn Ary (Hồ Thị Nga), dân tộc Cơ Tu (huyện A Lưới - Thừa Thiên Huế) được nhiều hội viên đồng bào dân tộc tin tưởng khi nói hay, làm giỏi. Chị làm nên chuyện từ những gánh hàng rau bày bán ở chợ...
  • 9X mở "tạp hóa xanh" tạo việc làm cho người khiếm thị

    Ngoài việc lan tỏa lối sống xanh, giảm thiểu rác thải nhựa, tiệm "tạp hóa xanh" của Kim Hằng có là nơi tạo ra việc làm cho người khiếm thị.
  • Hòa Bình: Nữ thạc sĩ nông nghiệp trẻ mở kế sinh nhai cho nông dân nghèo ở Đà Bắc

    Với ý tưởng mở chuỗi liên kết trong việc trồng cây sachi và gai lai lấy sợi, Thạc sĩ, Kỹ sư nông nghiệp trẻ Trịnh Thị Thanh Hòa, sinh năm 1987, ở thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã đạt được nhiều thành công, mở ra con đường làm giàu cho người dân địa phương.
  • Quảng Ninh: Làm giàu nhờ nuôi hàu

    Chị Thường nuôi hàu từ cách đây 4 năm. Năm đầu tiên chị thả 3-4 vạn giống, và thu lãi lớn. Thành công của năm đầu tiên trở thành động lực để năm tiếp theo chị mở rộng diện tích nuôi hàu lớn hơn
  • Người phụ nữ đầu tiên đưa giống hồng giòn Nhật Bản về trồng trên cao nguyên Mộc Châu

    Bà Phạm Thị Đễ (75 tuổi) – nguyên Phó Giám đốc Công ty chè Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La là người đầu tiên đưa cây hồng Nhật Bản (hồng giòn) về trồng ở Mộc Châu từ năm 2001. Bà Đễ đã góp phần không nhỏ để nhân rộng giống hồng quý của Nhật Bản trên cao nguyên Mộc Châu.
  • Khởi nghiệp từ gánh hàng rau

    Chị Hồ Thị Nga (Kăn A Ri), Giám đốc HTX Nông sản an toàn A Lưới nổi tiếng “mát tay” khi tạo ra việc làm cho nhiều hội viên phụ nữ. Mấy ai biết, khởi nghiệp của chị ban đầu từ những gánh hàng rau được bày bán ở chợ A Lưới...
  • Cô gái Cơ Tu nặng lòng với nông sản sạch

    Nhiều người thấy ấn tượng khi đến tham quan gian trưng bày “nông lâm đặc sản sạch vùng cao huyện Tây Giang” của HTX Nông nghiệp sinh thái Rừng Xanh Rau Sạch tại “Hội chợ quốc tế Thương mại và Du lịch Hành lang Kinh tế Đông Tây 2022 (EWEC - Đà Nẵng 2022).
  • Sơn La: Gương phụ nữ điển hình học tập, làm theo Bác

    Trong những năm qua, Hội LHPN huyện Yên Châu đã tổ chức triển khai sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, lan toả trong cán bộ, hội viên, phụ nữ tinh thần tự giác học tập và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.
  • Hàn Quốc: Nữ doanh nhân thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử tại xứ Kim chi

    Với slogan nổi tiếng “Đặt hàng trước 11 giờ đêm, nhận trước 7 giờ sáng”, Sophie Kim (38 tuổi) đã đem đến sự thay đổi tích cực trong ngành thương mại điện tử ở Hàn Quốc.

Ý TƯỞNG KN KÊU GỌI VỐN

CHÍNH SÁCH VAY VỐN

Video

Thăm dò ý kiến

Tham gia đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh

  • Đồng ý
  • Khác
Xem kết quả